K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2018

Em xay tiêu từ hạt tiêu xay

ôi mẹ ơi... buồn cười vãi

Con ngựa đá đá con ngựa

                      ( mk không biết có đúng không)

3 tháng 10 2018

Ngay từ ấu thơ, ca dao đã gắn với cuộc đời của mỗi chúng ta. Những lời hát, điệu ru lớn dần theo năm tháng. Ca dao - tiếng nói trữ tình dân gian trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Giống như tất cả các thể loại của văn học, ca dao cũng hướng đến đối tượng trung tâm là con người, khám phá, phát hiện những vẻ đẹp trong cuộc sống con người. Trong khi thổ lộ tâm tình - gắn với cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt, đấu tranh xã hội và quan hệ tình cảm, ca dao luôn hướng về con người - nhân dân. Những câu hát phản ánh đầy đủ hiện thực cuộc sống và thế giới tâm hồn của người bình dân. Đời sống vật chất và tinh thần ấy hiện lên qua những rung cảm mãnh liệt, tinh tế đa dạng, độc đáo và sâu sắc, tô đậm thêm vẻ đẹp con người, bộc lộ chất nhân văn cao cả. Nói đến chất nhân văn trong ca dao là nói đến vẻ đẹp con người cả hình thức lẫn nội dung, từ bên ngoài đến bên trong, từ hiện thực đến tâm hồn, là Con Người viết hoa. Với người bình dân, tình và nghĩa luôn quyện chặt làm nên đời sống tinh thần phong phú và sâu sắc.

29 tháng 9 2018

Hạnh phúc nói chung và Gia đình hạnh phúc nói riêng là những khái niệm mơ hồ và trừu tượng. Quan niệm hạnh phúc của mỗi cá nhân và lớn hơn là mỗi gia đình đều khác nhau. Nhiều người có thể cho rằng chỉ cần nhiều tiền bạc là đã hạnh phúc, nhiều người lại nghĩ có sức khỏe là sẽ hạnh phúc. 
Tuy nhiên dù có nhìn nhận ở góc độ nào thì một gia đình hạnh phúc đều mang bản chất không đổi. Mỗi gia đình hạnh phúc đều sẽ mang lại cho những thành viên trong gia đình đó những cảm xúc tích cực.

Gia đình là gì? “Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ nuôi dưỡng, quan hệ nuôi dưỡng hoặc quan hệ giáo dục.” Một gia đình hạnh phúc là một gia đình đáp ứng đủ các nhu cầu về vật chất và tinh thần, làm cho mỗi thành viên trong gia đình đó cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc và thoải mái tự do phát triển năng lực cá nhân. Đời sống tinh thần lành mạnh đi đôi với đời sống vật chất và điều kiện kinh tế được đảm bảo. Đó được xem như bản chất cấu nên một gia đình hạnh phúc trong xã hội ngày nay.

29 tháng 9 2018

Gia đình hạnh phúc là các thành viên trong gia đinh luôn yêu thương

che chở và bảo vệ lẫn nhau

19 tháng 4 2018
Đặc điểmCÁ VOI XANHCá chép
1

Đẻ con

đẻ trứng
2Nuôi con bằng sữako có sữa
3Lớn hơn cá chépnhỏ hơn cá voi xanh

mình ko biết kẻ bảng nên hơi khó nhìn, xin lỗi nha

3 tháng 9 2018

Tuổi thơ tôi gắn liền với biết bao kỉ  niệm, nào là vui, là buồn. Có lúc, những kỉ niệm ấy là những khoảng thời gian làm cho tôi không thể nào quên đi được. Khoảnh khắc luôn làm cho tôi nhớ chính là những kỉ niệm ngày đầu tiên vào học lớp sáu, vào học một ngôi trường cấp hai với biết bao điều lí thú xuất hiện.

Hôm ấy, trước ngày khai trường, tôi trằn trọc suốt đêm, không thể nào ngủ được. Bởi vì trong lòng tôi cảm thấy rất hồi hộp và không biết ngày khai trường được diễn ra có giống hồi tôi học ở trường cấp một ngày ấy hay không ? Cảm giác của tôi vào hôm ấy không tài nào tả được. Rồi ngày mà tôi luôn tò mò cùng đã đến.

