K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 8 2016

Truyện có nhiều chi tiết hay và hấp dẫn. Một trong những chi tiết ấy là chuyện Lang Liêu làm bánh. Chi tiết này hấp dẫn người đọc bởi cùng với sự cần cù hiếu thảo, Lang Liêu đã chứng tỏ mình là người xứng đáng được truyền ngôi. Chàng hoàng tử thứ mười tám của vua Hùng đã làm ra một thứ bánh vừa ngon lại vừa sáng tạo bằng sự thông minh và tài trí của mình. Và vì thế, chàng không những làm cho vua cha cảm thấy hài lòng mà các lang khác cũng tỏ ra mến phục

 

4 tháng 9 2016

Đọc truyện này, em thích nhất chi tiết Lang Liêu được thần báo mộng rồi lấy gạo làm bánh vì : chàng rất nhanh trí - hiểu được ý thần ; đồng thời chàng cũng sáng tạo khi lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, lấy lá dong trong vườn gói thành hình vuông (làm bánh chưng) ; cũng loại nếp ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn (làm bánh giầy)

 

4 tháng 2 2017

ủa đây là học kì 1 mà nhưng bây giờ la hoc kì 2 rồi mới cả mình cũng chưa làm câu hỏi nàyokvuiucchengoam

17 tháng 3 2017

bạn thích đoạn nào thì viết có phải mình thíchleuleu đâu mà viết đc!hiha

Ngụ ngôn

lý do thi mk ko bítleuleu

14 tháng 11 2016
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn cũng sẽ có những kỉ niệm khó phai mờ ề mái trường - ngôi nhà thứ hai thân thương đã nuôi dạy chúng ta nên người, đã vun đắp những ước mơ hoài bão của quãng đời học sinh.
Và tôi giờ đây đã trở thành một nhà doanh nghiệp bước sang tuổi 34 nhưng những kỉ niệm đẹp dưới mái trường cấp hai Hồng Quang vẫn sẽ đọng lại trong tôi không thể nào quên.
Và các bạn biết không, tôi đang trên đường về thăm lại ngôi trường cũ sau 15 năm xa cách với một tâm trạng bồi hồi đến khó tả.
Cái năm tôi học xong đại học thì phải bay sang mỹ để học nốt trường trình mà trường đại học yêu cầu để lấy bằng tiến sĩ. Thời gian trôi đi thật nhanh, vậy mà đã 15 năm rồi đấy nhỉ? đúng như người ta vẫn thường nói:'thời gian không chờ đợi ai cả'. Tôi vẫn chưa có dịp về thăm lại ngôi trường THCS Hồng Quang yêu dấu. Tối hôm qua, nhận được một cuộc điện thoại của lớp trưởng lớp 9 ngày hôm nay họp lớp tôi vui mừng khôn xiết.
Bây giờ đây trên xe, tôi đang trên đường tìm về chốn xưa, tìm về cái nơi mà chôn giấu biết bao kỉ niệm ngọt ngào thời cắp sách đến trường. Cái hương vị mát mẻ trong lành của buổi sáng sớm phả vào mặt khiếm tâm hồn tôi lâng lâng dễ chịu. Thật hóa hức, rộn ràng biết mấy!
Tôi phóng xe thật nhanh không biết giờ này ngôi trường đã thay đổi thế nào rồi nhỉ? Tôi cố gắng hình dung ra xem hình ảnh ngôi trường thật đẹp với tâm trạng náo nức, mong chờ.
Cuối cùng cũng đã đến nơi rồi, con đường độc đạo dẫn vào trường với hai hàng cây ợp bóng mát ngày ấy được lát bê tông phẳng lì bây giờ được lát bê tông ánh lên màu bạc lấp lánh. Đầm sen tỏa ngát hương thơm xung quanh trường bây giờ vẫn còn đá - cáo nơi chúng tôi vẫn thường nghỉ ngơi trong những buổi trưa hè nóng nực. Những cánh sen hồng thắm nở bung thật to vươn lên đón ánh nắng mặt trời như muốn chào mừng tôi trở về.
Bác cổng trường với hai cánh tay màu xanh mở to đã đón biết bao thế hệ học sinh bước vào trường, tấm biển màu xanh với viền đỏ nơi bật lên dòng chữ 'trường THCS Hồng Quang trường đạt chuẩn quốc tế khiến tôi không khỏi bồi hồi xúc động. Khi bước vào trường tôi nhớ lại cái cảm giác lầ đầu tiên là môt cô học sinh cấp 2 bước vào một thế giới mới với bao điều kì diệu, lí thú vậy mà sau 15 năm xa cách tôi trở lại, cái cảm giác ấy chợt ùa về thật xao xuyến bâng khuâng.
