K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2018

HƯỚNG DẪN

a) Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam (Huế: 23,8°C; Đà Nẵng: 25,2°C; Nha Trang: 26,7°C).

- Nhiệt độ tháng cực đại chênh lệch nhau không đáng kể (Huế: 29,0°C; Đà Nẵng: 29,7°C; Nha Trang: 28,8°C). Nhiệt độ tháng cực tiểu tăng dần từ bắc vào nam (Đồng Hới: 17,0°C; Đà Nẵng: 20,0°C; Nha Trang: 24,0°C).

- Biên độ nhiệt tăng dần từ bắc vào nam (Đồng Hới: 12,0°C; Đà Nẵng: 9,7°C; Nha Trang: 4,8°C).

- Cả ba địa điểm đều có biến trình nhiệt một cực đại và một cực tiểu. Tuy nhiên, nếu như tháng có nhiệt độ cực đại ở Đồng Hới và Đà Nẵng là tháng 7, thì ở Nha Trang là tháng 6.

b) Chế độ mưa

- Tổng lượng mưa lớn nhất là ở Huế (4481,0mm), tiếp đến là Đà Nẵng (3647,8); thấp nhất là ở Nha Trang (1327,6),

- Tháng mưa cực đại khác nhau giữa các địa điểm (Huế: tháng X; Đà Nẵng: tháng XI; Nha Trang: tháng XI).

- Mùa mưa đều vào thu đông, nhung ở phía bắc đến sớm hơn ở phía nam: Huế có mùa mưa từ tháng IX đến tháng I, Đà Nẵng từ tháng VIII - I, Nha Trang từ tháng VII-XII.

9 tháng 2 2017

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21 và kiến thức đã học, trung tâm công nghiệp Đà Nẵng và Nha Trang giống nhau ở điểm: Quy mô từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng => Chọn đáp án A

24 tháng 4 2017

HƯỚNG DẪN

a) Giống nhau

- Vị trí đều nằm ở ven biển miền Trung.

- Chế độ nhiệt

+ Nhiệt độ trung bình năm đều trên 21°C. Ngoài Đồng Hới nằm ở trong miền khí hậu chịu tác động của gió mùa Đông Bắc (nhưng đã suy yếu), Đà Nẵng và Nha Trang ở trong miền khí hậu không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc, nên mùa đông không lạnh lắm; mùa hạ cả 3 địa điểm đều chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng.

+ Biên độ nhiệt độ trung bình năm tương đối lớn, do chênh lệch nhiệt độ giữa mùa hạ và mùa đông không lớn lắm, nhất là ở Nha Trang.

+ Diễn biến nhiệt độ trong năm ở cả ba địa điểm đều có một cực đại và một cực tiểu, mặc dù ở Nha Trang không rõ lắm.

- Chế độ mưa

+ Tổng lượng mưa lớn, tháng mưa cực đại là tháng X hoặc XI. Lượng mưa trong hai tháng này chiếm một tỉ lệ rất lớn, ảnh hưởng đến tổng lượng mưa cả năm. Đây là hai tháng có sự tập trung của các nhân tố gây mưa như: dải hội tụ nhiệt đới, gió Đông Bắc gặp bức chắn địa hình Trường Sơn, áp thấp và bão...

+ Mùa mưa đều lệch về thu đông. Nguyên nhân do đầu mùa hạ chịu tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng; sang mùa đông, mưa vẫn kéo dài do tác động của gió Đông Bắc (gió mùa Đông Bắc, Tín phong Đông Bắc) gặp dãy Trường Sơn, áp thấp và bão vẫn hoạt động gây mưa.

b) Khác nhau

- Đồng Hới thuộc miền khí hậu phía Bắc; Đà Nẵng ở đầu phía bắc và Nha Trang ở cuối của miền khí hậu phía Nam, có sự khác nhau cả về chế độ nhiệt và mưa trong năm.

