K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2016

chờ chút

19 tháng 10 2016

Mk làm bài này oy nên mk sẽ giúp bn vui

Thành tựu văn hóa tiêu biểu nhất Ấn Độ :

- Chữ viết : Chữ Phạn 

- Văn học : Bộ kinh Vê - đa viết bằng chữ Phạn 

- Tôn giáo : +) Đạo Hin - đu 

                   +) Đạo Bà La Môn 

- Kiến trúc điêu khắc : +) Cột sắt không gỉ 

                                    +) Chữ khắc trên cột đá 

                                    +) Đền Ra - ni Ki Vav

                                    +) Lăng Ta - giơ Ma - han

Chúc bn hok tốt hjhj haha

 

16 tháng 10 2016
a) Chữ viết: Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ hoạ. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này.
b) Văn học: Ấn Độ là nước có nèn văn học rất phát triển, gồm có 2 bộ phận chính là Vê đa và sử thi, tuy nhiên nổi bật hơn cả là sử thi với hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó. Ramayana là một bộ sử thi dài 48 000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana. 
Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.
c) Nghệ thuật: Ấn Độ là nơi có nền nghệ thuật tạo hình phát triển rực rỡ, ảnh hưởng tới nhiều nước Đông Nam Á. Nghệ thuật Ấn Độ cổ đại hầu hết đều phục vụ một tôn giáo nhất định, do yêu cầu của tôn giáo đó mà thể hiện. Có thể chia ra ba dòng nghệ thuật: Hinđu giáo, Phật giáo, Hồi giáo. Có rất nhiều chùa tháp Phật giáo, nhưng đáng kể đầu tiên là dãy chùa hang Ajanta ở miền trung Ấn Độ. Đây là dãy chùa được đục vào vách núi, có tới 29 gian chùa, các gian chùa thường hình vuông và nhiều gian mỗi cạnh tới 20m. Trên vách hang có những bức tượng Phật và nhiều bích hoạ rất đẹp.
Các công trình kiến trúc Hinđu giáo được xây dựng nhiều nơi trên đất Ấn Độ và được xây dựng nhiều vào khoảng thế kỉ VII - XI. Tiêu biểu cho các công trình Hinđu giáo là cụm đền tháp Khajuraho ở Trung Ấn, gồm tất cả 85 đền xen giữa những hồ nước và những cánh đồng.
Những công trình kiến trúc Hồi giáo nổi bật ở Ấn Độ là tháp Mina, được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII và lăng Taj Mahan được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII.
d) Khoa học tự nhiên: 
Về Thiên văn: người Ấn Độ cổ đại đã làm ra lịch, họ chia một năm ra làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày. ( Như vậy năm bình thường có 360 ngày ). Cứ sau 5 năm thì họ lại thêm vào một tháng nhuận.
- Về Toán học: Người Ấn Độ thời cổ đại chính là chủ nhân của hệ thống chữ số mà ngày nay ta quen gọi là số Arập. Đóng góp lớn nhất của họ là đặt ra số không, nhờ vậy mọi biến đổi toán học trở thành đơn giản, ngắn gọn hẳn lên. (Người Tây Âu vì vậy mà từ bỏ số La Mã mà sử dụng số Arập trong toán học.) Họ đã tính được căn bậc 2 và căn bậc 3; đã có hiểu biết về cấp số, đã biết về quan hệ giữa 3 cạnh trong một tam giác. Pi = 3,1416.
- Về vật lý: Người Ấn Độ cổ đại cũng đã có thuyết nguyên tử. Thế kỉ V TCN, có một nhà thông thái ở Ấn Độ đã viết “...trái đất, do trọng lực của bản thân đã hút tất cả các vật về phía nó”.
- Y học: cũng khá phát triển. Người Ấn Độ cổ đại đã mô tả các dây gân, cách chắp ghép xương sọ, cắt màng mắt, theo dõi quá trình phát triển của thai nhi. Họ để lại hai quyển sách là “ Y học toát yếu” và “ Luận khảo về trị liệu”.
e)Tư tưởng, tôn giáo: 
Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo, Jain và đạo Xích.
+ Đạo Balamôn ra đời vào khoảng thế kỉ XV TCN, trong hoàn cảnh đang có sự bất bình đẳng rất 
sâu sắc về đẳng cấp và đạo này chứng minh cho sự hợp lí của tình trạng bất bình đẳng đó. Đạo Balamôn không có người sáng lập, không có giáo chủ. Đạo Balamôn thờ thần Brama(thần Sáng tạo), Visnu(thần Bảo vệ), Siva(thần Huỷ diệt, có huỷ diệt cái cũ thì mới có thể sáng tạo cái mới)...Về mặt xã hội, đạo Balamôn là công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp. Giáo lí quan trọng nhất của đạo Balamôn là thuyết luân hồi mà sau này nhiều tôn giáo khác chịu ảnh hưởng. Trong quá trình phát triển, đạo Balamôn có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn Vêđa ( thế kỉ XV TCN - thế kỉ V TCN ), giai đoạn Balamôn ( thế kỉ V TCN - đầu CN ), giai đoạn Hinđu (đầu CN - nay )
+ Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên chúa). 
+ Đạo Jain-Kỳ Na cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI TCN. Đạo này chủ trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh. 
+ Đạo Sikh- Xích xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lí của đạo Xích có sự kết hợp giáo lí của đạo Hinđu và giáo lí của đạo Islam. Tín đồ đạo Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjap.
22 tháng 12 2022

