K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2016

Tôi là Trương Sinh ở Nam Xương, cùng quê với Vũ Nương, sau này là vợ tôi. Câu chuyện thương tâm của gia đình tôi đã xảy ra cách đây mấy năm, nhưng mỗi lúc nghĩ đến, tôi vẫn thấy dường như mới chỉ xảy ra hôm qua.

Vũ Nương là một cô gái nết na, thuỳ mị và xinh đẹp. Khuôn mặt nàng thanh tú, đôi mắt đen dịu hiền, mái tóc dày óng mượt. Nàng đẹp một vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm và phúc hậu. Tôi đem lòng yêu mến nàng nên đã xin mẹ cưới nàng về làm vợ. Nàng là một người vợ hiểu lễ giáo, phép tắc, nói năng nhỏ nhẹ, một lòng thương chồng, phụng dưỡng mẹ già nên dù tôi có tính đa nghi nhưng gia đình tôi luôn được êm ấm.

Cuộc sống của chúng tôi đang êm ềm trôi qua thì chiến tranh xảy ra, tôi phải ghi tên tòng quân. Buổi tiễn đưa, nàng buồn rười rượi, lòng trĩu nặng lo âu, phiền muộn. Nàng thương tôi phải đi vào nơi gió cát nghìn trùng xa cách, đói rét, bệnh tật. Nàng lo cho tôi rồi đây giáp mặt với giặc dữ, cận kề cái chết. Nàng không mong tôi lập công được đeo ấn phong hầu mà chỉ mong tôi bình an trở về. Tay nàng nắm chặt áo tôi chẳng rời, mắt nàng rưng rưng khiến tôi cầm lòng không được. Giờ phút chia tay đã đến. Tôi dứt áo ra đi, nàng thẫn thờ nhìn theo, mắt nhoà lệ. Tôi vừa đi vừa ngoái lại, bóng dáng nhỏ bé của người vợ hiền dần khuất sau ngàn dâu xanh thẳm. Lòng tôi nhớ thương, chua xót không cùng.

Khi tôi đang ở nơi khói lửa chiến trường thì Vũ Nương đến kì đã sinh được một bé trai. Cháu được đặt tên là Đản. Nhưng mẹ tôi, vì quá nhớ thương tôi mà ốm đau mòn mỏi. Vũ Nương đã thay tôi hết lòng thuốc thang, động viên nhưng vì bệnh tình trầm trọng, cụ đã qua đời. Hàng xóm kể lại, Vũ Nương rất mực thương xót, lo ma chay chu tất như cha mẹ đẻ. Nàng là một người trọn tình, vẹn nghĩa, trọn đạo hiếu khiến tôi càng yêu thương, nể phục.

Cuối cùng, tôi cũng được bình an trở về sau bao nhiêu gian khổ hiểm nguy. Mấy năm xa cách nhớ thương, nay đoàn tụ, vợ chồng mừng mừng, tủi tủi. Hay tin mẹ qua đời, lòng tôi buồn khổ quá. Tôi hỏi thăm mộ mẹ rồi bế con đi viếng. Dọc đường, bé Đản khóc, tôi dỗ : "Nín đi con, bà mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi". Bé Đản liền nói tôi không phải là cha nó, cha nó là người trước đây đêm nào cũng đến bên mẹ. Tôi choáng váng. Đất dưới chân tôi như sụp xuống. Tôi cứ nghĩ Vũ Nương là một người vợ ngoan hiền, đức hạnh, ngờ đâu nàng trở nên hư hỏng như vậy sao? Tôi bỗng thấy căm giận Vũ Nương. Mối nghi ngờ trong tôi mỗi lúc càng được thổi bùng lên, không có cách gì dập tắt được. Về đến nhà, tôi la mắng om sòm cho hả giận. Vũ Nương bàng hoàng sửng sốt. Nàng vừa khóc vừa thanh minh : "Thiếp vốn con nhà nghèo khó, được nương tựa nhà giàu, vẫn lấy sự nết na thuỳ mị, công dung ngôn hạnh làm đầu. Vợ chồng sum họp chưa được bao lâu, chia xa chỉ vì lửa binh chứ không vì lí do gì khác. Trong ba năm cách biệt, thiếp một mực giữ gìn tiết hạnh, không tô son điểm phấn, không bén gót chốn chơi bời hoa liễu, một mực nhớ thương và chung thuỷ với chàng. Xin chàng hãy tin thiếp, đừng nghi oan cho thiếp mà tội nghiệp...". Nhưng bao nhiêu lời nói chân thật cũng không làm dịu được mối nghi ngờ trong tôi. Hàng xóm thương Vũ Nương cũng ra sức bênh vực và biện bạch cho nàng, nhưng tôi không nghe ai hết. Ngọn lửa hờn ghen đang đốt cháy mọi cảm xúc, ý nghĩ của tôi. Tôi mắng nhiếc không tiếc lời rồi đánh đuổi nàng đi. Cảm thấy không thể thuyết phục được tôi, Vũ Nương bất đắc dĩ nói trong đau đớn, xót xa, cay đắng rằng : nàng đã nương dựa vào tôi là vì mong có một gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Nhưng bây giờ, trâm gãy bình tan, tình cảm vợ chồng sứt mẻ, nàng không còn mặt mũi nào mà sống ở trên đời này thêm nữa. Rồi nàng tắm gội sạch sẽ, ra bến Hoàng Giang than khóc, thề nguyền và gieo mình xuống sông tự vẫn.

