K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 9 2023

Tham khảo
Một số chi tiết quan trọng:

- Cẩu Khây lên đường diệt yêu tình.

- Cẩu Khây tìm được những người bạn để cùng diệt yêu tình.

- Cẩu Khây và những người bạn đã chiến đấu với yêu tình.

- Yêu tinh quy hàng, bản làng lại đông vui.

8 tháng 12 2021

Vẫn có câu hỏi

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:“Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”. Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Ông Yết Kiêu” là một câu chuyện mà em thích vì cách kể chuyện rất hấp dẫn. Yết Kiêu có tài bơi lặn rất phi thường, “nhiều khi ông sống dưới nước sáu, bảy ngày mới lên”. Đó là một chi tiết mà người kể tưởng tượng để thể hiện sự khâm phục, yêu quý ông. Nhưng chi tiết phi thường ấy cũng phản ánh một sự thật là Yết Kiêu đã đánh chìm rất nhiều tàu giặc trong những trận thuỷ chiến. Có lần giặc bắt được ông, tra khảo ông, nhưng ông không chịu khuất phục. Ông còn làm cho giặc khiếp sợ và dùng mưu thoát khỏi tay chúng. Câu chuyện “Ông Yết Kiêu" ca ngợi tài năng và dũng khí của một người Việt Nam yêu nước đã để lại cho em những ấn tượng rất sâu sắc.

                                                                                             LÊ HOÀNG

a) Câu mở đoạn có tác dụng gì?

b) Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện như thế nào?

1
4 tháng 10 2023

a, Câu mở đoạn có tác dụng nêu nội dung đoạn văn.

b, Các câu tiếp theo làm rõ lí do người viết thích câu chuyện bằng cách triển khai các ý liên quan đến câu mở đoạn.

6.       Câu:“ Xin đồng chí cho xem giấy ra vào!”  thuộc kiểu câu gì? A. Câu hỏi.                    B. Câu kể             C. Câu khiến                  D. Câu cảm 7. Gạch 1 gạch dưới trạng ngữ, 2 gạch dưới chủ ngữ, 3 gạch dưới vị ngữ trong câu:  “Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một...
Đọc tiếp

6.       Câu:“ Xin đồng chí cho xem giấy ra vào!”  thuộc kiểu câu gì?

A. Câu hỏi.                    B. Câu kể             C. Câu khiến                  D. Câu cảm

7. Gạch 1 gạch dưới trạng ngữ, 2 gạch dưới chủ ngữ, 3 gạch dưới vị ngữ trong câu:

 “Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác.”,

8.Thêm thành phần trạng ngữ vào câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì?

               Anh học sinh quân đỏ mặt và bối rối.

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………

9.       a, Đặt một câu cảm tỏ thái độ thán phục anh học sinh quân:

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………

b, Đặt một câu nêu yêu cầu của anh học sinh quân:

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….……………………………………………………………………… 

Làm nhanh giúp mik nhé! mik đang cần gấp. thanks 

0
6.       Câu:“ Xin đồng chí cho xem giấy ra vào!”  thuộc kiểu câu gì?A. Câu hỏi.                    B. Câu kể             C. Câu khiến                  D. Câu cảm7. Gạch 1 gạch dưới trạng ngữ, 2 gạch dưới chủ ngữ, 3 gạch dưới vị ngữ trong câu: “Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm...
Đọc tiếp

6.       Câu:“ Xin đồng chí cho xem giấy ra vào!”  thuộc kiểu câu gì?

A. Câu hỏi.                    B. Câu kể             C. Câu khiến                  D. Câu cảm

7. Gạch 1 gạch dưới trạng ngữ, 2 gạch dưới chủ ngữ, 3 gạch dưới vị ngữ trong câu:

 “Ngoài hành lang nhà ở của Vla-đi-mia I-lích Lê-nin, người chỉ huy đội bảo vệ điện Krem-li đặt một trạm gác.”,

8.Thêm thành phần trạng ngữ vào câu sau và cho biết trạng ngữ đó bổ sung ý nghĩa gì?

               Anh học sinh quân đỏ mặt và bối rối.

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………

9.       a, Đặt một câu cảm tỏ thái độ thán phục anh học sinh quân:

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………

b, Đặt một câu nêu yêu cầu của anh học sinh quân:

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………

làm nhanh giúp mik nhé!mik cảm ơn nhìu

1
22 tháng 4 2022

6C

7.trạng ngữ : Ngoài hành lang ... Le-nin 

chủ ngữ : người chỉ huy... Krem-li

vị ngữ : đặt một trạm gác.

8.

Lúc ấy , anh....

bổ sung ý nghĩa thời gian cho câu

9 .a 

Câu cảm thán :Anh học sinh quân đẹp trai quá!

b. Không hiểu đề,

14 tháng 10 2023

Trong những câu chuyện em đọc được về những nhân vật là các con vật gần gũi với trẻ em, em thích nhất là truyện “Cuộc chạy đua trong rừng”.

Ngày mai muôn thú trong rừng mở hội thi chọn con vật chạy nhanh nhất.

Ngựa Con thích thú lắm. Chú tin chắc sẽ giành vòng nguyệt quế. Chú mơ màng nghĩ đến lúc đứng trước mọi người, tay nâng chiếc cúp vô địch trong sự hân hoan, tán thưởng ...Chú sửa soạn bộ dáng không biết chán và mải mê soi bóng mình dưới dòng suối trong veo. Hình ảnh chú hiện lên với bộ đồ nâu tuyệt đẹp, với cái bờm dài mượt mà được chải chuốt ra dáng một nhà vô địch..

