K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 11 2017

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ của nhân dân ta có rất nhiềụ câu ca dao nói về truyền thống đạo đức, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Trong đó có một câu ca dao nói về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, đồng thời cũng khuyên chúng ta luôn phải ghi nhớ đền đáp công lao của cha mẹ. Đó là câu: '' ''Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.''

Chữ hiếu ở đây được hiếu theo nghĩa thuận là mang nội dung tốt đẹp, không chỉ là sự hiếu thảo với ông bà cha mẹ, mà còn là cách cư xử sao cho đúng với giá trị đạo đức của một người con. Hiếu là biểu hiện của lòng biết ơn và sự đền đáp công ơn của chúng ta dù có đi đâu, ở vào hoàn cảnh nào ta cũng phải luôn nhớ về cha mẹ.

Sống ở đời, ai cũng hiếu, con người ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành là nhờ có cha mẹ. Không có cha mẹ sẽ không có chúng ta. Ngay từ khi sinh ra, ta đã phải chịu ơn mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày. Theo thời gian, ta lớn lên là nhờ có dòng sữa ngọt ngào và miếng cơm manh áo mà cha mẹ đã phải đổ mồ hỏi sôi nước mắt mới mang lại được. Suốt tuổi thơ của ta, ta được cha mẹ nâng niu, chiều chuộng. Những bài học đầu tiên của cha và những lời ru của mẹ đã khiến cho tuổi thơ của ta trôi qua êm đềm. Ngay cừ những bước đi đầu tiên, mới chập chừng vào đời, ta đã có cha mẹ dìu dắt. Cha mẹ là những ngọn đèn mà suốt cuộc đời họ soi sáng con đường cho chung ta đi. Ngày ta thực sự trưởng thành có lẽ chính là ngày vui nhất trong đời cha mẹ. Mặc cho tuổi xuân của mình vùn vụt trôi qua, cha mẹ đã hi sinh cả cuộc đời mình cho con cái, để đánh đổi lấy những sợi tóc bạc ngày một nhiều thêm. Chính vì vậy mà để ghi nhớ đền đáp công lao to lớn của cha mẹ, ta luôn luôn phải hiếu thảo và vâng lời cha mẹ. Khi ở gần cha mẹ, ta phải làm cho cha mẹ vui lòng để bù đắp lại những ngày tháng vất vả mà cha mẹ đã nuôi nâng dạy dỗ ta. Suốt cuộc đời của mình, không lúc nào ta không kính trọng, biết ơn và thương yêu cha mẹ. Khi còn nhỏ, ta phải học tập chăm chỉ, ngoan ngoãn, không để cha mẹ buồn lòng. Khi cha mẹ đau ốm, ta sẽ luôn ở bên cha mọ và tận tình chăm sóc. Khi trưởng thành dù có di đâu, ta cũng luôn nhớ về cha mẹ, và ta phải giáo dục con cháu ta sau này luôn luôn ghi nhớ công ơn của ông bà. Có vậy thì ta mới thực sự là một người con hiếu thảo.

Câu ca dao này tuy ngắn gọn nhưng súc tích, dă giúp chúng ta phần nào thấy được trách nhiệm của mình đối với cha mẹ, đồng thời câu ca dao cũng khuyên ta rằng sống ở đời phải luôn ghi nhớ và đền đáp công ơn của cha mẹ.


27 tháng 12 2020

 câu ca dao công cha như núi thái sơn nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra một lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con như sau :

-công cha và nghĩa mẹ đối với chúng ta rất lớn lao :+ Mẹ thì có công sinh chúng ta ra đời 

                                                                                   + Cha thì có công dạy dỗ chúng ta 

Vậy nên phận làm con phải biết kính trọng và thờ kính Mẹ Cha thì mới làm tròn đạo con 

4 tháng 1 2022

Câu ca dao trên muốn nói lên nỗi vất vả của cha mẹ đã dành cho chúng ta.

- Tình cảm gia đình đối với em rất thiêng liêng,không có nơi nào bằng gia đình em,...

