K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Mọi hôm mẹ thích vui chơi
Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu
Lá trầu khô giữa cơi trầu
Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay

Cánh màn khép lỏng cả ngày
Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa
Nắng mưa từ những ngày xưa
Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan

(...) Sáng nay trời đổ mưa rào
Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương
Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi

Mẹ vui, con có quản gì
Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca
Rồi con diễn kịch giữa nhà
Một mình con sắm cả ba vai chèo

Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn
Con mong mẹ khoẻ dần dần
Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

Rồi ra đọc sách, cấy cày
Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...
(Trích: “Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa)

Câu thơ "Mẹ là đất nước, tháng ngày của con" thể hiện điều gì? *

Bạn nhỏ rất được mẹ quan tâm

Bạn nhỏ là tất cả những gì mẹ có, mẹ quan tâm

Bạn nhỏ mong mẹ mau chóng khỏe lại

Mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với bạn nhỏ

Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? *

Lời tâm sự của con với mẹ.

Sự thay đổi trong cuộc sống khi không có bàn tay mẹ.

Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của người con đối với mẹ đặc biệt là khi mẹ bị ốm.

Sự yêu thương chăm sóc của mẹ dành cho con.

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? *

Thơ 5 chữ

Thơ 6 chữ

Thơ lục bát

Thơ tự do

Ý nào sau đây đúng với tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng qua hình ảnh “đi gió đi sương” *

Sự khắc nghiệt của thời tiết đối với công việc của mẹ

Sự vất vả, gian nan, hi sinh vì các con của mẹ từ đó thấy được tình yêu thương của mẹ dành cho con.

Liệt kê những công việc mẹ đã làm

Lời cảm ơn của con dành cho mẹ

Số từ láy xuất hiện trong bài thơ là: *

3 từ

1 từ

2 từ

4 từ

Ý nghĩa của hai câu thơ:
“Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn” *

Lời tự trách bản thân của người con.

Lời cảm ơn sâu sắc trước những hi sinh thầm lặng của mẹ

Sự thấu hiểu, tình thương dành cho mẹ

Tất cả đáp án trên

Biệp pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ
“Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi” *

So sánh

Nhân hóa

Điệp ngữ

Ẩn dụ

Trong các từ sau từ nào là từ ghép? *

Dần dần

Cấy cày

Tha thiết

Gấp gáp

1
10 tháng 11 2021

Câu thơ "Mẹ là đất nước, tháng ngày của con" thể hiện điều gì? *

Bạn nhỏ rất được mẹ quan tâm

Bạn nhỏ là tất cả những gì mẹ có, mẹ quan tâm

Bạn nhỏ mong mẹ mau chóng khỏe lại

Mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với bạn nhỏ

Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì? *

Lời tâm sự của con với mẹ.

Sự thay đổi trong cuộc sống khi không có bàn tay mẹ.

Tình cảm yêu thương sâu sắc, sự hiếu thảo, lòng biết ơn của người con đối với mẹ đặc biệt là khi mẹ bị ốm.

Sự yêu thương chăm sóc của mẹ dành cho con.

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? *

Thơ 5 chữ

Thơ 6 chữ

Thơ lục bát

Thơ tự do

Ý nào sau đây đúng với tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng qua hình ảnh “đi gió đi sương” *

Sự khắc nghiệt của thời tiết đối với công việc của mẹ

Sự vất vả, gian nan, hi sinh vì các con của mẹ từ đó thấy được tình yêu thương của mẹ dành cho con.

Liệt kê những công việc mẹ đã làm

Lời cảm ơn của con dành cho mẹ

Số từ láy xuất hiện trong bài thơ là: *

3 từ

1 từ

2 từ

4 từ

Ý nghĩa của hai câu thơ:
“Vì con mẹ khổ đủ điều
Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn” *

Lời tự trách bản thân của người con.

Lời cảm ơn sâu sắc trước những hi sinh thầm lặng của mẹ

Sự thấu hiểu, tình thương dành cho mẹ

Tất cả đáp án trên

Biệp pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ
“Cả đời đi gió đi sương
Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi” *

So sánh

Nhân hóa

Điệp ngữ

Ẩn dụ

Trong các từ sau từ nào là từ ghép? *

Dần dần

Cấy cày

Tha thiết

Gấp gáp

30 tháng 10 2021

hảo hán 

Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.   Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Cầu mong mẹ  khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ...
Đọc tiếp

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

 

Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo

Vì con mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Cầu mong mẹ  khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

 

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…

(Trích Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa)

Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn trích là lời của ai. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. (1,0 điểm): Hình ảnh “gió, sương” trong câu thơ “Cả đời đi gió, đi sương” diễn tả ý nghĩa gì?

Câu 3. (2,0 điểm): Hai câu thơ cuối của đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ gì?

Câu 4. (2,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích.

SOS

1
30 tháng 3 2023

Câu 1. Đoạn trích là lời của người con.

PTBDC: Biểu cảm

Câu 2. Những gian lao, vất vả, nhọc nhằn của người mẹ.

Câu 3. BPTT: So sách

Câu 4. 

- Tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối mẹ, thể hiện lòng biết ơn đối với mẹ.

- Sự hy sinh, tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ dành cho con

Sáng nay trời đổ mưa rào Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương Cả đời đi gió đi sương Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.   Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn Cầu mong mẹ  khỏe dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ...
Đọc tiếp

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

 

Mẹ vui, con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo

Vì con mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Cầu mong mẹ  khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say

 

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…

(Trích Góc sân và khoảng trời, Trần Đăng Khoa)

Câu 1. (1,0 điểm): Đoạn trích là lời của ai. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. (1,0 điểm): Hình ảnh “gió, sương” trong câu thơ “Cả đời đi gió, đi sương” diễn tả ý nghĩa gì?

Câu 3. (2,0 điểm): Hai câu thơ cuối của đoạn trích sử dụng biện pháp tu từ gì?

Câu 4. (2,0 điểm): Nêu nội dung chính của đoạn trích

cứu

 

2
30 tháng 3 2023

Câu 1:

Đoạn trích là lời của con.  

PTBĐ biểu cảm

Câu 2: tả ý nghĩ của con về những khó nhọc trong cuộc đời của người mẹ cũng như bộc lộ tình yêu thương mẹ thiết tha.

Câu 3:

Liệt kê: ngày ăn ngon miệng, đêm năm ngủ say

Hoán dụ: mẹ là đất nước, tháng ngày

Câu 4 : Nội dung chính : Thể hiện tinh cảm mẫu tử vô cùng thiêng liêng và cao cả, nói về cả cuộc đời mẹ hi sinh vì con thì bây giờ con sẽ đền đáp và bày tỏ lòng kính thành của con cho mẹ vì bấy lâu kia mẹ đã hi sinh và vất vả vì con rất nhiều 

 

4 tháng 4 2024

Là của Trần Đăng Khoa

Mọi hôm mẹ thích vui chơi.Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu.Lá trầu khô giữa cơi trầu,Truyện kiều gấp lại trên đầu bấy nay. Cánh màn khép lỏng cả ngày,Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.Nắng mưa từ những ngày xưa,Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.Khắp người đau buốt, nóng ranMẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thămNgười cho trứng, người cho camVà anh y sĩ đã mang thuốc...
Đọc tiếp

Mọi hôm mẹ thích vui chơi.

Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu.

Lá trầu khô giữa cơi trầu,

Truyện kiều gấp lại trên đầu bấy nay.

 

Cánh màn khép lỏng cả ngày,

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa.

Nắng mưa từ những ngày xưa,

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

 

Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay  hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

 

Mẹ vui con có quản gì

Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo.

 

Vì con, mẹ khổ đủ điều

Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Con mong mẹ khoẻ dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

 

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...

Câu 1: bài thơ là lời của ai? được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Xác định từ láy, từ ghép trong các từ sau: cuốc cày, ngọt ngào.

Câu 3: trong bài thơ, khi mẹ ốm, để mẹ vui, người con đã làm những gì?

Câu 4: chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau:

    Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.

0
16 tháng 8 2016

a) Từ '' chạy '' trong khổ thơ 1 có nghĩa là: Thời gian trôi qua vô cùng nhanh khiến tóc mẹ bạc màu -> Thời gian làm mẹ già đi

b) Người mẹ trong bài thơ trên là 1 người mẹ có tình yêu con vĩ đại, bao la không biển trời nào sánh bằng. Thời gian đã khiến tóc mẹ bạc màu, lưng mẹ đã còng tức là mẹ đã già và người con bắt đầu trưởng thành. Từ thuở nhỏ, người mẹ đã hát ru những bài ca êm đềm cho đứa con nhỏ của mình. Mẹ ru những bài ca tràn đầy tương lai xán lạn, nhiều mơ ước của người mẹ dành cho người con. Những bài ca đó không chỉ ru con ngủ mà nó còn là tình yêu thương của mẹ khắc sâu vào những câu hát đó. Người con rất hiếu thảo và biết ơn công lao của mẹ và đã nhận ra được tình mẫu tử là như vậy. Mai này lớn lên, người con đó đã biết rằng những ngày tháng bên mẹ đó đã giúp cho cô con gái trưởng thành rồi bắt đầu xây dựng tương lai cho mình. Hai khổ thơ trên chính là hình ảnh người mẹ bao la vĩ đại tình thương và người con hiếu thảo, ơn nghĩa sinh thành của người mẹ đã dành cho mình trong tháng ngày quá khứ đã qua.

Mình tự làm hết đó! Bạn xem có được chưa nhé! Chỗ nào k hiểu thì hỏi mình hoặc mình dùng sai từ thì bạn nhắc mình nhé

16 tháng 8 2016

"Xán lạn một từ hán-việt (tức  từ gốc  tiếng Hán, du nhập vào ta và được đọc theo kiểu người Việt). "Xán" nghĩa  "rực rỡ", "lạn" nghĩa  "sáng sủa". Kết hợp lại,xán lạn có nghĩa  tươi sáng rực rỡ.

Bài  tập 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:Đi dọc lời ruÀ ơi… đi suốt cuộc đờiVẫn nghiêng cánh võng những lời mẹ ru.Câu ca từ thuở ngày xưa,Hắt hiu những nẻo nắng mưa cuộc đời.Chông chênh hạnh phúc xa vời,Lắt lay số phận những lời đắng cay.Mẹ gom cả thế gian này,Tình yêu hạnh phúc trao tay con cầm.Nẻo xưa nước mắt âm thầm,Đường gần trái ngọt con cầm trên tay.À...
Đọc tiếp

Bài  tập 2: Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Đi dọc lời ru
À ơi… đi suốt cuộc đời
Vẫn nghiêng cánh võng những lời mẹ ru.
Câu ca từ thuở ngày xưa,
Hắt hiu những nẻo nắng mưa cuộc đời.
Chông chênh hạnh phúc xa vời,
Lắt lay số phận những lời đắng cay.
Mẹ gom cả thế gian này,
Tình yêu hạnh phúc trao tay con cầm.
Nẻo xưa nước mắt âm thầm,
Đường gần trái ngọt con cầm trên tay.
À ơi… Bóng cả mây bay
Lời ru đi dọc tháng ngày trong con
                                           (Chu Thị Thơm, Bờ sông vẫn gió, NXB Giáo dục  1999, tr 41)
 Câu 1. Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
 Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ sau:
Câu ca từ thuở ngày xưa
Hắt hiu những nẻo nắng mưa cuộc đời.
Chông chênh hạnh phúc xa vời,
Lắt lay số phận những lời đắng cay.
 Câu 3. Ngẫm về lời ru của mẹ, người con đã hiểu ra điều gì?
 Câu 4. Viết đoạn văn (4-6 câu) cảm nhận về đoạn thơ trên

GIÚP E VỚI Ạ

0
Đoc xong bài thơ này mình tin chắc m.n sẽ thương mẹ mình hơnMẸCon sẽ không đợi một ngày kiakhi mẹ mất đi mới giật mình khóc lócNhững dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệtChạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nuamỗi ngày qua con lại thấy bơ vơai níu nổi thời gian?ai níu nổi?Con mỗi ngày một lớn lênMẹ mỗi ngày thêm già cỗiCuộc hành trình thầm lặng...
Đọc tiếp

Đoc xong bài thơ này mình tin chắc m.n sẽ thương mẹ mình hơn

MẸ

Con sẽ không đợi một ngày kia
khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc
Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ?
Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt
Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua
mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ
ai níu nổi thời gian?
ai níu nổi?
Con mỗi ngày một lớn lên
Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi
Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn.

