K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: “Nước sạch đang dần cạn kiệt, sự biến mất của sông suối ao hồ là lời cảnh báo. Nếu không biến mất, chúng sẽ bị ô nhiễm đến mức mà con người và muôn loài không thể sinh sống. 2/3 dân số thế giới sẽ đối mặt với tình trạng khan hiếm nước vào năm 2025, đó là chưa kể những con số biết nói khác. Tính trên toàn thế giới, gần 1,1 tỉ người không thể tiếp cận được nguồn nước sạch uống được, và củ 6 người thì có 1 người, tức khoảng 2.8 triệu người chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước... hơn 2.300 người chết vì bệnh do nguồn nước bẩn. Lượng nước 5 phút mỗi ngày chúng ta tắm vòi hoa sen gần bằng tổng lượng nước mà một người sống ở khu ổ chuột có được mỗi ngày...” ( Trích văn bản "Khủng hoàng nước sạch toàn cầu - Những con số biết gào thét tạp chí “Tinh hoa" ngày 7/4/2016) Câu 1. Nhan đề của văn bản “Khủng hoảng nước sạch toàn cầu - Những con số biết gào thét” cho em hiểu điều tác giả muốn nói là gì ? Câu văn nào trong đoạn trích trên thể hiện điều đó. Câu 2. Đoạn văn trên sử dụng những phương pháp thuyết minh nào? Hãy chỉ rõ “những con số biết nói" được tác gia nhắc tới trong đoạn văn. Câu 3. Suy nghