K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Phân phân bố lâm nghiệp trên thế giới:

- Trên thế giới có khoảng 4,06 tỉ hecta rừng với độ che phủ 31%, nhưng phân bố không đều giữa các quốc gia.

- Các quốc gia có diện tích rừng trồng đứnng đầu thế giới là: Liên bang nga (815,3 triệu ha), Bra-xin (496,2 triệu ha), Ca-na-đa (346,9 triệu ha), Hoa Kỳ (309,8 triệu ha), Trung Quốc (219,9 triệu ha).

7 tháng 11 2023

* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than

- Vai trò:

+ Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.

+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Xuất hiện từ rất sớm.

+ Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường.

* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác dầu khí

- Vai trò:

+ Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho sản xuất và đời sống.

+ Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.

+ Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Xuất hiện sau công nghiệp khai thác than.

+ Cung cấp nguồn nhiên liệu dễ sử dụng.

+ Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường.

* Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới

- Công nghiệp khai thác than: tập trung chủ yếu ở các quốc gia có trữ lượng than lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,…

- Công nghiệp khai thác dầu khí: 

+ Các quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,…

+ Các quốc gia có sản lượng khai thác khí tự nhiên lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,…

3 tháng 2 2023

- Vai trò

+ Cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim.

+ Nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Đặc điểm

+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại khá đa dạng.

+ Việc khai thác tập trung ở một số loại quặng như bô-xít, đồng, sắt, vàng,...

+ Quá trình khai thác thường gây ô nhiễm môi trường (đất, nước).

- Phân bố

+ Quặng sắt được khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…

+ Quặng bô-xít khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ghi-nê, Bra-xin, Ấn Độ,...

+ Quặng vàng được khai thác nhiều ở Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,...

3 tháng 2 2023

Loại cây

Phân bố

Giải thích

Cây lương thực

Lúa gạo

- Miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa.

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a, Băng-la-đét, Việt Nam, Thái Lan,…

- Khí hậu nóng, ẩm, diện tích lớn đất phù sa màu mỡ.

- Người dân có kinh nghiệm lâu đời trong việc thâm canh cây lúa.

Lúa mì

- Miền ôn đới và cận nhiệt.

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pháp, Ca-na-đa,…

Khí hậu ấm, khô, đất đai màu mỡ.

Ngô

- Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới nóng.

- Các nước trồng nhiều: Hoa kỳ, Trung Quốc, Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-crai-na, In-đô-nê-xi-a,…

Do có đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.

Cây công nghiệp

Mía

- Miền nhiệt đới.

- Các nước trồng nhiều: Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Pa-ki-xtan,…

- Nền nhiệt, ẩm cao, phân hóa theo mùa.

- Đất phù sa màu mỡ.

Củ cải đường

- Miền ôn đới và cận nhiệt.

- Các nước trồng nhiều: LB Nga, Pháp, Hoa Kỳ, Đức, Thổ Nhĩ Kì,…

Có nhiều đất đen, đất phù sa.

Đậu tương

- Miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.

- Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, LB Nga, Séc-bi-a, In-đô-nê-xi-a,…

Do có đất phù sa, đất đen tơi xốp, dễ thoát nước.

Cà phê

- Miền nhiệt đới.

- Các nước trồng nhiều: Bra-xin, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a, Cô-lôm-bi-a,…

Nhiều đất ba-dan và đất đá vôi.

Chè

- Miền cận nhiệt.

- Các nước trồng nhiều: Ấn Độ, Trung Quốc, Kê-ni-a, Xri Lan-ca, Thổ Nhĩ Kỳ, Việt Nam,…

Khí hậu ôn hòa, lượng mưa nhiều, có đất chua.

Cao su

- Vùng nhiệt đới ẩm.

- Các nước trồng nhiều: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam,…

Có diện tích đất badan lớn.

3 tháng 2 2023

- Vai trò

+ Có vị trí then chốt trong nền kinh tế, tác động mạnh mẽ đến các ngành CN khác.