Về phần tôi, mối nghi ngờ không chỉ làm hại Vũ Nương mà còn làm khổ tôi, dằn vặt tôi không phút nào yên. Tuy giận Vũ Nương thất tiết nhưng khi nàng tự vẫn, tôi cảm thấy lòng đau nhói. Tôi lang thang đi tìm vớt xác nàng nhưng không thấy tăm hơi. Hoá ra, lời thỉnh cầu của nàng đã linh nghiệm. Thần linh thấu hiểu và thương tình đã cho các nàng tiên dưới thuỷ cung cứu vớt, cho nàng nương nhờ trong cung điện của Linh Phi.

Hai cha con tôi sống những ngày tháng cô đơn, buồn bã đằng đẵng. Một đêm, phòng không vắng vẻ, tôi ngồi dưới ngọn đèn khuya, bóng in trên vách. Bé Đản thấy thế liền chỉ tay lên chiếc bóng và nói : "Cha Đản lại đến kia kìa!". Tôi ngỡ ngàng rồi hiểu ra. Hỡi ơi, tôi đã hại chết Vũ Nương rồi! Tôi đau đớn, ân hận, xót xa, day dứt vô hạn. Bây giờ tôi mới hiểu vợ tôi bị oan, rằng nàng đã chết trong nỗi oan ức và tuyệt vọng. Nhưng việc đã lỡ rồi, tôi chẳng biết làm gì hơn là đau khổ, buồn thương, day dứt.
Một hôm, Phan Lang - người cùng làng tôi đến kể cho tôi nghe là đã gặp Vũ Nương dưới thuỷ cung. Ban đầu tôi không tin, nhưng khi chàng đưa chiếc hoa vàng cho tôi, tôi sửng sốt vì đó chính là vật vợ tôi đem theo lúc ra đi. Phan Lang nói, Vũ Nương vẫn cảm thấy tủi cực vì chưa được minh oan, vẫn thương nhớ chồng con, đau xót ứa nước mắt khi nghe kể cảnh buồn tủi của cha con tôi, cảnh nhà cửa, vườn tược hoang vu, phần mộ mẹ cha cỏ gai rợp mắt... Được biết nàng vẫn thương nhớ chồng con, tôi rất vui. Lòng tôi chứa chan hi vọng được gặp lại nàng. Tôi làm theo lời nhắn của nàng, lập một đàn giải oan ở bến sông, những mong nàng sẽ tha thứ cho lỗi lầm của tôi mà trở về, để tôi có thể bù đắp lại những đau khổ, thiệt thòi mà tôi đã gây ra cho nàng. Quả nhiên, Vũ Nương đã trở về. Giữa dòng Hoàng Giang mênh mông sóng nước bỗng hiện lên một chiếc kiệu hoa vàng lộng lẫy, rực rỡ. Nàng ngồi trên chiếc kiệu hoa ấy, mắt phượng mày ngài, dáng vẻ thanh thoát, cử chỉ khoan thai như một nàng tiên. Theo sau nàng, hơn 50 chiếc xe cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lung linh trong ánh nến thoáng ẩn, thoáng hiện. Cả dòng sông như một lâu đài nguy nga tráng lệ mà nàng là người chủ lâu đài đó. Tôi vội gọi, khẩn thiết, chới với. Nàng nghe tiếng tôi nhưng cứ đứng giữa dòng, đôi mắt buồn thăm thẳm. Rồi nàng nói vọng vào, cảm tạ tình tôi, nhưng đã hứa với Linh Phi nên không trở về trần gian được nữa. Tôi đau khổ quá mức, nhưng còn biết làm sao được. Tuy vẫn còn thương nhớ nhau nhưng cốc nước đầy một khi đã đổ xuống đất thì dù có cố gắng thế nào cũng không thể vớt lại cho đầy được. Giữa chúng tôi đã có những khoảng cách không thể nào bù đắp.

