K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 8 2023

THAM KHẢO
- Các dòng sông ở vùng Duyên hải miền Trung: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Hương,...
-  Đặc điểm sông ở vùng Duyên hải miền Trung: vùng có nhiều sông,  nhưng ít sông lớn. Sông ngắn và có độ dốc lớn nên thường gây lũ lụt vào mùa

9 tháng 8 2023

Tham khảo:

Sông Gianh ở Quảng Bình, sông Thạch Hãn ở Quảng Trị, sông Hương ở Thừa Thiên- Huế, sông Vu Gia ở Đà Nẵng, sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi.

Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều sông, nhưng  phần lớn là sông ngắn và dốc.

26 tháng 11 2023

Diễn ra tại Đền Hùng phú thọ vào ngày 10/3 âm lịch hàng năm 

Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng gồm có phần lễ và phần hội.

- Phần lễ bao gồm:

+ Rước kiệu: đoàn rước có trống, chiêng, cờ, lọng, kiệu, hoa, lễ vật,... xuất phát từ chân núi Nghĩa Lĩnh qua cổng Đền Hùng đến Đền Hạ, Đền Trung rồi dừng lại ở Đền Thượng.

+ Lễ tế và dâng hương: lễ vật được dâng lên bàn thờ Vua Hùng và các vị thần linh. Chủ tế đọc văn tế, sau đó từng người lần lượt thắp hương đề tưởng nhớ các Vua Hùng.

- Phần hội gồm có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian,...

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Các dòng sông ở vùng Duyên hải miền Trung: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Hương,...

- Đặc điểm sông ở vùng Duyên hải miền Trung: vùng có nhiều sông,  nhưng ít sông lớn. Sông ngắn và có độ dốc lớn nên thường gây lũ lụt vào mùa mưa.

26 tháng 11 2023

Một số lễ hội: Lễ hội Cầu Ngư, lễ hội Tháp Bà,...

Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều lễ hội như: lễ hội Cầu Ngư của người dân ven biển; lễ hội Tháp Bà, lễ hội Ka-tê của người Chăm;...

- Lễ hội Cầu Ngư:

+ Gắn với tục thờ cúng cá Ông (cá voi) của người dân ven biển miền Trung. Lễ hội là dịp để người dân tỏ lòng biết ơn với công đức của cá Ông và cầu mong mùa đánh cá bội thu.

+ Lễ hội gồm hai phần: phần lễ diễn ra trang trọng với lễ rước, lễ tế theo nghi thức truyền thống; phần hội với các trò chơi dân gian gắn với hoạt động sản xuất trên biển như: lắc thúng, đua thuyền, bơi lội, đan lưới,....

- Lễ hội Ka-tê:

+ Là lễ hội dân gian lâu đời của người Chăm, được tổ chức vào khoảng tháng 9, tháng 10 hằng năm (tháng 7 theo lịch Chăm).

+ Các nghi lễ chính là: rước y trang, mở cửa tháp chính,... Sau phần lễ là phần hội với các trò chơi dân gian đặc trưng của người Chăm như: thi giã gạo, thi đi cà kheo, làm bánh gừng,....

Tham khảo

Một số dân tộc ở vùng Duyên hải miền Trung: Kinh, Chăm, Mường, Thái, Bru Vân Kiều, Cơ Tu....

- Các vật dụng chủ yếu trong sản xuất của người dân sống ở ven biển là: thuyền, lưới đánh cá,...

- Người Chăm nổi tiếng với đồ gốm như: nồi, bầu đựng nước,...

- Các dân tộc ở miền núi có những vật dụng đặc trưng riêng như: gùi, cọn nước, khung cửi dệt vải,...

26 tháng 11 2023

1. Một số vật dụng chủ yếu trong sản xuất muối ở vùng Duyên hải miền Trung là: chang (dùng để vun muối); quang gánh,…
2. SX muối làm một nghề truyền thống đã có từ lâu đời, nơi đây có các cánh đồng muối nổi tiếng như Cà Ná (Bình Thuận)...

1: Một số vật dụng là chang, quang gánh

2: sản phẩm muối là một sản phẩm đã có từ lâu đời. hiện  nay, nó được khai thác ở nhiều nơi ví dụ như là Sa Huỳnh(quãng ngãi), Hòn Khởi(khánh hòa)

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Vùng Duyên hải miền Trung có nhiều nắng, ít mưa, nước biển mặn và sạch,... tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất muối.
- Một số nơi làm muối nổi tiếng ở vùng Duyên hải miền Trung: Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh Thuận), Hòn Khói (Khánh Hòa),...

Tham khảo

- Một số sản phẩm đánh bắt chủ yếu là: cá, mực, tôm,…

- Cách đánh bắt hải sản của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung:

+ Đánh bắt bằng lưới vây, lưới kéo, cần câu,...

+ Người dân đã đầu tư các tàu lớn để đánh bắt hải sản xa bờ mang lại hiệu quả cao

- Các loài hải sản được nuôi chủ yếu là: tôm sú, tôm hùm, cá, ngao, hàu, bào ngư, ốc hương, cua,...

- Các hình thức nuôi hải sản: nuôi cá lồng bè trên biển, nuôi tôm trên cát, nuôi tôm nước lợ,...

8 tháng 8 2023

Nuôi trồng hải sản được phát triển mạnh. Các loài hải sản được nuôi phổ biến là: tôm sú, tôm hùm, cá, ngao, hàu, bào ngư, ốc hương, cua,... với nhiều hình thức khác nhau như: nuôi cá lồng bè trên biển, nuôi tôm trên cát, nuôi tôm nước lợ,... Diện tích nuôi trồng hải sản ngày càng được mở rộng, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ là lớn nhất.