+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

+ Thúc đẩy sự xuất hiện của nhiều ngành có hàm lượng khoa học - kĩ thuật cao.

+ Làm thay đổi cơ bản cơ cấu lao động và trình độ lao động trên thế giới.

- Đặc điểm

+ Là ngành công nghiệp trẻ, phát triển bùng nổ từ năm 1990 trở lại đây.

+ Sản phẩm của công nghiệp điện tử - tin học khá đa dạng (các linh kiện điện tử; máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính, thiết bị truyền thông,…).

+ Yêu cầu nguồn lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao, hoạt động sản xuất ít gây ô nhiễm môi trường.

- Phân bố

+ Phân bố ở hầu hết các nước phát triển và ở nhiều nước đang phát triển.

+ Một số nước phát triển mạnh như Hoa Kỳ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…

7 tháng 11 2023

* Vai trò và đặc điểm của công nghiệp điện lực

- Vai trò:

+ Là cơ sở năng lượng thiết yếu để phát triển các ngành kinh tế.

+ Nhân tố quan trọng trong phân bố các ngành công nghiệp hiện đại.

+ Góp phần vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các quốc gia.

- Đặc điểm: 

+ Cơ cấu sản lượng điện khá đa dạng và có sự thay đổi theo thời gian.

+ Giai đoạn 1990 - 2020, điện sản xuất từ than, thủy điện, dầu mỏ, điện nguyên tử có xu hướng giảm tỉ trọng; điện sản xuất từ khí tự nhiên và các nguồn năng lượng tái tạo có xu hướng tăng tỉ trọng.

* Nhận xét sự phân bố công nghiệp điện lực trên thế giới

- Sản lượng điện toàn thế giới không ngừng tăng lên, đến năm 2020 đạt 25 865 tỉ kWh.

- Các quốc gia có sản lượng điện lớn là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Ấn Độ, LB Nga, Nhật Bản,…

2 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Quan sát hình 34.2, đọc thông tin mục 4 (Đường biển) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển và phân bố của đường biển trên thế giới

- Tình hình phát triển:

+ Phát triển từ rất sớm và chủ yếu là vận tải ven bờ, khối lượng vận chuyển nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn. Hiện nay, ngày càng mở rộng và kết nối các châu lục, quốc gia trên thế giới.

+ Các tàu biển có kích thước và tải trọng ngày càng lớn, công nghệ vận hành được cải tiến để tăng tốc độ, đảm bảo an toàn và chú trọng đến bảo vệ môi trường biển. Hiện thế giới có hơn 2 triệu tàu biển và số lượng không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá toàn cầu.

- Phân bố: 

+ Các nước đang sở hữu đội tàu nhiều nhất thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Hàn Quốc,… 

+ Các tuyến đường biển nhộn nhịp trên thế giới hiện nay: tuyến kết nối châu Âu qua Ấn Độ Dương với châu Á - Thái Bình Dương; tuyến kết nối hai bên bờ Đại Tây Dương. 

+ Một số cảng biển có năng lực vận tải lớn trên thế giới: Thượng Hải (Trung Quốc), Xin-ga-po (Singapore), Hồng Kông (Trung Quốc), Rốt-tec-đam ( Hà Lan),...

* Một số cảng biển lớn và các kênh đào trên thế giới

- Kênh đào: Pa-na-ma, Xuy-ê,…

- Cảng biển: Thượng Hải, Busan, Singapore, Thâm Quyến,…

3 tháng 2 2023

* Tình hình phát triển và phân bố của đường biển trên thế giới

- Tình hình phát triển:

+ Phát triển từ rất sớm và chủ yếu là vận tải ven bờ, khối lượng vận chuyển nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn. Hiện nay, ngày càng mở rộng và kết nối các châu lục, quốc gia trên thế giới.