Con sẽ không đợi một ngày kia
có người cài cho con lên áo một bông hồng
mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ
mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng
hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ?
Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ
Sống tự do như một cánh chim bằng
Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái
Có bao giờ thơ cho mẹ ta không?
Những bài thơ chất ngập tâm hồn
đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc
Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác
mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ
ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ
giọt nước mắt già nua không ứa nổi
ta mê mải trên bàn chân rong ruổi
mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng
Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân
mấy kẻ đi qua
mấy người dừng lại?
Sao mẹ già ở cách xa đến vậy
trái tim âu lo đã giục giã đi tìm
ta vẫn vô tình
ta vẫn thản nhiên?

Hôm nay...
anh đã bao lần dừng lại trên phố quen
ngã nón đứng chào xe tang qua phố
ai mất mẹ?
sao lòng anh hoảng sợ
tiếng khóc kia bao lâu nữa
của mình?
Bài thơ này xin thắp một bình minh
trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối
bài thơ như một nụ hồng
Con cài sẵn cho tháng ngày
sẽ tới! 



(Xin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ
Đỗ Trung Quân - 1986)

13
12 tháng 6 2016

khocroi thương mẹ quá một đời tần tảo vì con 

12 tháng 6 2016

Hic.thương mẹ quá.mẹ vì con mà hi sinh tất cả để con có một cuộc đời hạnh phúc,ấm nokhocroi

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:LÒNG MẸCó miếng ngọt miếng ngonMẹ dành cho con hếtĐắng cay chỉ mẹ biếtNgọt lành chỉ mẹ hayMẹ bếp lửa mỗi ngàySưởi ấm con đông tốiMẹ là quạt mát rượiĐuổi cái nóng mùa hèMẹ lo đứng lo ngồiKhi con đau, con ốmMẹ như mặt trời sớmHôn giấc ngủ của con.(Theo Hoàng Thị Minh Khanh)Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ gì?Câu 2: Em hãy cho biết thế nào...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:
LÒNG MẸ

Có miếng ngọt miếng ngon
Mẹ dành cho con hết
Đắng cay chỉ mẹ biết
Ngọt lành chỉ mẹ hay
Mẹ bếp lửa mỗi ngày
Sưởi ấm con đông tối
Mẹ là quạt mát rượi
Đuổi cái nóng mùa hè
Mẹ lo đứng lo ngồi
Khi con đau, con ốm
Mẹ như mặt trời sớm
Hôn giấc ngủ của con.

(Theo Hoàng Thị Minh Khanh)
Câu 1: Bài thơ trên thuộc thể thơ gì?
Câu 2: Em hãy cho biết thế nào là so sánh? Tìm các phép so sánh có trong bài
thơ trên?
Câu 3: Trong bài thơ người mẹ đã làm những việc gì cho con? Qua đó thấy
được tình cảm mà người mẹ dành cho đứa con là tình cảm gì?
Câu 4: Công lao của cha mẹ rất là to lớn, riêng em sẽ làm gì để đền đáp công
ơn đó?

Mọi người giúp mình nha <3 <3 Cảm ơn <3 <3

1
6 tháng 4 2020
 

1.Thể thơ ngũ ngôn

2.Biện pháp tu từ so sánh  : mẹ- mặt trời 

Tác dụng : cho thấy tấm lòng bao la, vĩ đại và tình yêu thương con sâu sắc của người mẹ.

3. Trong bài thơ, người mẹ đã dành miếng ngon, miếng ngọt cho con, sưởi ấm con, quạt mát cho con ngủ, lo lắng khi con bị ốm.

Cho thấy tình yêu thương, sự quan tâm và sự hi sinh thầm lặng của mẹ dành cho con.

4. Em sẽ nghe lời bố mẹ, cố gặng học thật tốt trở thành 1 người có ích cho xã hội để không phụ lòng mẹ .

1, Biểu Cảm

2 , NGhĩa gốc

3 , Người mẹ trong bài thơ được ví " Ngọn gió của suốt dời " Cho ta thấy người mẹ thật là vĩ đại

4 , Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”. Sức khái quát của câu thơ thật chắc chắn nhờ vào một hình ảnh dung dị, gần gũi. Câu thơ không chỉ nói về công lao vô bờ của Mẹ mà còn bày tỏ rất chân thành con đối với Mẹ!

Hok tốt !!!

Câu 1 : Phương thức biểu đạt là biểu cảm

Câu 2 : " Mẹ " được dùng theo nghĩa gốc

Câu 3 : em hiểu được rằng ngưười mẹ đã phải vất vả quần quật làm việc vì con

Câu 4 : Nhằm thể hiện sự yêu thương , chăm sóc của người mẹ đối với người con . Làm việc vất vả vì con , vì những ước muốn  của mẹ muốn con khôn lớn thành người .

#Nhi#

Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy mộtcon vật lạ chưa trông thấy bao giờ.Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũngđen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không...
Đọc tiếp

Võ sĩ Bọ Ngựa (Trích- Tô Hoài)

Hôm sau Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng – không vui vẻ như bữa đầu nữa –
thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một
con vật lạ chưa trông thấy bao giờ.
Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đôi râu cũng
đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trông không có thể đoán biết
được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín.
Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa
được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu
thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ… cồ cộ. Tiếng
kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng
đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ
hỏi:
- Tên kia, đến đây làm chi?
Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi:
- Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi…
Cồ Cộ ngạc nhiên:
- Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa?
Bọ Ngựa vênh mặt:
- Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư?
Cồ Cộ cười:
- Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên?
Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả?
- Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ…
Cồ Cộ cả cười:
- Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với
võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó?
- Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn.
- Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi?
- Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được.
Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng, liền nổi
máu hăng, thách:
- Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng?
Cồ Cộ cười ha hả:

- Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà
không muốn đánh mi nữa.
- Nếu thế, đồ hèn!
- … Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì quay ngay về với
mẹ.
Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần
đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên
xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng:
- Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy
nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta
chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó
nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nên
biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa.
Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về,
không dám ngoảnh cổ lại nữa.
Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn
đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ.
Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhãy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ
con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn.
Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết
một mùa đông giá rét.
Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong
cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ:
- Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm.
- Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào?
- Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đằng kia. Nó phải nhận con là thầy nó.
Bà Bọ Ngựa mỉm cười:
- Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn sợ như thường.
Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp:
- Con lại cho cả Gián Ống một trận.
Bà Bọ Ngựa cười to:
- Tưởng ai, cái thằng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa,
mà lại độc ác nữa.
Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh
nắng rung rinh trong lá cây.
Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp:
- Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ
ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa
được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu

thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con
dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực
là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một
khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong
khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu,
là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan
xương. Các bác ấy đã thương con đấy.
Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rung
rung. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi./
* Câu hỏi
1. Truyện kể theo ngôi thứ mấy? Ai là nhân vật chính?
2. Chỉ ra đoạn văn có yếu tố miêu tả? Yếu tố miêu tả ấy có tác dụng gì trong khi kể
chuyện?
3. Thái độ của Bọ Ngựa khi lần đầu gặp bác Cồ Cộ như thế nào? Vì sao Bọ Ngựa
phải “cố gắng cứng cỏi”?
4. Bọ Ngựa có nét tính cách đẹp nào ? Còn có những biểu hiện và suy nghĩ nào cần
điều chỉnh để không gây rắc rối, để an toàn cho bản thân ?
5. Bọ Ngựa đã nhận ra những bài học nào từ Cồ Cộ, từ lời của mẹ ? Và em rút ra bài
học gì cho chính mình khi đọc xong truyện này?
Giups mình nha!!!

 

0