Ngựa Cha thấy thế, bảo:

- Con trai à, con phải đến bác thợ rèn để xem lại bộ móng. Nó cần thiết cho cuộc đua hơn là bộ đồ đẹp.

Ngựa Con mắt không rời bóng mình dưới nước, ngúng nguẩy đáp:

- Cha yên tâm đi. Móng của con chắc chắn lắm. Con nhất định sẽ chiến thắng!

Cuộc thi đã đến. Sáng sớm, bãi cỏ đông nghẹt. Chị em nhà hươu sốt ruột gặm cỏ. Thỏ Trắng, Thỏ Xám thận trọng ngắm nghía các đối thủ. Bác Quạ bay đi bay lại giữ trật tự. Ngựa Con ung dung bước vào vạch xuất phát.

Tiếng hô “bắt đầu!” vang lên. Các vận động viên rùng rùng chuyển động. Vòng thứ nhất...Vòng thứ hai.. Ngựa Con dẫn đầu bằng những bước sải dài khỏe khoắn. Bỗng chú có cảm giác vướng vướng ở chân và giật mình thảng thốt: một cái móng lung lay rồi rời hẳn ra. Cai nhọn đâm vào chân làm Ngựa Con đau điếng. Chú tập tễnh và cuối cùng dừng lại hẳn. Nhìn bạn bè lần lượt qua mặt, Ngựa Con đỏ hoe mắt, ân hận vì không làm theo lời cha dặn.

Ngựa Con rút ra được bài học quý giá: đừng bao giờ chủ quan, cho dù đó là việc nhỏ nhất. Đồng thời qua câu chuyện trên em rút ra được được bài học: trong cuộc sống chúng ta không nên chủ quan, luôn cần có sự chuẩn bị kĩ càng.

17 tháng 10 2023

1.Tấm Cám là một truyện cổ tích mà em yêu thích nhất. Ở đoạn đầu truyện, các tác giả dân gian giúp người đọc hiểu hơn về hoàn cảnh sống của nhân vật. Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm mồ côi cha mẹ từ sớm, nên phải ở cùng dì ghẻ. Hàng ngày, Tấm phải làm lụng vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi. Lời giới thiệu không chỉ gọn, rõ mà còn khiến người đọc đồng cảm với số phận đắng cay của nhân vật Tấm. Câu chuyện tiếp tục được gợi mở với nhiều tình huống xảy ra. Ít lâu sau, nhà vua mở hội, dì ghẻ trộn lẫn thóc với gạo, bắt Tấm ở nhà nhặt xong mới được đi. Bụt hiện lên nhờ đàn chim nhặt thóc, giúp Tấm có quần áo đẹp đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài. Nhà vua nhặt được, đem lòng yêu mến người mang hài, truyền cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ. Duy chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về cúng giỗ thì bị mẹ con Cám bày mưu giết chết. Thật tức giận biết bao trước sự độc ác của mẹ con Cám! Sau đó, Tấm lần lượt hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị. Một hôm, có bà hàng nước đi qua thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà để bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem thì phát hiện ra nàng Tấm xinh đẹp từ quả thị bước ra. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Kết thúc của chuyện đã giúp người đọc hiểu được ước mơ của nhân dân về sự công bằng. “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo” là bài học thấm thía mà truyện cổ tích Tấm Cám muốn nhắn nhủ người nghe, người đọc. 
2.

Em chủ động hoàn thành bài tập. 
3.

Học sinh tự đọc lại, rà soát và chia sẻ trong nhóm để nghe lời nhận xét 

18 tháng 9 2023

Tham khảo

- Em muốn kể lại câu chuyện Sự tích cây vú sữa. Câu chuyện này em đã được nghe mẹ kể từ khi còn bé.

- Trong câu chuyện có những sự việc:

+ Có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.

+ Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.

+ Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

+ Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

+ Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ vẻ.

+ Trái cây thơm ngon ờ vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

26 tháng 11 2023

Tham khảo
Mở bài: Trong các câu chuyện đã được nghe, em thích nhất là câu chuyện Sự tích cây vú sữa.

Thân bài:

+ Có một cậu bé ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, chẳng nghĩ đến mẹ ở nhà mỏi mắt chờ mong.

+ Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ, liền tìm đường về nhà.

+ Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

+ Kì lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa bé tí trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh, rồi chín. Một quả rơi vào lòng cậu. Môi cậu vừa chạm vào, một dòng sữa trắng trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

+ Cậu nhìn lên tán lá. Lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu bé oà khóc. Cây xoà cành ôm cậu, như tay mẹ âu yếm vỗ vẻ.

+ Trái cây thơm ngon ờ vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và gọi đó là cây vú sữa.

Kết bài: Câu chuyện đã để lại cho chúng ta một bài học sâu sắc về sự biết ơn công lao sinh thành của cha mẹ.

19 tháng 4 2022

REFER

Câu kể:

Hôm nay, bé rất ngoan.

Câu hỏi :

Hôm nay ,bé như thế nào ?

Câu cảm:

A , Hôm nay ,bé rất ngoan !

Câu khiến :

 Bé phải ngoan 

19 tháng 4 2022

CẢM ƠN NHA! ^________^