- Thành tựu về chữ viết: Nhiều chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á như Cmpuchia, Lào, Thái Lan,... được sáng tạo theo kiểu chữ Phạn Ấn Độ

- Thành tựu văn học: Từ 2 bộ sử thi của Ấn Độ, nhiều nước Đông Nam Á đã tạo ra những tác phẩm văn học đồ sộ cho riêng mình

- Tôn giáo: Phật giáo và Ấn Độ giáo ảnh hưởng lớn đến toàn bộ Đông Nam Á

1 tháng 10 2016

Thành tựu lợn về văn hóa, khoa học- kĩ thuật của Trung Quốc mà em thích là la bàn. Vì: La bàn đầu tiên được gọi là "kim chỉ Nam" do người Trung Hoa phát minh rất sớm, ngay khi người ta tìm ra được từ lực và đá nam châm. Người Trung Quốc xem hướng Nam là hướng của vua chúa nên dùng chữ "chỉ Nam" chứ không dùng chữ chỉ Bắc. Kim chỉ nam ngày xưa khác la bàn ngày nay. Nó có hình dáng một cái muỗng cắt ra từ một miếng nam châm thiên nhiên và được đặt trên một cái đế bằng đồng đã được mài láng để giảm ma sát. (Lúc đó người ta đã biết đồng là kim loại không có ảnh hưởng trên từ trường, và do đó, không làm lệch hướng của kim nam châm). Phần muỗng tròn láng để chính giữa đế đồng làm trọng tâm thành ra cáng của kim chỉ nam có thể quay xung quanh. Sau khi muỗng đứng im (cân bằng tĩnh), cán muỗng chỉ hướng Nam. Trung Quốc cũng được coi là nước đầu tiên dùng la bàn trong ngành hàng hải.

1 tháng 10 2016

nhớ click đúng cho mình chúc cá bạn học tốt

11 tháng 10 2016

dola la ban boi vi la ban chi huong di khi chung ta bi lac phuong huong

 

19 tháng 12 2023

                                   **Tham khảo**

- Thành tựu về chữ viết: Nhiều chữ viết của các quốc gia Đông Nam Á như Cmpuchia, Lào, Thái Lan,... được sáng tạo theo kiểu chữ Phạn Ấn Độ

- Thành tựu văn học: Từ 2 bộ sử thi của Ấn Độ, nhiều nước Đông Nam Á đã tạo ra những tác phẩm văn học đồ sộ cho riêng mình

- Tôn giáo: Phật giáo và Ấn Độ giáo ảnh hưởng lớn đến toàn bộ Đông Nam Á

hoctott

27 tháng 9 2021

Câu 1: sông Ấn và sông Hằng

Câu 2: Vương triều Gúp - ta; Vương triều Hồi giáo Đê - li; Vương triều Hồi giáo Mô - gôn.

Tham khảo:

Thời kì vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hóa:

- Về kinh tế:

+ Đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt, nông nghiệp phát triển.

+ Thủ công nghiệp: phát triển nghề luyện kim, dệt, biết chế tạo những đồ kim hoàn bằng vàng, bạc, ngọc,…

- Về xã hội: đời sống nhân dân ổn định. Xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp – ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.

- Về văn hóa:

+ Đạt nhiều thành tựu to lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo ra đời và phát triển, đã có chữ viết ban đầu,…

+ Đây là thời kì định hình của nền văn hóa Ấn Độ.

 



 

27 tháng 9 2021

Câu 1: sông Ấn và sông Hằng

Câu 2: Vương triều Gúp - ta; Vương triều Hồi giáo Đê - li; Vương triều Hồi giáo Mô - gôn.

Thời kì vương triều Gúp-ta là thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển của miền Bắc Ấn Độ cả về mặt kinh tế - xã hội và văn hóa:

- Về kinh tế:

+ Đã biết sử dụng rộng rãi công cụ bằng sắt, nông nghiệp phát triển.

