Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Nhận xét
Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi luôn cao hơn mức trung bình của thế giới và có sự thay đổi qua các giai đoạn:
- Giai đoạn 1960 – 1980: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi tăng từ 2,3% (1960) lên 2,8% (1980) trong khi tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thế giới có xu hướng giảm từ 1,8% (1960) xuống còn 1,6% (1980).
- Giai đoạn 1980 – 2000: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi có xu hướng giảm từ 2,8% (1960) lên 2,5% ( 000) nhưng vẫn cao hơn mức trung bình của thế giới (1,4% năm 2000)
- Giai đoạn 2000 – 2019: Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi có xu hướng tăng từ 2,5% (2000) lên 2,6% (2019) trong khi tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của thế giới có xu hướng giảm từ 1,4% (2000) xuống còn 1,2% (2019).
b) Những thách thức do dân số tăng nhanh ở châu Phi
- Thách thức đối với sự phát triển kinh tế.
- Thách thức đối với vấn đề lương thực, thực phẩm.
- Thách thức đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.
- Thách thức về sự phát triển văn hóa, y tế, giáo dục, giao thông, nhà ở.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.
- Tình hình trật tự xã hội.
- Dân số của châu Á năm 2020 là 4,64 tỉ người (không tính số dân của Liên bang Nga).
- Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của châu Á giai đoạn 2005 - 2020:
+ Cơ cấu dân số trẻ với nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi chiếm 23,5% số dân (2020), nhưng đang có xu hướng giảm (năm 2005 chiếm 27,6% số dân, năm 2020 chiếm 23,5% số dân, giảm 4,1%).
+ Tỉ trọng dân số từ 15 - 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.
+ Tỉ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên có xu hướng tăng (Năm 2005 chỉ chiếm 6,3% dân số, đến năm 2020 là 8,9%, tăng 2,6%).
Quy mô dân số châu Âu trong giai đoạn 1950 – 2020 có xu hướng tăng qua các năm:
- Năm 2020, dân số châu Âu đạt khoảng 747,6 triệu người (chiếm 10% dân số thế giới).
- Quy mô dân số có xu hướng tăng chậm trong giai đoạn 1990 – 2010 và 2010 – 2020.
- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp, những năm gần đây dân số tăng lên chủ yếu do nhập cư.
- Châu Âu đạt 549,3 triệu người (năm 1950) tăng lên 747,6 triệu người (năm 2020). Dân số tăng chậm (tăng 198,3 triệu người trong vòng 70 năm- Trung bình mỗi năm chỉ tăng hơn 2,8 triệu người).
- Nguyên nhân gây ra các xung đột quân sự ở một số quốc gia châu Phi:
+ Do những tranh chấp về sở hữu đất đai và tài nguyên thiên nhiên.
+ Sự bất đồng giữa các sắc tộc.
- Ảnh hưởng của các cuộc xung đột đến kinh tế - xã hội châu Phi:
+ Làm nhiều người thiệt mạng.
+ Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, sản xuất lương thực, việc làm và đời sống.
+ Nhiều quốc gia rơi vào tình trạng kiệt quệ kinh tế, người dân lâm vào cảnh đói nghèo.
- Giai đoạn 2000 – 2020, quy mô dân số của Ô-xtrây-li-a không lớn và có xu hướng tăng; tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên duy trì ở mức thấp. Cụ thể:
+ Năm 2020, số dân của Ô-xtrây-li-a đạt 25,7 triệu người, tăng 6,6 triệu người so với năm 2000.
+ Tỉ suất gia tăng tự nhiên thấp, chỉ duy trì ở mức 0, 5 – 0,7% (năm 2020 đạt 0,5%).
- Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Ô-xtrây-li-a:
+ Ô-xtrây-li-a có cơ cấu dân số già với 15% dân số từ 65 tuổi trở lên (2020), xu hướng tăng trong tương lai.
+ Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi chiếm khoảng 19% và xu hướng giảm.
Nhận xét sự thay đổi số dân và tỉ lệ dân thành thị của châu Á trong giai đoạn 2005-2020: Số dân châu Á tăng 0.66 tỉ người, trung bình mỗi năm tăng 44 triệu người. Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, tăng 9,9% trong 15 năm (trung bình mỗi năm tăng 0.66%).
Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu (giai đoạn 1950 – 2020):
* Cơ cấu theo nhóm tuổi
Châu Âu có cơ cấu dân số già:
- Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng, năm 1950 chỉ chiếm 8% dân số, năm 2020 chiếm 19% (tăng 11%).
- Nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.
- Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm, năm 1950 chiếm 26% dân số, năm 2020 chỉ còn chiếm 16% dân số (giảm 10%).
* Cơ cấu dân số theo giới tính
Giai đoạn 1950 – 2020, cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu có sự chênh lệch (tỉ lệ nữ cao hơn nam), nhưng đang có sự thay đổi (giảm tỉ lệ dân số nữ, tăng tỉ lệ dân số nam).
=> Nguyên nhân: các yếu tố xã hội, vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
* Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn
- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao.
- Năm 2019, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở châu Âu là 11,8 năm, thuộc nhóm cao nhất thế giới.
- Đặc điểm địa hình châu Phi:
+ Bề mặt khá bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 750m so với mực nước biển.
+ Địa hình cao về phía đông nam và thấp dần về phía tây bắc.
+ Các dạng địa hình chính: sơn nguyên, bồn địa, hoang mạc, núi thấp và đồng bằng.
Sơn nguyên: nơi có nhiều đỉnh núi cao hơn 4000 m, phân bố phía đông và phía nam (SN. Ê-ti-ô-pi-a, SN.Đông Phi,...).
Bồn địa: xen giữa các vùng đất cao, điển hình như bồn địa Công-gô, Ca-la-ha-ri, Sat,...
Hoang mạc: rất rộng lớn và khô hạn (Xa-ha-ra, Na-mip,...).
Núi thấp: tập trung phía bắc và phía nam châu Phi (Át-lát, Đrê-ken-béc,...).
Đồng bằng: thấp, diện tích nhỏ, phân bố ven biển (Đồng bằng châu thổ sông Nin, các đồng bằng ven vịnh Ghi-nê,...).
- Sự phân bố các loại khoáng sản chính ở châu Phi:
+ Dầu mỏ: Bắc Phi.
+ Kim loại quý (vàng, kim cương): Nam Phi.
- Giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2015 - 2020, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi có sự biến động:
+ Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên châu Phi có xu hướng tăng từ giai đoạn 2000 - 2005 đến giai đoạn 2010 - 2015, tăng từ 2,5% (2000 - 2005) lên 2,7% (2010 - 2015).
+ Giai đoạn từ 2010 - 2015 đến 2015 - 2020, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên châu Phi lại có xu hướng giảm, tuy nhiên tỉ suất này vẫn còn cao so với các khu vực trên thế giới (2,5%, giai đoạn 2010 - 2020).
- Dân số còn tăng nhanh ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội châu Phi:
Thuận lợi:
Dân cư đông => nguồn lao động dồi dào và là thị trường tiêu thụ lớn.
Khó khăn:
Gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, dẫn đến đói nghèo, tài nguyên bị khai thác kiệt quệ, suy thoái và ô nhiễm môi trường,...