Bước vào trường tôi thật sự choáng ngợp trước vẻ đẹp uy nghi, đồ sộ, nguy nga của nó. Ngôi trường ngày ấy khoác lên mình bộ áo màu vàng tươi cổ kính giờ đây đã được lột xác bởi bộ áo choàng màu trắng nổi bật thật lung linh rực rỡ.
Mái trường ngày ấy được xếp thành hình chữ U như những toa tàu nối đuôi nhau thì bây giờ chữ U ấy biến thành chữ Z hiện đại, khang trang xứng đáng là một ngôi trường đạt chuẩn quốc tế. Tòa nhà chữ Z sáu tầng cao ngất thật sự khiến tôi bất ngờ, lễ đài nơi tổ chức hoạt động chào cờ, các hoạt động tập thể được xây rộng rãi với ba bậc tam cấp, cột cờ sao vàng năm cánh đứng uy nghiêm bên cạnh. Những cái cây gầy gộc, bó nhỏ là công trình măng non ngày ấy tự tay chúng tôi trồng giờ đây cao lớn, tỏa rợp bóng mát sân trường.
Khuôn viên trồng hoa được xếp khéo léo từ những chậu cây nhỏ thành một hàng chữ dài 'thi đua tốt học tập tốt' rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời thể hiện sự quết tâm của thầy và trò nhà trường. Chao ôi! cảnh vật đã thay đổi nhiều rồi nhưng cái không khí trong lành thoáng đãng trong trường vẫn còn đó.
Bước chân đưa tôi đến với khu vực sau của trường đó là vườn sinh vật hiện đại với mô hình nhà kính, bên trong trống đủ các loại cây, rau, hoa phục vụ các bạn học sinh. Hàng cây xanh bên cạnh vwofi sinh vật rì rào trong gió, là nơi chúng tôi ôn bài trong những giờ ra chơi, là nơi gửi gắm tâm tình tuổi học sinh vẫn còn đấy. Lòng tôi chợt bồi hồi xao xuyến nhớ về kỉ niệm trong sáng thời cắp sách đến trường.
Sau khi tham quan một vòng, tôi bước lên dãy nhà của các phòng học, phong học bây giờ hiện đại lắm, phòng nào cũng trong bị máy chiếu, học sinh không học bảng nữa mà hoàn toàn bằng máy chiếu, mỗi học sinh đều có một bàn riêng. Ngoài ra còn có các lớp chắc năng: sinh văn, toán, anh, hóa... để đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Bước chân tôi chợt dừng lại trước cửa lớp 9B. Chao ôi! sao mà hồi hộp, xao xuyến đến lạ, cái ngôi nhà 9B thân thương ngày ấy giờ đã thay đổi hoàn toàn, trong tôi lại hiện về kí ức ngọt ngào khi ngồi trên ghế nhà trường, đâu đó lại hiện ra hình ảnh tôi cùng cái Trang ngồi ăn quà trong lớp, hiện ra hình ảnh giờ kiểm tra cả lớp ngồi im ắng làm bài, có đứa ngồi cắn bút lo sốt sắng vã cả mồ hôi, chợt có một giọng nói cắt ngang dòng tâm trạng của tôi:' Lan đấy phải không? vào đây cùng chung vui với lớp đi'
Tôi liền nhanh chân bước vào lớp. Bây giờ trong lớp rất đông vui nhộn nhịp mọi người đã bày ra nào là thức ăn, hoa quả, đồ uống. Những gương mặt thân yêu của đại gia đình 9B nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến, gần gũi trong ánh mắt của mỗi người đều ánh lên niềm vui của đoàn tụ, của sự sum họp hân hoan tràn ngập khắp căn phòng. Bạn lớp trưởng đứng lên dõng dạc :
'Xin chào mừng cả lớp đến với cuộc họp mặt của đại gia đình 9B. Xin cảm ơn tất cả các bạn đã dành thời gian đến đây chung vui cũng như để ôn lại kỉ niệm ngày xưa'.
Cả lớp vỗ tay rầm rầm tán thưởng, tôi quay sang cái hỏi thăm các bạn về gia đình công việc và những điều trong cuộc sống.
Họp lớp xong, tôi ra về với niềm vui hạnh phúc đến khó tả. Các bạn của tôi ngày trước bây giờ đều thành đạt trong sự nghiệp, thành công trong công việc của mình. Tôi tự nhủ mình phải là một công dân có ích cho đất nước để xứng đáng là học sinh trường THCS Hồng Quang.
Đây chỉ là bài văn để tham khảo thôi nha !!! Đừng hiểu nhầm nha !!!
 
