K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Đới nóng: nằm giữa 2 đường chí tuyến (khoảng 30oB – 30oN).

- Hai đới ôn hòa: khoảng 30oB – 60oB và 30oN – 60oN.

- Hai đới lạnh: khoảng 60oB – cực Bắc và 60oN – cực Nam.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Sự đa dạng của thế giới sinh vật ở lục địa và đại dương:

- Lục địa: Thực vật và động vật hết sức phong phú và đa dạng, có sự khác biệt giữa các đới khí hậu.

+ Thực vật: Từ cực về Xích đạo có các thảm thực vật đặc trưng như đài nguyên, rừng lá kim, thảo nguyên, hoang mạc, xavan, rừng nhiệt đới,...

+ Động vật: Rừng mưa nhiệt đới có các loài leo trèo giỏi, nhiều côn trùng, chim, thú,...; xavan và thảo nguyên có nhiều loài ăn cỏ (ngựa, linh dương,...) và các loài ăn thịt (sư tử, linh cẩu,...); đới lạnh có gấu trắng, ngỗng trời,...

- Đại dương: 

+ Thực vật: các loài rong, tảo gần bờ.

+ Động vật: Phong phú và đa dạng, có trên 19 000 loài cá biển.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Rừng mưa nhiệt đới được chia thành 4 - 5 tầng:

+ Dưới 10 m: cỏ tầng quyết và cây bụi.

+ Từ 10 - 20 m: tầng cây gỗ cao trung bình.

+ Từ 30 - 40 m: tầng cây gỗ cao.

+ Trên 40 m: tầng cây vượt tán.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Các đại dương trên thế giới bao gồm:

- Thái Bình Dương;

- Đại Tây Dương;

- Ấn Độ Dương;

- Bắc Băng Dương.

Vào ngày 8/6/2021 trùng với ngày Đại dương thế giới, Hiệp hội Địa lí Quốc gia Mỹ (National Geographic Society) đã công nhận đại dương thứ 5 (Nam Đại Dương).

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 11 2023

- Trái Đất gồm 3 lớp: Nhân, Man-ti và vỏ Trái Đất.

- Đặc điểm cấu tạo bên trong của Trái Đất:

+ Lớp vỏ Trái Đất: dày 5 - 70 km ở trạng thái rắn chắc, càng xuống sâu nhiệt độ càng tăng, tối đa không quá 1000oC.

+ Lớp Manti: dày gần 3 000 km, trạng thái vật chất từ quánh dẻo đến rắn, nhiệt độ khoảng từ 1 500oC đến 3700oC.

+ Lớp nhân: dày trên 3 000 km, trạng thái vật chất tồn tại từ lỏng đến rắn, nhiệt độ cao nhất khoảng 5 000oC.

20 tháng 11 2023

– Sự khác nhau ở hai hình là tới năm 2005 xuất hiện hiện tượng băng tuyết tan

– Biểu hiện cùng biểu đổi khí hậu trên Trái đất: nhiệt độ không khí tăng, khí hậu Trái Đất nóng lên, biến động trong chế độ mưa, lượng mưa, gia tăng tốc độ tan băng, gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: bão, lũ lụt, hạn hán,… mực nước biển dâng cao, dẫn đến số lượng các loài sinh vật suy giảm, các hệ sinh tháo và hoạt động của con người bị ảnh hưởng

20 tháng 11 2023

- Một số biện pháp để phòng tránh thiên tai

+ Tăng cường trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng.

+ Sử dụng nước và thực phẩm hợp lí, tiết kiệm.

+ Theo dõi thông tin thiên tai, khắc phục sự cố.

+ Vệ sinh môi trường nơi ở, giúp đỡ người khác,...

- Những hoạt động trong hình 14.3 là những giải pháp có thể góp phần làm giảm lượng khí thải nhà kính, sử dụng nặng lượng tái tạo thay cho những năng lượng khai thác tự nhiên, đi xe công cộng đến trường.,... giúp đỡ, khắc phục sự cố sau thiên tai.

18 tháng 11 2023

- Cao nguyên: CN. Cô-lô-ra-đô, CN. Mông Cổ, CN, Pa-ta-gô-ni,...

- Đồng bằng: ĐB. A-ma-dôn, ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu, ĐB. Tây Xi-bia, ĐB. Ấn Hằng, ĐB. Hoa Bắc,...

7 tháng 1 2023

Một số dãy núi lớn trên thế giới: dãy Hi-ma-lay-a (8848), dãy Trường Sơn Ô-xtray-li-a), dãy An-đét (8959 m), dãy Bruc-xơ (6194 m), dãy Drê-xen-bec, dãy An-pơ, dãy Thiên Sơn, dãy An-lát…

10 tháng 1 2023

– So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới:

* Ở Singapore cao nhất ở vị độ nhỏ nhất nhưng lại có nhiệt độ trung bình năm so  với các nước còn lại cao nhất, An-ta(Alta), Na Uy có vĩ độ cao nhất nhưng nhiệt độ trung bình năm thấp nhất.

– Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt trái đát nhỏ nên nhận được ít nhiệt dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp. Ở nơi có vĩ độ thấp góc chiếu của tia sàng mặt trời với về mặt trái đất cao nên nhiệt độ thường cao