Còn chưa hết cay đắng, ngậm ngùi thì khói sương đã phủ, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần rồi biến mất.
Câu chuyện của tôi, những sai lầm của tôi là có thật. Tôi đã đánh mất hạnh phúc của mình. Kể ra câu chuyện đau lòng này, tôi chỉ muốn mọi người đừng xử sự nông nổi, cả giận mất khôn như tôi. Hãy tin yêu con người, thực lòng yêu thương người thân để gia đình không rơi vào những bi kịch đau đớn.

Bạn có thể tham khảo bài viết này nhé! Chúc bạn học tốt!

20 tháng 10 2016

Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình khá giả quê ở Nam Xương. Vừa mới đến tuổi đôi mươi mẹ tôi bèn cưới vợ cho. Vợ tôi tên là Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương. Người đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Tôi có tính hay ghen đối với vợ tôi phòng ngừa thái quá. Vợ tôi cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa. Cuộc đoàn viên chưa được mấy lâu thì nhà nước có việc đi đánh Chiêm Thành, bắt nhiều lính tráng. Tôi tuy con nhà dòng nhưng không có học tên đã ghi trong sổ khai tráng phải đi sung binh loạt đầu. Lúc tôi ra đi mẹ có dặn rằng:

Nay con phải tạm đi tòng quân, xa lìa dưới gối. Tuy là hội công danh từ xưa ít gặp, nhưng trong chỗ binh cách, phải lấy việc giữ mình làm trọng, biết gặp nạn thì lui, lượng sức mà đánh đừng nên thăm miếng mồi thơm, để lỡ mắc vào lưới cá. Quan cao tước lớn để dành người ta, có như thế thì mẹ ở nhà mới đỡ lo lắng vì con được.

Tôi quỳ xuống đất vâng lời dạy. Vợ thì rót chén rượu đầy tiễn chồng rằng:

Lang quân đi chuyến này thiếp chẳng mong đeo ấn hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên, thế là đủ rồi.

Vợ tôi nói đến đây mọi người đều đẫm lệ.

Rồi đó chén đưa vừa cạn dứt áo chinh phu, ngước mắt trông lên đã đẫm nỗi buồn ly biệt. Bấy giờ vợ tôi đương có thai. Sau khi tương biệt được mười ngày thì sinh được một đứa con trai đặt tên là Thằng Đản.

Ngày qua tháng lại thấm thoát đã nửa năm. Mẹ tôi không phải không muốn đợi tôi về mà là tuổi già sức yếu cộng thêm nhớ con mà sinh ốm. Vợ tôi hết sức thuốc thang chăm lo chu đáo nhưng mẹ đã không qua khỏi. Vợ tôi hết lời thương xót phàm việc mà chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ sinh ra.

Qua sang năm sau giặc Chiêm chịu trói, quân nước kéo về. Tôi mới về thì mẹ đã từ trần, con vừa học nói. Tôi hỏi mộ mẹ rồi dắt con nhỏ đi thăm, song nó không chịu gào khóc. Tôi dỗ dành:

Nín đi con, đừng khóc! lòng cha đã buồn khổ lắm rồi!

Con tôi nói:

Ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói chứ không giống như cha trước kia chỉ nín thin thít.

Tôi ngạc nhiên gạn hỏi nó nói:

Khi ông chưa về đây thường có một người đàn ông đêm nào cũng đến. Mẹ đi cũng đi mẹ ngồi cũng ngồi nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả.

Tính tôi hay ghen nghe con nói vậy tin chắc đinh ninh là vợ hư, không còn cách gì tháo cởi ra được.

Về đến nhà tôi mắng vợ một bữa cho hạ giận, Vợ tôi khóc mà rằng:

Thiếp vốn nhà nghèo, được vào cửa tía. Xum họp chưa thỏa chăn gối, phân phôi vì đọng việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết…..Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin trần bạch để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.

Tôi vẫn không tin. Vợ tôi gạn hỏi việc kia ai nói nhưng tôi vẫn không nói ra là lời con nói. Tôi thường mắng mở và đuổi vợ ra khỏi nhà, bà con hàng xóm đến can cũng không có tác dụng gì.

Bị tôi đánh đuổi ra khỏi nhà vợ tôi bị rơi vào ngõ cụt. Vợ tôi tắm rửa sạch sẽ rồi ra Hoàng Gia ngửa mặt lên trời mà than mong trời chứng giám cho.

Nếu đoan tranh giữ tiết một lòng một dạ với chồng con thì khi chết xin được làm Mỵ Nương, cỏ Ngu Mỹ. Nếu lừa chồng dối con thì nguyện làm mồi cho cá. Nói xong vợ tôi gieo mình xuống sông mà chết.

Tuy tôi rất tức giận vì nàng không thủy chung nhưng nàng chết đi tôi cũng vô cùng thương tiếc tìm vớt thây nàng nhưng chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Một mình gà trống nuôi con vắng vẻ lạnh lẽo đêm đến tôi bấc đèn tàn, không sao ngủ được chợt con tôi nói rằng:

Cha Đản lại đến rồi!

Tôi hỏi đâu. Nó chỉ vào bóng tôi trên vách.

Thì ra tôi đi vắng vợ tôi thường đùa chỉ bóng mình mà bảo là cha. Bấy giờ tôi mới hiểu ra nỗi oan của vợ nhưng chẳng làm gì được nữa.

Cùng làng với vợ tôi có người tên là Phan Lang một đem chiêm bao thấy người con gái áo xanh , đến kêu xin tha mạng. Sáng dậy nhặt được một con rùa hắn ta nhớ đến giấc mơ hôm qua bèn phóng sinh cho con rùa. Phan Lang đi đánh cá và bị lật thuyền thây hắn trôi dặt và được một cô Vũ Nương cứu sông. Cô ấy bảo là người cùng làng với Lang, Vũ Nương sai sứ giả đưa Phan Lang lên khỏi nước, Vũ Nương cũng gửi một chiếc hoa vàng và dặn:

Nhờ nói hộ với chàng Trương, nếu còn nhớ chút tình xưa, nên lập một dàn giải oan ở bến sông,đốt cây thần đăng chiếu xuống nước, tôi sẽ hiện về.

Về đến nhà Phan đem kể lại chuyện này cho tôi ban đầu tôi cũng không tin nhưng khi nhậ được chiếc hoa vàng tôi mới tin. Đây thật sự là vật dụng của vợ tôi.

Tôi bèn theo lời Phan lập một dàn giải oan trên bến sông. Vợ tôi hiện lên thật nhưng lúc ẩn lúc hiện.Tôi vội gọi nhưng nàng vẫn ở giữa dòng sông mà nói với vào:

Thiếp cảm ơn, ơn đức của Linh Phi đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng thiếp chẳng về lại được nhân gian nữa.

Trong phút chốt cảnh tượng tan biến. Tôi gục đầu thổn thức. Một sự ân hận ghê gớm vào tâm can tôi. Chỉ vì một cơn ghen mù quáng mà tôi đã làm cho vợ chông mẹ con phải li biệt mãi mãi. Sai lâm của tôi không thể nào cứu chữa được nữa. Tôi mong mọi người hãy nhìn vào tôi mà rút ra bài học cho chính bản thân mình. Đã là vợ chông thì hãy thương yêu tin tưởng lẫn nhau có như vậy hạnh phúc mới bền vững mãi mãi được.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 10 2018

- Chi tiết chiếc bóng xuất hiện do lời nói ngây thơ của bé Đản, là chi tiết thắt nút, mở nút câu chuyện.

- Chi tiết chiếc bóng chứng tỏ tình thương yêu của Vũ Nương dành cho bé Đản: mong muốn con có tình thương đủ đày của cha và mẹ.

- Chi tiết chiếc bóng càng chứng minh sự hồ đồ, độc đoán, gia trưởng của Trương Sinh, vì lời vu vơ, vì chiếc bóng không rõ thực hư mà đánh đuổi nàng đi.

- Chi tiết chiếc bóng càng khắc sâu nỗi bất hạnh, bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa, họ phải chịu vô vàn những lễ giáo phong kiến hà khắc, thấp cổ bé họng, chịu nhiều oan khuất.

- Chi tiết chiếc bóng (mà bé Đản trỏ lên tường khi Trương SInh ngồi bế con) lại chính là điểm mở nút, giải tỏa mọi mối nghi ngờ, chứng tỏ Vũ Nương vô tội và Trương Sinh hồ đồ. Ân hận thì cũng đã muộn.

=> Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc thể hiện tài năng của Nguyễn Dữ, tạo nên sức hấp dẫn, kịch tính cho câu chuyện kể.

pn vào câu hỏi tươq tự nha

8 tháng 9 2016
Ngày xưa có chàng Trường Sinh vừa cưói vợ xong phải đi lính ,để lại ng mẹ già và ng vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (còn gọi là Vũ Nuơng).Vũ Nương là một người đẹp người đẹp nết.Vũ Nuơng ở nhà sinh con,nuôi con,phụng dưỡng mẹ chồng.Khi mẹ Truơng Sinh ốm mất,Vũ Nuơng làm ma chay chu đáo.Giặc tan,Truơng Sinh về nhà nghe lời con trẻ nghi vợ ko chung thuỷ.Vũ Nương bị oan ben gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn .Một đêm Truơng Sinh cùng con trai ngồi bên đèn ,đứa con chỉ chiếc bóng trên tường bảo đó là cha của mình .Lúc đó Truơng Sinh mới hiểu vợ mình bị oan.Phan Lang,ng cùng làng tình cờ gặp Vũ nuơng dưói thuỷ cung .Khi Phan Lang trờ về trần gian,Vũ Nương gởi chiếc hoa cùng nhắc cho Truơng Sinh lập đàn giải oan cho mình .Truơng Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang.Vũ Nương trở về ngồi trên kiệu hoa đứng giữa dòng lúc ẩn lúc hiện rồi biến mất.
 
 
5 tháng 10 2016

viết thành bài văn hộ mình nhé

6 tháng 10 2016

I – Mở bài:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận ( Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam qua hai tác phẩm).

II – Thân bài:
* Giới thiệu những nét chung về nội dung của các tác phẩm văn học viết về người phụ nữ trong xã hội phong kiến: đó là những người phụ nữ có tài, có sắc hoặc có vẻ đẹp tâm hồn nhưng lại phải sống cuộc đời bất hạnh, khổ đau, gặp nhiều bi kịch -> Khi viết về họ, các tác giả thường thể hiện tấm lòng nhân đạo của mình. 
* Phân tích cụ thể:
1. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của cái đẹp:
a. Vẻ đẹp hình thức:
- Vũ Nương: vẻ đẹp dịu dàng, thuần hậu ( “tư dung tốt đẹp”).
- Thúy Kiều: Kiều đẹp”sắc sảo, mặn mà”. ( dẫn chứng trong bài “Chị em Thúy Kiều ).
b. Vẻ đẹp tài năng, phẩm chất:
- Vũ Nương: tính tình thùy mị nết na, yêu thương và chung thủy với chồng, hiếu thảo với mẹ chồng, thương con, hết lòng lo cho hạnh phúc gia đình… ( Dẫn chứng )
- Thúy Kiều: 
+ Không chỉ đẹp, Kiều còn là người phụ nữ toàn tài. Cầm kỳ, thi, họa-tài nào nàng cũng 
giỏi nhưng nổi trội nhất vẫn là tài đàn. Đặc tả cái tài của Kiều cũng là để ngợi ca cái tâm 
đặc biệt của nàng. Bản đàn bạc mệnh mà nàng sáng tác chính là tiếng lòng của trái tim 
đa sầu đa cảm.
+ Hiếu thảo với cha mẹ, giàu đức hi sinh, có lòng vị tha, có trái tim đôn hậu, có ý thức sâu sắc về nhân phẩm của mình… ( Dẫn chứng qua các đoạn trích đã học và đọc thêm).
2. Hình tượng người phụ nữ Việt Nam là hiện thân của những số phận bi thương:
* Qua hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều”, ta thấy người phụ nữ trong xã hội xưa là nạn nhân của xã hội phong kiến có nhiều bất công dẫn đến những đau khổ, thiệt thòi.
- Người phụ nữ là nạn nhân của chế độ nam quyền:
+ Nàng Vũ Nương có một cuộc hôn nhân không bình đẳng ( Trương Sinh xin mẹ trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ. Sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ Nương luôn mặc cảm” “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”; và sau này, cũng là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo, gia trưởng).
+ Chỉ vì hiểu lầm mà Trương Sinh độc đoán, hồ đồ mắng nhiếc Vũ Nương, không cho nàng cơ hội thanh minh, phải tìm đến cái chết để minh oan.
+ Vũ Nương chết oan ức nhưng Trương Sinh không ân hận day dứt, không hề bị xã hội lên án. Trương Sinh coi như việc đã qua rồi. Như vậy, chuyện danh dự, sinh mệnh của người phụ nữ bị tùy tiện định đoạt bởi người đàn ông, không có hành lang đạo lí, dư luận xã hội bảo vệ, che chở.
- Người phụ nữ còn là nạn nhân của chiến tranh, của xã hội đồng tiền đen bạc.
+ Vũ Nương lấy Trương Sinh, chàng ra lính để lại mẹ già và đứa con còn chưa ra đời. Nuôi dưỡng mẹ già, chăm sóc con, nàng tận tụy vì gia đình nhưng chiến tranh làm xa cách, tạo điều kiện cho sự hiểu lầm trở thành nguyên nhân gây bất hạnh.
+ Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền. Xã hội ấy vận động trên cơ chế:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”.
Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh – một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè…
Cũng vì đồng tiền, Túi Bà và Mã Giám Sinh đẩy Kiều vào chốn lầu xanh nhơ nhớp, khiến nàng phải đau đớn, đắng cay suốt mười lăm năm lưu lạc, phải “thanh lấu hai lượt, thanh y hai lần”.
- Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thúy Kiều đều phải tìm đến cái chết để giải nỗi oan ức, thoát khỏi cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt.
3. Khái quát, nâng cao:
- Người phụ nữ trong hai tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và “Truyện Kiều” hội tụ những vẻ đẹp đáng quý nhất và cũng là đầy đủ những gì đau khổ, tủi nhục nhất của con người. Họ là đại diện tiêu biểu của hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ.
- Viết về người phụ nữ, các nhà văn,nhà thơ đã đứng trên lập trường nhân sinh để bênh vực cho họ, đồng thời lên tiếng tố cáo gay gắt với các thể lực đã gây ra nỗi đau khổ cho họ.
- Liên hệ với cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.

III – Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân về cuộc sống của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

23 tháng 12 2016

tên bài này là j vậ bn

30 tháng 12 2016

Nếu biển khơi có sóng nổ sóng chìm khi dịu êm lặng lẽ lúc cuộn sóng trào dâng thì cuộc đời cũng có bao tình huống bất ngờ xảy ra,nhất là trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt để thử thách tình cảm con người.Truyện ngắn “Chiếc Lược Ngà” (1966) Của Nguyễn Quang Sáng cũng được xây dựng nên từ một tình huống éo le như thế để khắc sâu tình cha con thiêng liêng sâu nặng.Vang vọng suốt câu chuyện, suốt những quãng đời, suốt những cuộc đời ấy chỉ là một tiếng kêu, một tiếng kêu bình dị và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗt con người: “Ba”

Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ,như bao nhiêu con người Việt Nam “tuốt gươm ko chịu sống quỳ” khác ông Sáu khoác ba lô lên đường kháng chiến,tạm biệt quê hương,gia đình và đứa con gái chưa tròn một tuổi.Giữa chiến trường bom rơi đạn nổ không thể gặp con,bao yêu thương nhung nhớ chất đầy trong trái tim người cha ấy. Ông trở về thăm nhà khi đứa con đã 8 tuổi. Ông vui mừng biết bao, xúc động biết bao, đến nghẹn lại, đến cả vết sẹo bên má cũng giật giật khi được gặp lại đứa con gái mà ngày đêm ông hằng nhớ thương. Đáp lại sự vồ vập mong chờ của người cha bé Thu lại tỏ ra ngờ vực,lạnh lùng lảng tránh ba.Qua việc xây dựng một cô bé gái gan góc t/g đã thể hiện bút pháp phân tích tâm lí đặc sắc.Trong tâm hồn ngây thơ của cô bé thì người cha chụp ảnh với mẹ nó ngày xưa mới là cha nó còn người đàn ông có vết sẹo dài trên má kia thì không phải,cha nó không có viết sẹo xấu xí đó nên nó nhất định không chịu gọi ông Sáu là cha.Khao khát đốt lòng ông Sáu là được gặp con được nghe con gọi ba, được sống trong tình ruột thịt ấm áp,có ba có con, có cả gia đình trong những phút giây ngắn ngủi.Vì thế ông tìm mọi cách vỗ về làm thân và bày tỏ tình cảm chân thật của mình nhưng đáp lại là sự hoảng sợ, căm ghét, xa lánh của con gái.Có một tình thế người đọc tưởng như cô bé 8 tuổi kia sẽ không thể ương ngạnh được nữa,nó sẽ phải gọi ba.Nồi cơm to đang sôi, mẹ thì không có ở nhà,nó cần sự giúp đỡ của người lớn,chỉ một tiếng ba bé Thu sẽ giải quyết được khó khăn ngoài tầm với của nó,nó sẽ phải gọi ba.Nhưng không !Dứt khoát là không! Người đàn ông có vết sẹo ấy không phải là ba nó,nó không gọi,nó tự lấy muôi múc nước, nó tự làm lấy công việc nguy hiểm và quá sức ấy.Chính điều ấy đã làm cho không chỉ người cha, bạn của người cha mà làm cho cả người đọc chúng ta đau lòng bởi còn gì đau xót hơn khi tình phụ tử thiêng liêng ấy của ông Sáu bị chính đứa con quyết chối bỏ.
Trong bữ cơm thân mật ấm áp của gia đình, ông Sáu ân cần gắp vào bát con gái cái trứng cá,Thu cầm đũa xoi và trong bát, tưởng cô bé đã nguôi ngoai rồi,nhưng thật bất ngờ nó hất tung cái trứng cá _món quà tình nghĩa của người cha ra khỏi bát cơm. Người cha mong ngày mong đêm để được gặp con,được nghe con gọi một tiếng cha, hết sức yêu thương chăm sóc con cũng không thể ngờ được có chuyện ấy. Đau xót, bất lực, thất vọng, tức giận ông đã đánh con gái.Tình huống đã lên đến cao trào,mọi chuyện rồi sẽ thế nào đây?Nhưng bị ba đánh,bé Thu không hề khóc lóc, van xin mà lặng lẽ rời khỏi mân cơm bỏ về nhà bà ngoại.Hành động ương ngạnh tưởng như đáng ghét ấy của Thu lại là biểu hiện tuyệt vời của tình thương yêu vô bờ mà nó dành cho ba nó,người trong tấm ảnh chụp với má nó.Trong sự ương ngạnh quyết liệt ấy còn ẩn chứa niềm kiêu hãnh trẻ thơ về tình phụ tử thiêng liêng mà không gì có thể mua chuộc hay đánh đổi.Chính tính cách kiên định dứt khoát ấy đã làm nên bản chất ngoan cường của cô giao liên sau này.