+ Thủ công nghiệp: phát triển nghề luyện kim, dệt, biết chế tạo những đồ kim hoàn bằng vàng, bạc, ngọc,…

- Về xã hội: đời sống nhân dân ổn định. Xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp – ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.

- Về văn hóa:

+ Đạt nhiều thành tựu to lớn: Phật giáo, Ấn Độ giáo ra đời và phát triển, đã có chữ viết ban đầu,…

+ Đây là thời kì định hình của nền văn hóa Ấn Độ.

 

2 tháng 10 2016

Câu 1:

undefined

3 tháng 10 2016

câu 1:  Hãy kể tên những thành tựu tiêu biểu nhất của Ấn Độ thời phong kiến 

34.b.jpg

câu 2: Triều đại phong kiến TQ nào đã xâm lược nước ta ? Hãy kể về một thất bại trong các cuộc xâm lăng mà em biết ?

Trong lịch sử, nước ta đã rất nhiều lần bị phong kiến phương Bắc xâm lược. So với ta, Trung Quốc luôn là gã khổng lồ và hung hăng. Song điều kỳ diệu là dù chúng mạnh tới đâu, kết cục cũng bị thua. Tài liệu lịch sử trong và ngoài nước đều ghi rõ ràng như vậy. Theo ông, cội nguồn sức mạnh của cả dân tộc ta ở đâu?

Từ thời Tần Thủy Hoàng đến nay, không triều đại nào của Trung Quốc lại không đưa quân sang xâm lược nước ta. Họ đã dốc toàn lực để đánh, thậm chí còn kích động các lân bang đem lực lương phối hợp với họ để đánh.

Về lý thuyết, khả năng chúng ta bị bóp nát là quá rõ nhưng về thực tiễn, sớm muộn tuy có khác nhau nhưng rốt cuộc, Trung Quốc luôn bị đại bại thảm hại. Trung Quốc không chỉ đem binh hùng tướng mạnh, lương thực đầy đủ, vũ khí dồi dào và thuốc men chữa trị rất chu tất, hơn thế nữa, họ còn huy động trí tuệ của các nhà thông thái vào hàng bậc nhất của Trung Quốc để bày mưu tính kế đánh ta.

Về lý thuyết, khả năng chúng ta bị diệt vong rất khó tránh khỏi nhưng về thực tiễn, nói theo cách của Quang Trung Nguyễn Huệ thì "ta đã đánh cho muôn đời biết rõ rằng nước Nam anh hùng là có chủ", "không phải hễ ai muốn vào cứ vào, ai muốn ra cứ ra".

Cội nguồn sức mạnh của chúng ta kết tinh ở ý thức đoàn kết keo sơn vì nghĩa cả thiêng liêng là đánh giặc giữ nước. Giặc đến, Hoàng Đế và hoàng tộc ra trận, triều đình và văn võ bá quan ra trận, tất cả lực lượng vũ trang từ chính quy đến dân binh ra trận, người già ra trận, phụ nữ ra trận, trẻ em cũng ra trận...

Kẻ thù không phải chỉ đối đầu với các binh chủng chính quy bừng bừng khí thế mà thực sự chúng phải đối đầu với cả một dân tộc được tổ chức và động viên đến cao độ. Nhìn ở góc độ đó, chưa từng có lực lượng vũ trang nào trên hành tinh này lại hùng hậu như Việt Nam.

Trước thử thách lớn này, có lẽ tất cả chúng ta hãy cùng nhau ôn lại lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh : "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công".

câu 3: Em có biết di sản văn hóa nào thể hiện sự ảnh hưởng của văn hóa TQ, Ấn Độ ?

cậu vào đây nha!

-/hoi-dap/bai-5-an-do-thoi-phong-kien.1534/

xong rùi bạn tự tìm câu trả lời cho câu hỏi của bạn mk tìm rùi có đấy

câu 4: Hãy sưu tầm tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ? 

Kết quả hình ảnh cho Hãy sưu tầm tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ?

Kết quả hình ảnh cho Hãy sưu tầm tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ?

Kết quả hình ảnh cho Hãy sưu tầm tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng ? - bạn tự tìm thêm nhé!

câu 5: Hãy sưu tầm về Liễn men trắng xanh thời nhà Minh

Kết quả hình ảnh cho Hãy sưu tầm về Liễn men trắng xanh thời nhà Minh

Kết quả hình ảnh cho Hãy sưu tầm về Liễn men trắng xanh thời nhà Minh

Kết quả hình ảnh cho Hãy sưu tầm về Liễn men trắng xanh thời nhà Minh

- câu này mk cũng ko hiểu rõ lắm nha!