Sáng tinh mơ, lần đầu tiên tôi dậy sớm. Xong xuôi những việc cá nhân, tôi vội vã chạy vào phòng với vẻ mặt hớn hở. Tôi nhanh tay lấy bộ đồng phục ra, trông nó mới và trẳng tinh. Tôi nhẹ nhàng thay bộ đồng phục ấy, cột lên thêm chiếc khăn quàng đỏ thắm, nhìn vào gương, tôi tự nghĩ rằng, giờ mình đã là một nữ sinh cấp hai rồi, cần phải chững chạc hơn, ra vẻ nữ sinh hơn. Thay quần áo xong, tôi chạy xuống phỏng ăn, ăn sáng cùng gia đình. Ai ai cũng bảo rằng tôi đã khôn lớn hơn rôi. Tôi cũng nghĩ vậy.

Ăn một bữa no nê vào buổi sáng, tôi vội chào tạm biệt cả nhà và lấy chiếc xe đạp ra. Tôi chạy từ từ đến trường, cảm giác lúc bấy giờ của tôi rất là vui. Khi đến trường, toàn trường náo nhiệt như những ngày lễ vậy.

Ngoài cổng trường, cửa chính mở toang ra đội trống liền xếp thành hai hàng ngang, khi có khách hoặc giáo viên bước vào, trống kèn sẽ vang lên như thể chào mừng họ vậy. Sân trước của trường treo những dây với những lá cờ đủ màu bay phấp phới. Mọi thứ trông rẩt mới mẻ và lạ lẫm. Các giáo viên cùng thế, các cỏ giáo thì mặc những bộ áo dài mới. Còn các thầy thì mặc những chiếc áo sơ mi trang trọng với chiếc cà vạt đủ màu sẳc. Bên trong trường có sân khấu to, bên trên sân khấu có những bó hoa tươi dùng để trưng bày. Các cửa cầu thang đều đóng lại kín mít. Khối sáu chúng em được thầy tổng phụ trách và thầy giám thị sắp xếp hàng lối cho từng lớp. Còn ba khối, bảy, tám, chín được xếp theo sự điều động của thầy Sơn giám thị. Không khí lúc đó rất náo nhiệt. Mỗi lớp sáu chúng em được cô chủ nhiệm mua cho mỗi lớp mười cái bong bóng. Buổi lề khai giảng bắt đầu, từng lớp chúng em được bước vào trên tấm thảm đỏ cùng với lời giới thiệu mỗi lớp của cô dẫn chương trình. Sau những lời giới thiệu chính là lúc chúng tôi được thả lên trời những quả bóng, là lúc mà ai trong lòng cũng thấy toại nguyện. Sau những lời giới thiệu, phần phát biểu cùa thầy hiệu trưởng là kết thúc buổi lễ, khi mồi học sinh toàn trường bước ra khỏi trường sau một buổi lễ khai giảng đầy niềm vui. Tôi nghĩ rằng từ nay tôi chính thức là một nữ sinh cấp hai.

Giờ đây tôi đã lên lớp tám nhưng kỉ niệm ngày đầy tiên đi học quả thật rất đáng nhớ.Vừa được làm quen với các bạn bè, vừa được học thêm nhiều môn học mới và cả qui luật mới. Một kỉ niệm tràn đầy niềm vui sướng với mênh mông, bao la những điều mới mẻ. Thật hạnh phúc biết bao! Đúng là một kỉ niệm khó nhạt phai trong kí ức tuổi thơ tôi

Ngồi lật lại những trang album ảnh của mình, tôi bật cười. Những khoảnh khắc tôi và cùng các bạn lớp A3 vui đùa từ lớp 6 tới giờ đều được chúng tôi lưu lại cẩn thận. Những khuôn mặt và nụ cười hồn nhiên, vui tươi đó, những người bạn tôi đã gắn bó ba năm trời, thân thiết như anh chị em ruột thịt của mình, làm sao tôi có thể quên được? Những kỉ niệm như những thước phim quay chậm, từ từ hiện lên thật rõ ràng và sâu sắc.

