Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích
+ Trong các câu văn trên người ta thường sử dụng nhiều từ "là. Sau từ đó người ta cung cấp tri thức về bản chất, đặc trưng của đối tượng.
+ Loại câu văn giải thích, định nghĩa trong thuyết minh có đặc điểm thường xuất hiện từ "là", đưa ra bản chất đối tượng.
b, Phương pháp liệt kê
Phương pháp liệt kê có tác dụng đưa ra hàng loạt số liệu, tính chất, đặc điểm của sự vật nào đó nhằm nhấn mạnh, khẳng định đối tượng cần thuyết minh làm rõ.
+ Đoạn Cây dừa Bình Định: liệt kê lợi ích từ tất cả các bộ phận của cây dừa đều hữu dụng.
+ Đoạn trích trong bài "Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000 liệt kê hàng loạt tác hại của bao bì ni lông.
c, Phương pháp nêu ra ví dụ
- Nêu ví dụ là phương pháp thuyết minh có tính thuyết phục . Lấy dẫn chứng từ sách báo, đời sống để làm rõ điều mình trình bày.
+ Trong đoạn trích bài Ôn dịch, thuốc lá nêu ví dụ các nước phát triển xử phạt đối với người sử dụng thuốc lá.
d, Phương pháp dùng số liệu
- Phương pháp dùng số liệu là sử dụng những con số có tính định lượng để giải thích, minh họa, chứng minh cho một sự vật, hiện tượng nào đó.
e, Phương pháp so sánh
- Phương pháp so sánh trong văn thuyết minh là so sánh, đối chiếu một sự vật, hiện tượng nào đó trừu tượng, chưa thật gần gũi, còn mới mẻ với mọi người với những sự vật, hiện tượng thông thường, dễ gặp, dễ thấy.
f, Phương pháp phân loại, phân tích
- Áp dụng phương pháp phân loại, phân tích để làm rõ bản chất, đặc điểm của đối tượng, sự vật. Phương pháp này áp dụng với những đối tượng loại sự vật đa dạng, chia ra từng loại để trình bày.
a, Các văn bản thuyết minh vừa học (Cây dừa Bình Định, Tại sao lá cây có màu xanh lục, Huế, Khởi nghĩa Nông Văn Vân, Con giun đất) sử dụng tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội…
b, Để có được những tri thức đó chúng ta phải quan sát, học tập, tích lũy kiến thức.
+ Quan sát không đơn thuần là nhìn mà chọn những đặc điểm tiêu biểu của sự vật (đặc điểm có tính ý nghĩa về nội dung và hình thức). Biết cách phân tích đặc điểm của sự vật đó.
+ Vai trò của quan sát, học tập, tích lũy là để làm cơ sở, tiền đề cho việc làm bài văn thuyết minh. Có kiến thức thực tế thì bài viết mới trở nên thuyết phục, hấp dẫn.
c, Không thể dùng tưởng tượng, suy luận thuần túy để làm bài văn thuyết minh.
Câu 1 : Vai trò : giúp chúng ta hiểu hơn về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
Câu 2 : Văn thuyêt minh chủ yếu là giới thiệu. Không chủ yếu kể như văn tự sự, không bộc lộ cảm xúc như văn biểu cảm, không miêu tả sự vật như văn miêu tả, không dùng lí lẽ, dẫn chứng,đánh giá hay nhận xét như văn nghị luận.
Câu 3 : Muốn làm tốt bài văn thuyết minh thì cần tìm hiểu về đối tượng, sự vật cần thuyết minh. Bài văn thuyết minh làm nổi bật về đặc điểm tính chất, nguyên nhân ... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội.
Câu 4 : Những phương pháp thuyết minh thường được chú ý vận dụng : nêu định nghĩa,giải thích,liệt kê,nêu ví dụ,dùng số liệu,so sánh,phân tích,phân loại,...