11 tháng 5 2021

tk:

a. ca dao đã răn dạy chúng ta một bài học bổ ích. Chúng ta cần phải biết làm gì để luôn nhớ tơi và trân trọng công lao to lớn của cha mẹ

Quyền và nghĩa vụ của concháuConcháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹông bà, đặc biệt khi cha mẹông bà ốm đau, già yếu. ... Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau  nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.

c. gia đình để em vươn lên trong cuộc sống khi gặp khó khăn, là nơi để em tâm sự, là nơi cho em cảm xúc cũng như cảm giác an toàn, đặc biệt đó là nơi nuôi duongx tâm hồn của em. Vì vậy gia đình rất quan trọng với em, nó là một nơi ko thể thiếu trong cuộc sống của em

 

  a. Em hiểu thế nào về bài ca dao trên?

=>Tác giả khuyên nhủ tầng lớp con cái phải biết hiếu thảo, kính trọng bậc cha mẹ vì đã sinh ra, chăm sóc cta. Công lao, tình nghĩa cha mẹ lớn lao tới không thể đọng đếm. Mục đính chính của bài ca dao là nhắc nhở con cháu phải biết ơn, đền đáp mẹ cha.

  b. Trình bày quyền và nghĩa vụ của con cháu đối với ông bà, cha mẹ?

=> Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc ,nuôi dưỡng cha mẹ , ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ. ( SGK8)

  c. Đối với em gia đình quan trọng như thế nào?

=> Đối với em, gia đình là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn và nuôi dưỡng em lớn lên tường ngày, dõi theo từng bước chân em, an ủi em khi em buồn bực, non sóc em khi còn thơ bé hay những lúc ốm đau. Gia đình là vòng tay yêu thương, ấm áp nhất đối với mỗi người

Quyền và nghĩa vụ của con, cháu: Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.

2 câu tục ngữ hoặc ca dao: 

Con cháu mà dại thì hại ông cha. ​- Mấy ai biết lúa von, mấy ai biết con hư.

13 tháng 11 2019

Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.

3 tháng 4 2017

- Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em:

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài,

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”

“Em thuận, anh hòa là nhà có phúc”

- Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.

- Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật.


6 tháng 4 2017

- Ca dao, tục ngữ về quan hệ anh, chị, em:

"Cắt dây bầu dây bí, ai nỡ cắt dây chị dây em"

“Khôn ngoan đối đáp người ngoài,

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"

"Em khôn cũng là em chị, chị dại cũng là chị em"

- Việc thực hiện các bổn phận trong ca dao, tục ngữ dựa trên cơ sở đạo đức xã hội. Nếu không thực hiện sẽ không bị cơ quan Nhà nước xử phạt nhưng sẽ bị dư luận xã hội lên án, người đời cười chê.

- Nếu vi phạm Điều 105 Luật Hôn nhân và Gia đình thì sẽ bị xử phạt vì đây là quy định của pháp luật.

20 tháng 12 2017

Con cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà, có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà đặc biệt là khi cha mẹ, ông bà ốm đau già yếu nghiêm cấm các hành vi ngược đãi xúc phạm cha mẹ, ông bà

Em đã thực hiện bổn phận trách nhiệm là:

- Chăm chỉ học tập

- Ngoan ngoãn nghe lời cha mẹ, ông bà

– Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo, vâng lời, giúp đỡ ông bà, cha mẹ.

– Yêu thương đùm bọc, chăm sóc giúp đỡ anh chị em


17 tháng 1 2018
 

Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng mỗi con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách. Pháp luật nước ta có những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình như sau:

1. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ, ông bà:

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con, tôn trọng ý kiến của con ; không được phân biệt đối xử giữa các con, không được ngược đãi, xúc pham con, bắt buộc con làm những điều trái pháp luật, trái đạo đức.+

- Ông bà nội, ngoại có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, nuôi dưỡng cháu chưa thành niên hoặc cháu thành niên bị tàn tật nếu cháy không có người nuôi dưỡng.

2. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu:

Con, cháu có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn cha mẹ, ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, ông bà, đặc biệt khi cha mẹ, ông bà ốm đau, già yếu. Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi, xúc phạm cha mẹ, ông bà.

3. Anh chị em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau và nuôi dưỡng nhau nếu không còn cha mẹ.

4. Những quy định trên nhằm xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Chúng ta phải hiểu và thực hiện tốt quyền, nghĩa vụ của mình đối với gia đình.