 
14 tháng 11 2016

Mình ko có thời gian để làm thông cảm nhaKim Ngân Võ

 

3 tháng 11 2016

Mở bài: Sinh nhật lần thứ bao nhiêu ?

Nó được diễn ra ở đâu? ( trường, lớp,.....)

Thân bài:

+) Trước 2 hôm em đã hào hứng thế nào ( tâm trạng,........)

+) diễn ra vào( buổi tối, sáng,.......)

+) Sau đó ngày hôm ấy e đã cùng mẹ đi mua sắm các thứ ( bánh,..............)

+) E đến từng nhà bạn mời bạn đến dự sinh nhật ( có thể là có bạn đến được hoặc không đến được vì lí do nào đó.........................)

+) Đến giờ thì các bạn đến có đông không?

Cảm xúc bản thân khj bắt đầu bữa tiệc ? (Đúng giờ như trong thiệp mời các bạn, các bạn trong lớp đến, có vẻ như mọi người tập trung đông đủ rồi mới đến nhà em, các cô bác hàng xóm cũng mang các bé trẻ con sang, mọi người cùng vào trong nhà mặc dù hơi chật nhưng vẫn. Chiếc bánh sinh nhật đã chuẩn bị sẵn sàng với mười một chiếc nến sáng lung linh và dòng chữ trên mặt bánh: “Happy birthday”. Mọi người cùng hát vang bài hát “chúc mừng sinh nhật”. Em chắp tay ước và thổi nến, mọi người cùng vỗ tay thật to và gửi đến em những món quà sinh nhật cùng những lời chúc thật ý nghĩa. Em cắt bánh và chia cho mọi người, mẹ biết có nhiều người nên đã đặt một chiếc bánh rất to, em thầm cảm ơn mẹ. Mọi người cùng ăn cùng trò chuyện rất vui vẻ, các bạn còn quệt bánh ga tô lên mặt nhau, chúng em tổ chức văn nghệ và một số trò chơi cho không khí của buổi sinh nhật thêm sôi động, các bạn tham gia rất nhiệt tình. Đến chiều buổi tiệc kết thúc, mọi người ra về, em không quên gửi đến mọi người lời cảm ơn.)

+) Có thể bôi bánh kem lên nhau, cười đùa,................

+) sau bữa tiệc thì có vài bạn ở lại dọn dẹp và cùng nhau nói chuyện?

+) Những món quà đủ sắc màu,................

+) Bản thân e cảm thấy bữa tiệc đó vui không có đáng nhớ không?

Kết bài: Cảm nghĩ suy nghĩ chung.

( Bữa tiệc sinh nhật thật ý nghĩa, mới vào lớp nên mọi người chưa quen nhau nhiều, buổi sinh nhật như chiếc cầu nối để các bạn trong lớp thêm thân quen hơn. Em sẽ nhớ mãi buổi sinh nhật đặc biệt này với rất nhiều kỉ niệm sâu sắc. )

Chúc e hc tốt!

3 tháng 11 2016
 


1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

– Năm nay em 11 tuổi. Ngày 20 tháng 4 vừa qua là sinh nhật của em.

– Ba mẹ và các bạn đã tổ chức tiệc mừng sinh nhật em thật vui tươi và nhiều ý nghĩa.
2. Thân bài:

* Kể lại buổi sinh nhật:

a/ Công việc chuẩn bị:

– Em viết thiệp mời những bạn thân.