Tôi còn nhớ rõ lắm buổi đầu tiên mình vào học lớp 6. Đó không phải lần đầu tiên tôi đến trường Nguyễn Tất Thành vì cũng giống như các bạn khác, tôi cũng được ba mẹ đưa đi tham quan quanh trường vào dịp hè. Ấn tượng đầu tiên của tôi về trường rất đẹp: Trường to và rộng hơn rất nhiều so với trường Tiểu học cũ của tôi. Cơ sở vật chất cũng rất hiện đại. Bao quanh sân trường và dọc hành lang của các lớp đều có rất nhiều cây xanh. Khi đó, tôi đã rất háo hức mong chờ đến ngày đầu tiên vào học lớp 6, để mình có thể trở thành một thành viên chính thức trong đại gia đình Nguyễn Tất Thành thân yêu.

Thế nhưng, ngày đầu tiên vào lớp 6 của tôi là một ngày mưa gió lớn. Tôi còn nhớ, tiếng mưa và tiếng sấm đã kéo tôi ra khỏi giấc ngủ thanh bình từ lúc 5 giờ sáng. Mưa rất lớn và kéo dài mãi, dường như chẳng có vẻ gì là sẽ ngớt mưa cả. Tôi ngồi đợi mưa bớt nặng hạt gần hai tiếng đồng hồ nhưng cũng chẳng có ích gì cả. Cuối cùng, hai ba con tôi đành phải đội mưa đi học khi còn 15 phút nữa vào lớp. Bình thường, để đi từ nhà tôi đến trường cũng phải mất 20 phút – đó là khi thời tiết đẹp và đường xá thông thoáng, không bị tắc đường. Thế nhưng, ngày hôm đó, tôi chẳng thể nhớ nổi ba tôi đã rẽ vào bao nhiêu con đường, bao nhiêu ngõ phố để tránh cảnh tắc đường và cảnh lụt lội. Cả thành phố Hà Nội trở nên ngập lụt, chiếc xe của ba tôi đã mấy lần định chết máy rồi lại may sao mà khởi động được. Ngồi sau ba, tôi không khỏi lo lắng. Đây là buổi học đầu tiên của mình ở trường mới, với thầy cô và bạn bè mới, vậy mà lại đi học muộn. Ấn tượng của mọi người về mình sẽ như thế nào đây?

Sau hơn nửa giờ đồng hồ, cuối cùng, hai ba con tôi cũng tới được trường Nguyễn Tất Thành. Hớt hải chạy lên cầu thang, tôi rẽ vào tầng 4 và bước tới phòng học lớp 6A3. Đứng trước cửa lớp, tôi rụt rè cất tiếng. Tôi rất sợ khi thấy ánh mắt của hơn 40 bạn trong lớp đang hướng về phía mình.

- Con thưa cô, cho con vào lớp ạ!

Đáp lại câu hỏi của tôi, cô giáo chủ nhiệm trẻ mỉm cười hỏi tên tôi và xếp chỗ ngồi cho tôi. Giọng nói ấm áp và truyền cảm cùng với nụ cười tươi tắn đó đã giúp tôi tự tin thêm phần nào. Rồi những tiết học tiếp theo, những thầy cô vào lớp cũng thật ân cần và vui tính. Thầy cô giúp cho chúng tôi biết thêm những kiến thức mới lạ bổ ích mà không khí tiết học lúc nào cũng khá thoải mái và dễ chịu. Mỗi ngày đến lớp thực sự là một niềm vui đối với những cô cậu học trò chúng tôi. Tôi không còn cảm giác rụt rè như ngày đầu vào lớp 6 nữa. Rồi cả những người bạn xung quanh mình. Họ cũng rất vui vẻ và hòa đồng. Sau buổi học đầu tiên, tôi nhanh chóng làm quen được thêm với nhiều người bạn mới, trong đó có cả người bạn thân nhất của tôi bây giờ.