Câu 5 : Dàn ý
`-` Mở bài : giới thiệu khái quát về đối tượng cần thuyết minh
`- ` Thân bài :
`+` Thời gian, hoàn cảnh ra đời của đối tương (đối với các sự vật)
`+` Nó như thế nào (nêu đặc điểm)
`+` Cấu tạo
`+` Tác dụng
`-` Kết bài: Nêu suy nghĩ của mình và rút ra bài học.
a, Đối tượng thuyết minh của đề bài trên là chiếc xe đạp
b, Dàn ý
+ Phần mở bài ( từ đầu… nhờ sức người): giới thiệu vai trò của chiếc xe đạp trong cuộc sống
+ Phần thân bài (tiếp… một hoạt động thể thao) trình bày cấu tạo từng phần của xe
+ Kết bài (còn lại) khẳng định sự tầm quan trọng của xe đạp
c, Để giới thiệu về chiếc xe đạp, bài viết đã trình bày cấu tạo chiếc xe gồm 3 hệ thống chính:
+ Gồm hệ thống chuyển động
+ Hệ thống chuyên chở
+ Hệ thống điều khiển
- Trình bày hợp lý theo cấu tạo chiếc xe, mỗi hệ thống cũng được phân tích rõ ràng, cụ thể.
d, Phương pháp thuyết minh trong bài: nêu định nghĩa, phương pháp liệt kê, dùng số liệu, nêu ví dụ, phân tích.
BẠN THAM KHẢO NHA !
a)Văn bản thuyết minh là một thể loại văn bản thông dung được sử dụng rộng rãi trong đời sống hàng ngày, văn bản thuyết minh cung cấp cho người đọc tri thức khách quan về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân, hậu quả của sự vật, hiện trượng trong đồi sống xã hội bằng việc kết hợp nhiều phương thức trình bày, giải thích
b)Đặc điểm chính văn bản thuyết minh
Cung cấp tri thức khách quan về nhiều vấn đề, sự vật, sự việc trong đời sống thực. Nó có phạm vi sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống. Cách trình bày phải rõ ràng, ngôn ngữ chính xác, cô đọng, chặt chẽ và sinh động.
c)Yêu cầu khi viết một văn bản thuyết minh
– Cần nắm chắc những đặc điểm và tính chất của sự vật, hiện tượng cần được thuyết minh; – Khi viết bài, người viết cần làm nổi bật các đặc điểm chính của sự vật, hiện tượng cần thuyết minh sao cho việc truyền tải thông tin đến người đọc một cách nhanh chóng và dễ hiểu nhất.
d)Các phương pháp thuyết minh. - Ngoài các phương pháp thuyết minh (nêu định nghĩa, liệt kê, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích) còn có những phương pháp như thuyết minh bằng cách chú thích; thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân - kết quả.
hok tốt ~~~
Khi cần thuyết minh cách làm một đồ vật (hay cách nấu món ăn, may áo quần,…) người ta thường trình bày:
+ Nguyên liệu
+ Cách làm
+ Yêu cầu về thành phẩm
- Cách trình bày được thể hiện: từ điều kiện, cách thức trình tự làm ra sản phẩm và yêu cầu cần thiết đối với chất lượng của sản phẩm làm ra.
Văn bản thuyết minh Ngã ba Đồng Lộc
- Kiến thức:
+ Vị trí địa lý của Ngã ba Đồng Lộc
+ Về tập thể 10 cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ san lấp hố bom, đào hầm, đảm bảo an toàn giao thông
+ Cô gái La Thị Tám đầy nhiệt tình cách mạng, dũng cảm và mưu trí.
- Phương pháp thuyết minh
+ Liệt kê: kể tên việc làm của 10 cô gái thanh niên xung phong.
+ Phương pháp nêu ví dụ: "ba lần bị bom nổ vui lấp… giao thông thông suốt"
+ Phương pháp dùng số liệu: "Ngày 24/7/ 1968… hơi thở cuối cùng"