– Em dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, sắp xếp bàn ghế, cắm hoa,…

– Mẹ đặt làm một ổ bánh kem có dòng chữ Chúc mừng sinh nhật…

b/ Diễn biến buổi tiệc:

– Bạn bè đến chia vui.

– Em mặc bộ đồ mới ra đón các bạn.

– Ba mẹ dặn dò, tặng quà…

– Mọi người ngồi vào bàn tiệc, cùng hát bài mừng sinh nhật và chuyện trò vui vẻ.

– Em nói lời cảm ơn chân tình với ba mẹ và các bạn.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

– Em rất vui và cảm động vì được sống trong tình yêu thương của mọi người.

– Em thấy rằng mình đã lớn.

– Em hứa sẽ chăm ngoan hơn nữa.
2 tháng 9 2016

căn cứ vào hình dáng Lang Liêu mà tả , dễ mà bạn

2 tháng 9 2016

thì mình ko bít mà

5 tháng 2 2017

Một kết thúc được coi là có hậu khi kết cục là cái thiện chiến thắng được cái ác, người tốt thì gặp may mắn, kẻ ác thì bị trừng phạt. Cuối chuyện con người được sống hạnh phúc và luôn có một tương lại tươi sáng.

Truyện cổ tích là một thể loại văn học được tự sự dân gian sáng tác có xu thế hư cấu, bao gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích thế sự, cổ tích phiêu lưu và cổ tích loài vật Đây là loại truyện ngắn, chủ yếu kể về các nhân vật dân gian hư cấu, như tiên, yêu tinh, thần tiên, quỷ, người lùn, người khổng lồ, người cá, hay thần giữ của, và thường là có phép thuật, hay bùa mê. Truyện cổ tích có thể được phân biệt với truyện dân gian thần thoại khác như truyền thuyết (thường liên quan đến niềm tin vào tính xác thực của các sự kiện được mô tả)[1] cũng như các câu chuyện về bài học đạo đức, bao gồm truyện ngụ ngôn về động vật.

Vậy truyển cổ tích sáng tác ra nhằm thể hiện ước mơ, khát vọng của con người, tầng lớp yếu kém, người lao động, hay phải chịu cái thiệt thòi, luôn được yêu thương bảo vệ bởi cái thiện, được chiến thắng cái ác. Vậy nên trong những câu chuyện cổ tích thì thường có một kết thúc có hậu để thỏa mãn khát vọng của mình

kết thúc có hậu là hạnh phúc hay viên mãn trong truyện tình cảm gia đình......của các nhân vật trong truyện cổ tích
với quan điểm ở hiền gặp lành các câu truyện cổ tích thường hướng đến nhữg kết thúc có hậu để như một bài học cho mỗi chúng ta về cách sống cách đối nhân xử thế trong cuộc đời để cũng có nhữg cái kết hạnh phúc như bao người mong ước

4 tháng 12 2016

Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con, không biết truyền ngôi cho con nào cho xứng. Không như những đời vua Hùng trước chỉ truyền ngôi cho con trưởng, vua Hùng thứ sáu nghĩ rằng, người nối ngôi phải là người có tài, nối được chí vua, biết thương yêu dân chúng, không nhất thiết cứ phải là con trưởng. Nghĩ mãi, nghĩ mãi. cuối cùng, vua gọi các con đến và nói:

– Giặc vẫn nhiều lần sang xâm lược nước ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Đất nước đã thanh bình. Nay ta đã già rồi, không còn sống bao lâu được nữa. Ta muốn tìm người nối ngôi để chăm lo cho dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Người nối ngôi phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho người đó. Xin Tiên vương chứng giám.

Nghe vua nói, các lang ai cũng muốn ngôi báu về tay mình nhưng không ai biết ý vua như thế nào. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật ngon, đầy sơn hào hải vị cho vua cha vừa lòng.

Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám của vua Hùng. Mẹ mất sớm, chàng ra ở riêng từ nhỏ, suốt ngày chăm việc cấy cày. Trong khi các anh em sai người đi tìm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chẳng có gì. Trong nhà chàng chỉ có khoai và lúa. Nhưng những thứ đó thì tầm thường quá.

Một hôm, chàng mơ thấy thần đến và bảo:

– Trên đời này, không gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo là hạt ngọc của trời. Hăy lấy gạo làm bánh để tế lễ Tiên vương.

Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi lấy thứ gạo nếp trắng tinh, vo thật sạch, lấy đậu xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong xanh gói bánh. Để đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên giã nhuyễn. Bánh làm xong. Lang Liêu phân vân không biết gọi tên bánh là gì.

Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu chúng là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

 

Mỗi khi Tết đến xuân về, mâm cỗ nhà nào cũng có bánh chưng, bánh giầy. Nhưng các bạn có bao giờ hỏi về nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy ? Vì sao khi Tết đến mọi người lại làm hâi thứ bánh này. Tôi kể các bạn nghe nhé.

Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn truyền ngôi cho con nhưng ông có tới hơn hai mươi người con trai. Không biết chọn ai, vua bèn gọi các con đèn bào:

– Tổ tiên ta từ khi dựng nước Văn Lang đã truyền được sáu đời. Nay ta đã già, ta muốn truyền lại ngôi cho một trong số các con. Người nối ngôi ta phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân ngày lễ của Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho.

Các lang ai cũng muốn ngôi báu thuộc về mình nhưng ý vua thế nào thì không ai biết. Họ chỉ biết soạn cỗ thật ngon, thật hậu lễ Tiên Vương. Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám. Trước đây, mẹ chàng bị vua cha ghẻ lạnh, ốm nặng rồi qua đời sớm. Trong các anh em, chàng là người thiệt thòi nhất. Vốn chăm chỉ, siêng năng, hiền từ nên, từ khi trưởng thành, chàng đã ra ở riêng, suốt ngày chú tâm vào đồng áng. Trong nhà chàng chỉ có khoai với lúa là nhiều. Nhưng khoai lúa thì tầm thường quá.

Một đêm, sau buổi làm đồng nặng nhọc, mệt quá, chàng ngủ thiếp đi. Trong giấc mơ, chàng nhìn thấy một ông lão râu tóc bạc phơ, đến bên chàng, hiền từ cười nói:

– Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người và khiến ta không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, tuy hiếm nhưng con người không làm ra được. Hãy lấy gạo làm bánh lễ Tiên Vương.

Sáng sớm tỉnh dậy, càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thần nói đúng. Chàng bèn khéo léo chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, đem vo thật sạch rồi lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, lấy lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị, đổi kiểu, vẫn thứ gạo ấy, chàng đồ lên, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn.

Đến ngày lễ Tiên Vương, các lang đua nhau khoe sơn hào hải vị, nem công chả phượng. Vua Hùng xem qua rồi dừng lại trước chồng bánh của Lang Liêu. Thấy lạ, vua cho vời Lang Liêu lên hỏi. Lang Liêu kể hết mọi chuyện cho vua cha nghe. Ngẫm nghĩ một lát, vua lấy bánh của Lang Liêu đem lễ Tiên Vương.

Lễ xong, vua cho mọi người thụ lộc, ai cũng khen ngon. Nhà vua nói:

– Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta gọi là bành giầy, bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta gọi là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị bên trong ngụ ý đùm bọc yêu thương nhau. Lang Liêu đã làm đúng ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho Lang Liêu. Xin Tiên Vương chứng giám.

Từ đấy, nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy.

Nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy là thế đấy các bạn ạ. Câu chuyện tôi kể không chỉ nói về nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy mà còn đề cao nghề nông và sự tôn kính đối với tổ tiên của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước.

28 tháng 10 2016

chj Nguyễn Phương Linh

chj Mai Phương aNH

Phạm Thị Trâm Anh

chj Nguyễn Thị Mai

Vương Hàn

Silver bullet

Dạ Nguyệt

 