- Chế độ nhiệt

+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất ở Nha Trang (26,7°C), tiếp đến là Đà Nẵng (25,2°C), thấp nhất là ở Đồng Hới. Nguyên nhân: Về mùa hạ, ở cả ba địa điểm này có sự chênh lệch nhiệt độ không đáng kể. Về mùa đông: Ở Đồng Hới nhiệt độ hạ thấp do tác động của gió mùa Đông Bắc; Đà Nẵng có vị trí xa Xích đạo hơn Nha Trang và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tuy nhỏ nhưng vẫn lớn hơn ở Nha Trang.

+ Tháng có nhiệt độ cao nhất: Ở Nha Trang là tháng VI, ở Đà Nẵng và Đồng Hới là tháng VII; tương ứng với khoảng thời gian sau khi Mặt Trời lên thiên đỉnh.

+ Biên độ nhiệt cao nhất là ở Đồng Hới (12,0°C), tiếp đến là Đà Nẵng (9,7°C), thấp nhất là Nha Trang (4,8°C). Nguyên nhân do sự hạ thấp nhiệt độ trong mùa đông ở 3 địa điểm này khác nhau, liên quan đến vị trí ở gần hay xa Xích đạo và tác động của gió mùa Đông Bắc.

- Chế độ mưa

+ Tổng lượng mưa lớn nhất là ở Đồng Hới, tiếp đến là Đà Nẵng, liên quan đến lượng mưa lớn trong tháng do tác động mạnh mẽ gần như cùng trong khoảng thời gian ngắn của dải hội tụ nhiệt đới, áp thấp và bão, gió mùa Đông Bắc mạnh hơn ở Đồng Hới và gió Đông Bắc gặp các dãy núi cao ở vị trí của Đà Nẵng.

Nha Trang là nơi có lượng mưa thấp nhất trong cả ba địa điểm do vị trí địa lí chếch hướng không lớn với gió Đông Bắc về mùa đông; vị trí nằm phía khuất gió của khối núi cao cực Nam Trung Bộ, chịu tác động mạnh của hiện tượng phơn đầu mùa và cả nhũng đợt gió mùa Tây Nam yếu vào thời kì giữa và cuối mùa hạ.

+ Lượng mưa tháng lớn nhất ở Đồng Hới và Đà Nẵng là tháng X, ở Nha Trang là tháng XI, liên quan đến sự lùi dần của dải hội tụ nhiệt đới và theo đó là hoạt động của áp thấp và bão...

+ Mùa mưa ở Đồng Hới là từ tháng VIII - I, Đà Nẵng từ tháng IX - I và Nha Trang: IX - XII. Nguyên nhân do Đồng Hới nằm gần Bắc Bộ hơn, nơi có dải hội tụ gây mưa lớn vào tháng VIII, chịu tác động nhiều hơn tháng đỉnh mưa ở đây; mùa mưa kết thúc muộn hơn do còn chịu tác động của gió mùa Đông Bắc. Mùa mưa ở Nha Trang kết thúc sớm hơn liên quan đến hoạt động mạnh lên của Tín phong Bán cầu Bắc vào tháng I trở về sau.

29 tháng 5 2019

Các thành phố Đà Nng, Quy Nhơn, Nha Trang được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên, vì:

- Thành phố Đà Nng là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của Tây Nguyên. Nhiều hàng hoá và hành khách của Tây Nguyên được vận chuyển theo quốc lộ 14 đến Đà Nng để ra ngoài Bắc hoặc một số địa phương Duyên hải Nam Trung Bộ. Một bộ phận hàng hoá qua cảng Đà Nng để xuất khẩu. Chiều ngược lại là hàng hoá và hành khách từ nhiều vùng trong cả nước, chủ yếu từ ngoài Bắc và hàng hoá nhập khẩu qua cảng Đà Nẵng vào Tây Nguyên.

- Thành phố Quy Nhơn là cửa ngõ ra biển của Gia Lai, Kon Tum.