Ba năm trôi qua, và những ngày đến trường đã không còn bỡ ngỡ với tôi như ngày đầu tiên nữa. Có những người nói rằng, kỉ niệm ngày đầu tiên bước vào lớp 1 là kỉ niệm khó quên nhất trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Nhưng đối với tôi, ngày đầu tiên bước chân vào lớp 6 A3 trường Nguyễn Tất Thành mới là kỉ niệm không bao giờ tôi có thể quên. Bởi lẽ, ngày vào lớp 1 đã diễn ra quá lâu để tôi có thể nhớ trọn vẹn cảm giác rụt rè bỡ ngỡ, còn kỉ niệm ngày đầu vào lớp 6 lại quá sâu sắc và đặc biệt với tôi, nó dễ dàng đi vào tâm khảm của một cô nhóc lớp 6.

Ba năm trôi qua với biết bao các hoạt động. Mỗi lần đến dịp lễ lớn là học sinh Nguyễn Tất Thành lại nô nức tổ chức các tiết mục văn nghệ đặc sắc và tiêu biểu. Các buổi văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, dạ hội Tiếng Anh hay Dạ hội Tuổi 18 đều trở thành nét đặc biệt của trường. Các hoạt động bảo vệ môi trường, giữ gìn an toàn vệ sinh cũng đều được hưởng ứng. Vì vậy, giờ đây, sân trường, hành lang các lớp và ngay cả xung quanh khuôn viên Nguyễn Tất Thành đều trồng rất nhiều cây xanh – một không gian mà không biết bao ngôi trường mơ ước. Các hoạt động Đoàn Đội cũng diễn ra qui củ và hiệu quả nhờ có sự hướng dẫn của các thầy cô Tổng phụ trách.

Bây giờ, cô giáo chủ nhiệm theo chúng tôi hai năm học lớp 6 và lớp 7 đang trong thời kì nghỉ sinh em bé. Nhưng không lúc nào chúng tôi không nhớ đến cô. Chúng tôi luôn mong cô sớm quay trở lại trường và một lần nữa đem lại cho chúng tôi những tiết học Ngữ văn sinh động, hấp dẫn. Còn cô giáo chủ nhiệm mới của chúng tôi, cô thực sự là một người mẹ đảm đang và chu đáo, người luôn hết lòng lo lắng cho chúng tôi. Đôi lúc dù cô có nghiêm khắc nhưng hơn ai hết, chúng tôi hiểu, cô luôn yêu thương 49 đứa học sinh "quỷ sứ" chúng tôi như 49 đứa con bé bỏng yêu dấu.

Một năm học nữa lại sắp kết thúc. Sang năm sẽ là quãng thời gian hết sức căng thẳng và vất vả đối với chúng tôi vì áp lực từ các kì thi học sinh giỏi, các kì thi chuyển cấp rất lớn. Nhưng còn tiếp tục ở mái trường Nguyễn Tất Thành thân yêu này thì tôi tin rằng, mình có thể vượt qua điều đó. Bởi vì xung quanh tôi có biết bao thầy cô giáo giỏi tâm huyết và những người bạn luôn gắn bó với tôi, cùng chia sẻ những khoảnh khắc đẹp đẽ từ năm học lớp 6.

học tốt nha

17 tháng 5 2021

bằng 2

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế cũng là bất hiếu. Cho nên người con có hiếu, còn cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kịp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được nữa."

a) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

b) Hãy xác định phép lập luận mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn là gì?

c) Phương pháp lập luận chủ yếu mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là gì?

đ) Thông qua đoạn văn trên, tác giả muốn chuyển đến  người đọc nội dung gì?

Mn giúp mk vs, mk đg cần gấp! Ai lm nhanh nhất mk sẽ tik cho 3 tik! Mơn mn trc!

1
5 tháng 4 2019

Mn giúp mk vs!

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế cũng là bất hiếu. Cho nên người con có hiếu, còn cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kịp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được nữa."

a) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

b) Hãy xác định phép lập luận mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn là gì?

c) Phương pháp lập luận chủ yếu mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là gì?

đ) Thông qua đoạn văn trên, tác giả muốn chuyển đến  người đọc nội dung gì?