  • Võ Đông Anh Tuấn
28 tháng 10 2016

Trong đời này, ai chẳng có một người bà. Và tôi cũng vậy, ngoài tình yêu thương mà bố mẹ dành cho, tôi còn được sống trong tình thương yêu trìu mến của bà. Vì điều kiện gia đình, tôi phải chuyển nhà, không được ở bên bà nhưng hình ảnh bà luôn khắc sâu trong trái tim tôi. Bà tôi năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi. Tóc bà trắng như những bà tiên trong các câu chuyên cổ tích. Lưng bà còng lắm rồi. Làn da nhăn nheo với nhiều chỗ có chấm đồi mồi. Bà đã hi sinh cả tuổi xuân, tần tảo, bươn chải, thức khuya dậy sớm nuôi nấng mẹ và các dì tôi. Đôi mắt bà không còn tinh tường như trước nhưng cái nhìn thì vẫn như ngày nào: trìu mến và nhân hậu. Đôi bàn tay thô ráp, chai sần bởi suốt đời lặn lội, vất vả kiếm cơm áo cho các con. Ngày còn thơ bé, tôi được sống trong vòng tay yêu thương vô bờ bến của bà. Đêm nào tôi cũng chìm trong giấc ngủ êm đềm nhờ những câu chuyện cổ tích bà kể. Sáng sớm, bà gọi tôi dậy đi học. Lời gọi: "Cháu ơi, dậy đi nào, đã đến giờ đi học rồi" luôn làm tôi tỉnh táo sau giấc ngủ dài. Bà dắt tay, đưa tôi đến trường. Chờ cho cánh cổng trường khép hẳn, bà mới an tâm ra về. Chiều chiều, vẫn cái dáng đi lặng lẽ ấy, bà đưa tôi trở về nhà. Mỗi khi ở cạnh bà, tôi cảm thấy ấm áp vô cùng. Có lần bị ngã, tôi đã nằm ăn vạ rất lâu. Bà ẩy con lật đật và bảo: "Con lật đật luôn biết đứng dậy sau mỗi lần vấp ngã. Cháu của bà cũng vậy, đúng không nào? Cháu được như con lật đật là bà rất vui". Nghe lời bà, tôi nín khóc và tự đứng dậy. Bà cười móm mém "Cháu ngoan lắm, lại đây bà phủi đất cho nào". Những hôm học khuya, buồn ngủ quá, tôi gục luôn xuống bàn thiếp đi. Sáng hôm sau, khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang đắp chăn, nằm trên giường. Trên bàn học, đèn đã tắt từ lúc nào, sách vở được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Bà đã bế tôi lên giường, xếp lại sách vở cho tôi. Bà luôn chăm lo việc nhà. Mẹ tôi không muốn bà làm, sợ bà mệt nhưng bà không nghe. Tôi mong mình lớn thật nhanh để đỡ đần cho bà nhưng nhiều khi, tôi lại ước ao thời gian trôi thật chậm để tôi mãi mãi nằm trong vòng tay yêu thương của bà Bà rất vui tính, thường kể cho cả nhà nghe những chuyện hài hước. Bà cũng luôn sẵn sàng giúp đỡ hàng xóm, vì vậy, ai cũng yêu quý bà. Bà yêu thương tôi nhưng không nuông chiều. Có lần, tôi không nghe lời bà. Cả tuần, bà không nói với tôi một câu nào. Sang tuần sau, bà gọi tôi vào phòng, giảng giải cho tôi biết đâu là điều hay lẽ phải. Tôi cảm thấy ăn năn, xấu hổ vì để bà buồn. Sau chuyện đó, tôi tự hứa với mình, không bao giờ được phụ công lao tình cảm của bà. Hãy kể về người bà kính yêu của em Bà là người bà tuyệt vời nhất Bà thích chăm sóc cây cảnh, Sáng sáng, bà dậy sớm tưới cây trên sân thượng. Những chồi non, nụ hoa không phụ công chăm sóc của bà, luôn tưng bừng khoe sắc thắm. Những lúc rảnh rỗi, bà ngồi ngắm không biết chán những cái cây đang dần dần lớn lên. Tối tối, khi đi ngủ, bà thường kể chuyện cho tôi. Nghe các câu chuyện của bà, tôi như được hoá thân vào các nhân vật, khi thì là cô Tấm dịu hiền, khi lại là cô tiên tốt bụng. Bà mua cho tôi rất nhiều sách, nhờ đó kiến thức của tôi được rộng mở hơn. Giờ đây, khi Hà Nội vào đông lạnh giá, ở nơi xa, tôi luôn lo bà có mặc đủ ấm không, bà ngủ có ngon giấc không… Tôi mong bà sống mãi bên tôi. Bà ơi, cháu yêu bà nhất trên thế gian này. Bà là người bà tuyệt vời nhất.
Không có nhìu thời gian nên mình copy trên mạng cho bạn tham khảo thôi !!!