Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Diễn ra tại Đền Hùng phú thọ vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng gồm có phần lễ và phần hội.
- Phần lễ bao gồm:
+ Rước kiệu: đoàn rước có trống, chiêng, cờ, lọng, kiệu, hoa, lễ vật,... xuất phát từ chân núi Nghĩa Lĩnh qua cổng Đền Hùng đến Đền Hạ, Đền Trung rồi dừng lại ở Đền Thượng.
+ Lễ tế và dâng hương: lễ vật được dâng lên bàn thờ Vua Hùng và các vị thần linh. Chủ tế đọc văn tế, sau đó từng người lần lượt thắp hương đề tưởng nhớ các Vua Hùng.
- Phần hội gồm có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian,...
Tham khảo:
- Về kinh tế:
+ Thành phố Hồ Chí Minh có đóng góp nhiều nhất vào tổng thu ngân sách nhà nước, đứng đầu cả nước về phát triển dịch vụ và công nghiệp.
+ Thành phố Hồ Chí Minh có giá trị sản xuất công nghiệp đứng đầu cả nước với các ngành chủ yếu như: điện tử - tin học, thực phẩm- đồ uống, cơ khí, dệt may, da giày....
- Về văn hóa:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi có nhiều di tích lịch sử và bảo tàng như: Bến cảng Nhà Rồng Nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, Địa đạo Củ Chi, Dinh Độc Lập, Bảo tàng Mĩ thuật, Bảo tàng Chứng tích chiến tranh,...
+ Thành phố Hồ Chí Minh là nơi hội tụ cư dân từ khắp nơi, góp phần tạo sự đa dạng về văn hóa.
- Về giáo dục: Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, trung tâm khoa học - công nghệ thuộc các lĩnh vực khác nhau, làm nòng cốt cho sự phát triển giáo dục của vùng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
+ Về kinh tế: là trung tâm kinh tế hàng đầu cả nước nơi tập trung nhiều khu công nghệ cao, nhiều ngân hàng, trung tâm tài chính lớn.
+ Về văn hóa- giáo dục: tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu,..
+ Về lịch sử: Tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa, bảo tàng, các khu vui trơi , giải trí lớn,..
Tham khảo:
- Hà Nội là trung tâm quan trọng của cả nước ở các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Cụ thể là:
+ Thủ đô Hà Nội là nơi làm việc của các cơ quan Trung ương.
+ Hà Nội cũng là trung tâm kinh tế quan trọng của đất nước với nhiều nhà máy, khu công nghệ cao, trung tâm thương mại, hệ thống ngân hàng,...
+ Hà Nội là tập trung nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tàng, thư viện,...
+ Hà Nội là nơi có nhiều di tích lịch sử - văn hoá nhất của cả nước và là nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
Tham khảo!
- Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục quan trọng của Việt Nam:
+ Thành phố có nhiều di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu cùng các trường đại học, các trung tâm, viện nghiên cứu giáo dục lớn.
+ Đặc biệt, thành phố Hồ Chí Minh được xem là đầu tàu kinh tế của cả nước.
Tham khảo!
* Yêu cầu số 1: Một số nét văn hóa của cư dân Nam Bộ:
- Nhà ở:
+ Nhà ở truyền thống của người dân Nam Bộ có nhiều loại khác nhau. Ở vùng sông nước, phổ biến là kiểu nhà sàn, nhà nổi. Tại các miệt vườn, chủ yếu là nhà lợp bằng lá.
+ Ngày nay, nhà ở của người dân Nam Bộ được xây dựng kiên cố, hiện đại hơn. Ở một số nơi, những ngôi nhà cổ vẫn còn được lưu giữ.
- Chợ nổi:
+ Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa của người dân Nam Bộ một phần diễn ra tại chợ nổi trên sông.
+ Hàng hóa được bán trên các ghe xuồng, chủ yếu là nông sản và các vật dụng cần thiết.