Mn giúp mk vs, mk đg cần gấp! Ai lm nhanh nhất mk sẽ tik cho 3 tik! Mơn mn trc!

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
9 tháng 4 2019

a. Đoạn văn sử dụng phương thức nghị luận (có kết hợp biểu cảm)

b. Phép lập luận được sử dụng là phân tích.

c. Phương pháp lập luận: Tác giả dùng lí lẽ và đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực để tạo nên sự lay động trong tâm thức người đọc.

d. Thông điệp mà người viết muốn gửi đến người đọc là: Hãy hiếu thảo với cha mẹ.

13 tháng 3 2018

Năm 1429, Lê Lợi đã xuống chiếu yêu cầu “những người văn võ hào kiệt hoặc bị bỏ sót trầm trệ, không có chức tước, không ai tiến cử, hoặc vì thù hằn mà bị đè nén che giấu thì đến ngay chỗ thiếu phó Lê Văn Linh mà tự tiến cử, xét ra thực có tài đức thì tấu trình để cất dùng, không kể là ngụy quan hay là sĩ thứ, lấy tài đức là hơn”(1). Vua mở ra khoa thi minh kinh bác học để chọn người tài giỏi, thông thạo kinh sử, đồng thời bắt các quan văn võ từ tứ phẩm trở xuống phải thi kinh sử. Đến năm 1431, vua lại cho mở khoa thi hoành từ để chọn những người văn hay, học rộng bổ làm quan. 

Bằng những chiếu dụ đó, mặc dù Lê Lợi chưa mở được các khoa thi tiến sĩ nhưng ông đã tập hợp được một tầng lớp nho sĩ trí thức tiến bộ giúp triều đình dựng nước, an dân, ổn định xã hội sau nhiều năm binh lửa chiến tranh. 
Tiếp tục sự nghiệp của vua cha, Lê Thái Tông (1434-1442) đã không ngừng củng cố nhà nước phong kiến mới được hình thành bằng cách tăng cường đào tạo con cháu các quan văn võ từ lục phẩm trở lên, các quan phù đạo, thủ lĩnh ở các phiên trấn thông qua hình thức ưu tiên lập danh sách, cho đến Quốc Tử giám đọc sách chờ tuyển dụng. Cùng với việc sử dụng con em trong gia đình quan lại, quý tộc, vua cũng tổ chức ngay cuộc thi học sinh trong nước, lấy đỗ hơn 1.000 người và chia làm 3 hạng: hạng nhất, nhì được vào Quốc Tử giám tiếp tục học tập, hạng ba cho về học ở các nhà học địa phương, tất cả đều được miễn lao dịch để toàn tâm, toàn ý học tập. Những nho sinh ở các nhà lộ học từ 25 tuổi trở lên mà thi không đỗ phải về quê làm dân thường và chịu mọi lao dịch. Năm 1437, vua cho khảo sát thi viết và tính lấy đỗ 690 người bổ làm thuộc lại các nha môn. Nối theo chí hướng một lòng cầu hiền và hết mực sùng nho, trọng đạo của tiền nhân, Lê Thái Tông vẫn ngày đêm tìm kẻ anh tài, dùng người tuấn kiệt và ông nhấn mạnh muốn có người giỏi trước hết phải chọn người văn học, trong đó lấy khoa mục, thi tuyển làm đầu. 
Sau 10 năm hòa bình, ổn định, vua Lê Thái Tông quyết tâm thúc đẩy việc học hành thi cử vì chỉ có thông qua thi tuyển mới chọn được người thực tài, đó là một nhân tố rất quan trọng giúp nhà vua dựng xây đất nước. Năm 1438, vua cho tổ chức thi hương ở các đạo, năm 1439, thi hội tại sảnh đường kinh đô, ai trúng kỳ thi hội được gọi là tiến sĩ xuất thân (đỗ tiến sĩ được ra làm quan). Vua cũng định lệ 3 năm mở 1 khoa thi. 
Năm 1442, vua mở khoa thi đình tại kinh đô Thăng Long cho những người thi hội đã đỗ 4 trường. Đề thi do nhà vua đích thân ra, ai đỗ kỳ thi này được gọi là tiến sĩ và chia ra 3 bậc. Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ gồm 3 người xuất sắc nhất được vinh danh tam khôi: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân được gọi là hoàng giáp và cuối cùng là đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân được gọi là tiến sĩ. Cách phân cấp này gần giống như dưới thời vua Trần Duệ Tông (1374) nhưng cụ thể, tỉ mỉ hơn, đánh giá trình độ tiến sĩ xác đáng hơn. 
Ở buổi đầu thời Lê sơ, vua tôi chăm lo việc nước, chú trọng việc học hành thi cử, nhiều nhân tài được thể hiện và trọng dụng, tạo ra nền tảng vững vàng cho đất nước phát triển. Khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi (1460-1497), việc học hành khoa cử càng được đề cao, nhà nước phong kiến Đại Việt bước vào giai đoạn cực thịnh. 
Nhằm kiểm soát chặt chẽ đạo đức của nho sinh và củng cố lòng trung thành của quan lại với nhà nước phong kiến, năm 1462, vua Lê Thánh Tông đặt ra lệ “bảo kết hương thí” và “cung khai tam đại”. Quy định này yêu cầu các sĩ tử muốn tham dự các kỳ thi phải có sự đảm bảo và cam kết của quan lại địa phương về tư cách của thí sinh, đồng thời mỗi thí sinh phải có một bản khai lý lịch 3 đời. Nếu ai xuất thân trong những gia đình làm nghề cầm ca hát xướng thì không được dự thi. 
Quy chế tuyển chọn từ địa phương này đã chặt chẽ hơn trước và góp phần ổn định trật tự xã hội bởi vì nó đã loại bỏ được những người yếu kém về nhân cách và bắt buộc các gia đình muốn cho con cháu được học hành tấn tới thì phải tự giác chấp hành những quy định của nhà nước và của hương thôn, làng xã. Người nào bị xếp vào loại bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân, điêu toa thì tuy có học vấn, giỏi văn bài cũng không được tham dự các kỳ thi. Tiếc rằng, quy định mang tính tích cực đó của Lê Thánh Tông sau này đã bị các quan lại địa phương lợi dụng để nhũng nhiễu người dân, mặt khác quy định đó cũng thể hiện những hạn chế vì nó đã phân biệt đẳng cấp quá khắt khe, coi thường những người làm nghề ca hát và có nhiều trường hợp ông, cha làm sai mà con con cháu phải gánh tội nên có nhiều nhân tài lỡ mất cơ hội cống hiến cho dân, cho nước.

13 tháng 3 2018

Giáo dục thời Lê Sơ phát triển, vì:

-Nhà Lê luôn đề cao vai trò của giáo dục trong hình thức và hành động. Giáo dục tri thức phải đi đôi với giáo dục đạo đức.

-Nhà Lê luôn thay đổi và sáng tạo sao cho phù hợp với thực tế xã hội và khả năng người học, nhằm khơi gợi tính chủ động của người học.

-Thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện thi cử nghiêm túc nhằm chọn được người tài. Tuy nhiên hạn chế những quy định khắt khe, không cần thiết trong hoạt động dạy học để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện.

-Khi nghiên cứu luôn đề ra những yêu cầu cho giáo dục phải gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.

-Việc xác định mục tiêu giáo dục phải phù hợp với thực tế và kết hợp hài hòa lợi ích.

-Nội dung giáo dục phải kết hợp hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn, mang tính cập nhật.

-Có những chính sách đãi ngộ học tập.

-Xây dựng, đa dạng hóa các loại hình nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập mọi tầng lớp nhân dân. Tránh tình trạng phân biệt giáo dục đẳng cấp, hướng đến nền giáo dục bình đẳng.

-Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động được sự đóng góp của toàn xã hội cho giáo dục. Đồng thời kịp phát hiện, ngăn chặn, xử lí các tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

21 tháng 2 2018

Bạn nên thuộc lòng nội quy

21 tháng 2 2018

mình nè