+ Các tàu biển có kích thước và tải trọng ngày càng lớn, công nghệ vận hành được cải tiến để tăng tốc độ, đảm bảo an toàn và chú trọng đến bảo vệ môi trường biển. Hiện thế giới có hơn 2 triệu tàu biển và số lượng không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá toàn cầu.

- Phân bố: 

+ Các nước đang sở hữu đội tàu nhiều nhất thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Hàn Quốc,… 

+ Các tuyến đường biển nhộn nhịp trên thế giới hiện nay: tuyến kết nối châu Âu qua Ấn Độ Dương với châu Á - Thái Bình Dương; tuyến kết nối hai bên bờ Đại Tây Dương. 

 

+ Một số cảng biển có năng lực vận tải lớn trên thế giới: Thượng Hải (Trung Quốc), Xin-ga-po (Singapore), Hồng Kông (Trung Quốc), Rốt-tec-đam ( Hà Lan),...

* Một số cảng biển lớn và các kênh đào trên thế giới

- Kênh đào: Pa-na-ma, Xuy-ê,…

- Cảng biển: Thượng Hải, Busan, Singapore, Thâm Quyến,…

3 tháng 2 2023

Dân cư trên thế giới phân bố không đều trong không gian và biến động theo thời gian.

- Con người phân bố không đều trong 1 lục địa, 1 khu vực, 1 quốc gia, thậm chí trong 1 vùng lãnh thổ của từng quốc gia.

 

Ví dụ: Quốc gia có số dân đông nhất thế giới là Mô-na-cô có mật độ dân số lên đến 26 338 người/km2; nơi thưa dân nhất là đảo Grơn-len chưa đến 1 người/km2.

- Dân số thế giới có xu hướng tăng theo thời gian, đạt trên 7,7 tỉ người (2020).

10 tháng 1 2023

- Công thức: Cán cân xuất nhập khẩu = xuất khẩu - nhập khẩu (triệu USD hoặc tỉ USD).

7 tháng 11 2023

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:

- Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến sự phân bố, mở rộng thị trường và tiêu thụ sản phẩm của ngành.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Địa hình (dạng địa hình, độ cao, độ dốc,…): ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất của ngành.

Ví dụ:

Vùng đồi thấp, rộng thuận lợi để chuyên canh cây công nghiệp với quy mô lớn.

Địa hình đồi núi phải canh tác dưới hình thức ruộng bậc thang để chống xói mòn, rửa trôi.

+ Đất đai (quỹ đất trồng, tính chất và độ phì của đất): ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu và năng suất cây trồng, vật nuôi.

Ví dụ: Cùng 1 loại cây trồng được trồng nơi đất màu mỡ, độ phì cao sẽ cho năng suất sinh học cao hơn so với loại đất có độ phì thấp.

+ Khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm, yếu tố thời tiết,..): ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất, mùa vụ và tính ổn định trong sản xuất.

Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH do có mùa đông lạnh nên chỉ sản xuất được 2 vụ lúa/năm, trong khi đó vùng ĐBSCL có thể sản xuất 3 vụ lúa/năm.

+ Nguồn nước: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố và quy mô hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp; là tư liệu sản xuất không thể thiếu của ngành thủy sản.

+ Sinh vật: nguồn cung cấp giống cây trồng, vật nuôi và là cơ sở thức ăn cho chăn nuôi.

- Kinh tế - xã hội:

+ Dân cư (quy mô, cơ cấu, mật độ dân số,…): ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiêu thụ sản phẩm của ngành.

Ví dụ: Các thành phố đông dân cư là thị trường tiêu thụ lớn cho các sản phẩm nông nghiệp.

+ Nguồn lao động, trình độ lao động, khả năng ứng dụng khoa học công nghệ,… ảnh hưởng đến quy mô, năng suất và hiệu quả sản xuất của ngành.

+ Cơ sở vật chất – kĩ thuật: ảnh hưởng đến quy mô, hiệu quả sản xuất, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong ngành.