Bỏ về nhà bà ngoại, Thu được bà giảng giải cho vết sẹo dài trên má của ba.Lúc ấy nó mới vỡ lẽ ra Thì ra bom đạn chiến tranh tàm bạo đã làm cho người cha anh dũng của nó phải mạng viết sẹo dài trên má.Tình yêu thương cha của nó bây giờ còn có cả lòng hãnh diện và ngưỡng một nữa.Nhưng lúc nó vỡ lẽ ra thì ba nó phải đi mất rồi,ba nó lại phải xa mẹ con nó.Thu ân hận, day dứt,hối tiếc và cảm thấy có lỗi với ba nhiều lắm, “nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn.”Những cảm xúc của cô bé thật chân thực và sâu sắc.

Lại một ngày chia tay nữa, ông Sáu lại phải tạm biệt quê hương,gia đình và đứa con gái bây giờ đã 8 tuổi,tạm biệt để lên đường và cuộc chiến đấu mới. Đúng lúc không ai ngờ nhất, đúng lúc ông Sáu tưởng như đã hết hi vọng, đúng lúc ấy cô con gái đã cất lên tiếng kêu “ba “xé lòng,tiếng kêu xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người.”. Tiếng kêu mà ông Sáu đã mong chờ suốt những năm tháng xa cách, đã mong chờ suốt những ngày trở về bên con,cũng là “tiếng ba mà nó đè nén bao nhiêu năm nay”,giờ thì nó đã vỡ oà ra nhưng trong lòng người đọc như có cái gì nghẹn ắng lại.Không dừng lại ở đó nó còn bày tỏ tình cảm với người ba của nó một cách mãnh liệt,nồng nàn: “Nó hôn ba nó khắp mọi nơi.Nó hôn tóc, nó hôn cổ,hôn vai và hôn cả vết thẹo dài trên má của ba nó nữa” Người cha không cầm nổ nước mắt vì sung suớng, vì cảm động và cũng vì cảnh ngộ éo le của mình, ông phải đi rồi.

Trong những ngày tháng chiến tranh gian khổ,khó khăn,thiếu thôn đủ thứ, ông Sáu vẫn không nguôi nhớ con và lại càng day dứt khi đã đánh con.”Nỗi khổ tâm cứ giày vò” ông.“Ba về !Ba mua cây lược cho con nghe ba” đó là mong ước đầu tiên của đứa con gái bé bỏng trong lúc cha con từ biệt vì thế ông đã cố công kiếm một chiếc ngà voi để làm lược cho con.Một phần là vì trong rừng không mua được lược mà vì lược cho con gái ông phải làm từ vật liệu quý như thế,chiếc lược do chính tay cha làm cho con gái.Chiếc lược gỡ rối tâm tư nhớ nhung và day dứt vì đánh con của ông. Đau lòng biết bao, kỉ vật đầu tiên ông làm cho con gái cũng chính là kỉ vật cuối cùng.Trong giờ phút đối mặt với thận chết thì phụ tử thiêng liêng vẫn sống trong lòng ông,kỉ vật ấy ông nhất định phải tặng cho con gái, phải giữ lời hứa với con.Chỉ khi người đồng đội hứa sẽ trao tận tay cho con ông mới nhắm mắt đi xuôi.

Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đắc sắc,ngôn ngữ giản dị mộc mạc, xây dựng tình huống bất ngờ, éo le Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện 1 cách cảm động tình cha con thiêng liêng sâu nặng,giữa đạn bom khói lửa,sự sống và cái chết mong manh tình phụ tử thiêng liêng ấy không một thứ gì có thể tiêu diệt được mà nó lại càng bên bỉ hơn, sáng đẹp hơn lúc nào hết. “Tình cha ấm áp như vầng thái dương…”

11 tháng 10 2021

Tham khảo:

Qua tác phẩm Người con gái Nam Xương, Vũ Nương hiện nên là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chưa vun vén được với chồng bao lâu thì phải xa cách vì chồng ra trận. Được một thời gian thì nàng sinh ra một đứa cọn trai đặt tên là Đản. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa chăm sóc nuôi dạy con thơ, lại đơn côi gối chiếc nhưng nàng vẫn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của một người con dâu tốt. Tới khi mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng "hết sức thuốc thang", "ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn". Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã "hết lời thương xót", việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo "như đối với cha mẹ đẻ mình". Chỉ bấy nhiêu đấy thôi, ta đã thấy trong Vũ Nương cùng xuất hiện ba phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thủy chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa.

11 tháng 10 2021

tham khảo nha bạn:

nhân vật vũ nương trong văn bản "chuyên người con gái nam xương" của nguyễn dữ hiện lên là một người con gái có tính tình thùy mị , nế na lại thêm tư dung tốt đẹp\(^1\). Vũ nương được sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, được gả vào một nhà giàu là Trương Sinh\(^2\).Sau khi về nhà chồng, biết chồng mình có tính hay ghen nên nàng cũng rất giữ gì khuân phép\(^3\).Cuộc sum học chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đi lính, nàng ở nhà một mình hết sức chăm sóc cho mẹ và con\(^4\). Mọt thời gia sau mẹ chồng mất nàng, nàng hết lời thương xót ,lo việc tế lễ như đối với cha mẹ đẻ\(^5\).Sau một năm Trương Sinh chở về, trên đường đi ra thăm mộ mẹ chàng đã vôi tình nghe bé đảng kể lại chuyện cái bóng khi mình vắng nhà và nghi cho vợ mình hư\(^6\).Về nhà chàng la um lên trách móc vợ mặc nàng hế sức giải thích và hàng xóm bênh vực vẵn mắng nhiếc , đánh đuổi nàng đi\(^7\). Sau khi giải thích chồng không nghe nàng về tắm giử song nàng ra bến Hoàng Giang thề nguyền rồi gieo mình xuống dòng nước\(^8\). Các nàng tiên thấy thế thương tình đã cứu nàng\(^9\). Su khi nàng chết Trương Sinh tối đó ngồi trước đèn nghe bé Đán vừa nói vừa chỉ tay vào cái bóng mình mới biết mình vu oan cho vợ nhưng đã muộn \(^{10}\). My sao có một người tên là Phan Lang được mời xuống thủy cung chơi và  Vũ Nương đã nhờ Phan Lang đưa cho chàng Trương một chiếc hoa cài vàng và bảo với tràng nếu còn nhớ tình xưa nghĩa cũ thì lập đàn giải oan cho nàng\(^{11}\).Sau khi Trương Sinh biết thì liền lập đàn giải oan chho nàng , nàng hiện vế lộng lẫy rồi từ từ liến mất\(^{12}\).Từ đó cho thấy rõ hơn tấm lòng chung thủy, vị tha của nàng\(^{13}\). Mặc dù bị trồng rẫy bỏ nhưng nàng vẫn rất yêu thương chồng \(^{14}\). Qua điều đó cho thấy sự bất công của chế độ nam quyền thời xưa, đồng thơi tôn vinh vể đẹp của người con gái Việt \(^{15}\)

11 tháng 11 2019

Không biết trang giấy thi cỡ A4 hay A3

12 tháng 11 2019

1 trang giấy kiểm tra !