- Thành phố Nha Trang bằng quốc lộ 26 trao đổi hàng hoá và dịch vụ trực tiếp với Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

- Tuy Hòa (Phú Yên) giao thương với Gia Lai và Kon Tum bằng quốc lộ 25.

- Trong khuôn khổ hợp tác ba nước Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia, Chương trình phát triển kinh tế vùng ba biên giới Đông Dương đang được thiết kế và triển khai, bao gồm địa bàn 10 tỉnh: về phía Việt Nam là 4 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông; 3 tỉnh phía Hạ Lào và 3 tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia. Cùng với đường Hồ Chí Minh, các tuyến quốc lộ trên kết nối với các thành phố cảng - biển với các cửa khẩu biên giới: Bờ Y, Lệ Thanh, Bu Prang, tạo thành bộ khung lãnh thổ phát triển cho cả hai vùng Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

29 tháng 5 2018

Đáp án cần chọn là: C

Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 25, các bãi biển sau theo thứ tự từ Bắc xuống Nam là Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Mỹ Khê (Đà Nẵng).

3 tháng 1 2022

D. Tà Phình, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu.

17 tháng 4 2017

Đáp án C

24 tháng 9 2017

HƯỚNG DẪN

a) Chế độ nhiệt

- Nhiệt độ trung bình năm ở Nha Trang cao hơn ở Đà Lạt, do Nha Trang ở độ cao thấp (dưới 200m) hơn rất nhiều so với Đà Lạt (trên 1500m).

- Nhiệt độ tháng cao nhất ở Nha Trang là tháng VI, ở Đà Lạt là tháng V, tương ứng với thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh ở mỗi địa điểm.

- Biên độ nhiệt ở Nha Trang lớn hơn (khoảng 4,8°C) Đà Lạt (khoảng 4,0°C). Nguyên nhân chủ yếu do ở Nha Trang về mùa hạ có gió phơn Tây Nam khô nóng, mùa đông nhiệt độ hạ thấp do gió Đông Bắc qua biển tác động vào. Ở Đà Lạt, mùa hạ nhiệt độ hạ thấp do có mưa, mùa đông không lạnh lắm so với mùa hạ.

- Diễn biến nhiệt trong năm có sự khác nhau: Đà Lạt ở vào vĩ độ địa lí thấp hơn, trong năm có lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau, nên có hai cực đại về nhiệt. Nha Trang có một cực đại và một cực tiểu về nhiệt tương ứng với hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh gần nhau hơn.

b) Chế độ mưa

- Tổng lượng mưa năm ở Đà Lạt lớn hơn ở Nha Trang. Nguyên nhân:

+ Đà Lạt ở độ cao lớn hơn, đồng thời đầu mùa có mưa do gió Tây Nam TBg xâm nhập trực tiếp, giữa và cuối mùa có mưa do tác động của gió mùa Tây Nam.

+ Ở Nha Trang, đầu mùa chịu tác động của gió Tây Nam TBg khô nóng sau khi vượt Trường Sơn Nam tràn xuống; giữa và cuối mùa có mưa do gió mùa Tây Nam, nhưng không phải là sườn đón gió như ở phía Đà Lạt. Tác động của gió Đông Bắc gặp dãy Trường Sơn, áp thấp và bão gây mưa nhiều trong các tháng thu đông, nhưng tổng lượng mưa cả năm vẫn nhỏ hơn ở Đà Lạt.

- Tháng mưa cực đại ở Nha Trang là tháng X, do tác dộng cùng lúc của dải áp thấp nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc gặp địa hình núi chắn gió, áp thấp và bão. Ở Đà Lạt là vào tháng VII, thởi gian có tác động mạnh của gió mùa Tây Nam.

19 tháng 6 2019

Chọn: C.

Xác định kí hiệu đỉnh núi, xác định vùng núi, xác định đỉnh núi và sắp xếp. Phăng xi păng – Tây Bắc, Tây Côn Lĩnh – Đông Bắc, Pu xen lai leng - Trường Sơn Bắc, Chư Yang Sin - Trường Sơn Nam.