+ Một số chợ nổi lớn ở Nam Bộ như: Cái Răng, Phong Điền (Cần Thơ), Cái Bè (Tiền Giang), Ngã Bảy Phụng Hiệp (Hậu Giang), Ngã Năm (Sóc Trăng), Măng Thít, Trà Ôn (Vĩnh Long),...
- Vận tải đường sông:
+ Giao thông đường thuỷ đóng vai trò quan trọng đối với của người dân vùng Nam Bộ.
+ Ghe, xuồng,... là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu.
- Trang phục:
+ Trước đây, trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ là áo bà ba và khăn rằn
+ Ngày nay, áo bà ba và khăn rằn vẫn được chọn làm trang phục chính trong những dịp lễ, tết,... thể hiện đặc trưng văn hóa của miền sông nước Nam Bộ.
* Yêu cầu số 2: Sự chung sống hài hoà với thiên nhiên của người dân Nam Bộ được thể hiện ở các chi tiết:
- Làm nhà sàn, nhà nổi ở các vùng sông nước.
- Hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa diễn ra tại chợ nổi trên sông.
- Ghe, xuồng là phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa chủ yếu ở Nam Bộ.
- Áo bà ba và khăn rằn thể hiện nét đặc trưng của văn hóa miền sông nước.
Tham khảo:
- Chia sẻ hiểu biết:
+ Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước ta, nằm ở Đông Nam Bộ
+ Thành phố này trước đây có nhiều tên gọi khác nhau như: Sài Gòn, Sài Gòn - Chợ Lớn, Sài Gòn - Gia Định; từ năm 1976 được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
- Yêu cầu số 1: Một số sự kiện tiêu biểu gắn với lịch sử Thăng Long – Hà Nội
+ Năm 1010, vua Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về thành Đại La và đổi tên là Thăng Long.
+ Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê, đóng đô ở Thăng Long.
+ Trong các năm 1873 và 1882, thực dân Pháp hai lần tiến đánh Bắc Kì, tại thành Hà Nội, nhân dân Việt Nam đã anh dũng đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương (lần 1) và Tổng đốc Hoàng Diệu (lần 2).
+ Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, trước cuộc mít-ting của hàng vạn đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
+ Cuối tháng 12/1972, quân và dân Hà Nội đã anh dũng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc trong 12 ngày đêm, làm nên chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
- Yêu cầu số 2: kể lại câu chuyện mà em ấn tượng
(*) Tham khảo: sự tích Hồ Gươm
- Khi giặc Minh đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược, khiến nhân dân khổ cực, lầm than. Trước tình cảnh đó, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại Lam Sơn, nhưng ban đầu thế yếu, lực mỏng nên thường bị thua trận. Thấy vậy, Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để giết giặc.
- Một người đánh cá tên là Lê Thận ba lần kéo lưới đều gặp một thanh sắt, nhìn kĩ hoá ra một lưỡi gươm. Sau đó ít lâu, Lê Lợi bị giặc đuổi, chạy vào rừng bắt được chuôi gươm nạm ngọc trên cây đa, đem vào lưỡi gươm ở nhà Lê Thận thì vừa như in, mới biết đó là gươm thần. Từ khi có gươm thần, nghĩa quân đánh đâu thắng đấy, cuối cùng đánh tan quân xâm lược.
- Một năm sau khi thắng giặc, Lê Lợi đi thuyền chơi hồ Tả Vọng; Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại gươm thần. Từ đó, hồ Tả Vọng được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm.
THAM KHẢO
- Kể lại câu chuyện:
+ Năm 1882, thực dân Pháp lấy cớ triều đình nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất để đem quân ra xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.
+ Sáng ngày 25/4/1882, người Pháp đưa tối hậu thư buộc Tổng đốc Hoàng Diệu phải đầu hàng và ngay sau đó đã tấn công thành Hà Nội. Tổng đốc Hoàng Diệu lên mặt thành đốc quân chiến đấu quyết liệt.
+ Mặc dù Hoàng Diệu và quân đội triều đình quyết tâm bảo vệ, nhưng trước sức tấn công của quân Pháp thành Hà Nội thất thủ. Để giữ trọn khí tiết, Hoàng Diệu đã tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu.