K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

* Chuyển biến về kinh tế - xã hội:

- Kinh tế:

+ Tầng lớp quý tộc, thương nhân châu Âu trở nên giàu có nhờ bóc lột tài nguyên ở thuộc địa và buôn bán nô lệ.

+ Xuất hiện nhiều xưởng sản xuất quy mô lớn, thuê mướn nhiều nhân công.

+ Các công ty thương mại và đồn điền rộng lớn đã ra đời.

- Xã hội:

+ Giai cấp phong kiến Tây Âu sử dụng Kinh thánh của Thiên Chúa giáo làm cơ sở tư tưởng chính thống. Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng ngăn cản sự phát triển của văn hóa, khoa học.

+ Giai cấp tư sản đang lên có thế lực về kinh tế nhưng chưa có địa vị xã hội tương xứng.

* Hệ quả:

- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành và phát triển.

- Giai cấp tư sản đấu tranh chống lại tư tướng lỗi thời của giia cấp phong kiến cùng Giáo lí khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.

18 tháng 9 2023

Sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI:

- Kinh tế:

+ Thương nhân châu Âu trở nên giàu có nhờ bóc lột tài nguyên thuộc địa. 

+ Giai cấp tư sản mở rộng kinh doanh, lập nhiều xưởng sản xuất quy mô lớn. 

+ Các công ty thương mại và đồn điền rộng lớn ra đời.

Xã hội:

+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dần hình thành và phát triển

+ Giai cấp tư sản đấu tranh chống lại tư tưởng lỗi thời của giai cấp phong kiến và giáo lí của Giáo hội Công giáo. 

Hệ quả của sự chuyển biến về kinh tế, xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI:

+ Xã hội hình thành một nền văn hóa tiến bộ trong xã hội Tây Âu

+ Nền kinh tế phát triển, mở rộng với sự vươn lên mạnh mẽ của giai cấp tư sản.

4 tháng 2 2023

Những thành tựu chính về văn hóa của Chăm-pa từ đầu thế kỉ X đến đầu thế kỉ XVI:

Chữ viết: sử dụng chữ Phạn và chữ Chăm. 

Tôn giáo: Hin-đu giáo có vị trí chủ đạo, Phật giáo dần phai nhạt trong đời sống tinh thần cư dân. Từ thế kỉ XIII, Hồi giáo du nhập vào Chăm-pa. 

Kiến trúc: tiêu biểu nhất là đền tháp, phù điêu. Như tháp Pô Kơ-long, tháp Bánh Ít,..

Nghệ thuật ca múa đa dạng với các hình thức múa quạt, múa lụa,...

15 tháng 1 2023

Những biến đổi quan trọng nhất về kinh tế - xã hội ở Tây Âu từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVI:

- Từ cuối thế kỉ XIII, tình hình kinh tế - xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi.

- Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ra đời và ngày càng mở rộng như: Công trường thủ công, công ty thương mại, đồn điền.

- Giai cấp tư sản đã ra đời mặc dù có thế lực kinh tế song không có địa vị xã hội và chính trị tương xứng.

- Họ phản đối các giáo lý lỗi thời, chủ trương xây dựng một nền văn hóa mới đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, thúc đẩy khoa học – kỹ thuật phát triển.

- Tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

4 tháng 2 2023

Biến đổi quan trọng về kinh tế ở Tây Âu thế kỉ XIII-XVI:

- Từ thế kỉ XIII, thành thị càng có vai trò là những trung tâm kinh tế quan trọng nhất của Tây Âu. 

- Nhiều xưởng sản xuất với quy mô lớn, các công ty thương mại xuất hiện tập trung chủ yếu ở thành thị. 

Những tầng lớp mới xuất hiện trong xã hội: chủ xưởng, thương gia, chủ ngân hàng

Họ có nhu cầu xây dựng một hệ tư tưởng và văn hóa mới vì họ có thế lực nhưng lại chưa có địa vị xã hội tương ứng. Do vậy họ ủng hộ và bảo trợ cho những tư tưởng mới trong các lĩnh vực khoa học, văn học và nghệ thuật.

13 tháng 1 2023

- Tại Trung Quốc, Nho giáo là hệ tư tưởng thống trị đời sống chính, xã hội Trung Quốc thời phong kiến.

- Nho giáo đã thúc đẩy sự phát triển của tri thức và văn hóa. Nhưng đồng thời chính Nho giáo cũng là thứ kìm hãm sự đổi mới, kìm hãm khoa học kĩ thuật phát triển. 

- Phật giáo, Đạo giáo… là những tôn giáo lớn, đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội và văn hóa Trung Quốc. Nhiều công trình chùa chiền, kinh Phật, đạo quán… có niên đại lâu đời còn tồn tại đến tận ngày nay.

13 tháng 1 2023

- Nghệ thuật Trung Quốc phát triển đa dạng và đạt tới trình độ cao trên nhiều lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc, hội họa, thư pháp, chế tác đồ thủ công…

- Một số công trình tiêu biểu như: Vạn lý trường Thành, lầu Hoàng Hạc, chùa Thiếu Lâm, Tử Cấm Thành, Đạo quán Võ Đang, ...

12 tháng 1 2023

- Về đặc điểm kinh tế:

+ Đóng vai trò chủ đạo ngành kinh tế là nông nghiệp. Nông nô trồng trọt, chăn nuôi và làm các nghề thủ công như dệt vải, rèn đúc công cụ, vũ khí, … 

     

+ Tính tự nhiên, tự cấp, tự túc là đặc điểm củakinh tế trong lãnh địa. 

  

+ Nông nô ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài, chủ yếu mua muối, sắt.

- Về đặc điểm xã hội:

+ Gia đình lãnh chúa và nông nô là những cư dân chủ yếu trong lãnh địa chủ. 

+ Không phải lao động, lãnh chúa vui chơi, luyện tập trong lâu đài, dinh thự. 

+ Tuy nông nô thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô nhưng họ có gia đình, nhà cửa, tài sản riêng.

+ Quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô chính là quan hệ xã hội trong lãnh địa.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ:

- Nguyễn Trãi (1380-1420), anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam sơn thực lục, Dư địa chí,...

- Lương Thế Vinh (1441-1496), nhà toán học. Ông đỗ trạng nguyên năm 1463. Một số tác phẩm: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục…

- Ngô Sĩ Liên: (thế kỉ XV) ông là nhà sử học, đỗ tiến sĩ năm 1442. Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.

4 tháng 2 2023

Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ:

- Nguyễn Trãi (1380-1420), anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam sơn thực lục, Dư địa chí,...

- Lương Thế Vinh (1441-1496), nhà toán học. Ông đỗ trạng nguyên năm 1463. Một số tác phẩm: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục…

 

- Ngô Sĩ Liên: (thế kỉ XV) ông là nhà sử học, đỗ tiến sĩ năm 1442. Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.

13 tháng 1 2023

*Quá trình hình thành, phát triển của các vương quốc Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI :
- Thế kỉ X, nhà nước độc lập của người Việt được xác lập trên vùng châu thổ sông Hồng.
- Thế kỉ X, tại lưu vực sông I-ra-oa-đi, vương quốc Pa-gan được thành lập.
- Dọc theo sông Mê Công và Chap Phray-a, nhiều vương quốc mới đã ra đời Lan-na (thế kỉ XIII), Su-khô-thay (thế kỉ XIII), A-giút-thay-a (thế kỉ XVI), Lan Xang (thế kỉ XIV)
- Thế kỉ XIII, trên đảo Gia-va, Vương quốc Ma-gia-pa-hít ra đời. 
- Sự xâm nhập của Hồi giáo cũng đưa tới sự thành lập của các vương quốc Ma-lắc-ca (thế kỉ XV), A-chê (thế kỉ XV)

13 tháng 1 2023

- Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo,…
- Các tôn giáo này chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, văn hóa, văn học nghệ thuật, kiến trúc…

- Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng mới, cùng nghệ thuật điêu khắc rất đặc sắc. Tất cả các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng chịu ảnh hưởng của tôn giáo. 
- Kiến trúc Phật giáo: nổi tiếng với hệ thống chùa hang A-gian-ta
- Kiến trúc Hồi giáo. Điển hình có lăng Ta-giơ Ma-han, lăng Hu-may-un,…
Nhận xét về văn hóa Ấn Độ thời phong kiến:
+ Văn hóa Ấn Độ mang đậm màu sắc tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo
+ Văn hóa Ấn Độ đại diện cho một nền văn minh lớn, có ảnh hưởng to lớn và đậm nét đến khu vực Đông Nam Á.

Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh "khổng lồ", đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ân Độ.
Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu - một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay.
Gắn liền với đạo Hin-đu, nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v... đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ.
Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu ; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Những công trình kiến trúc độc đáo như thế đến nay vẫn còn được lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở nhiều nước Đông Nam Á.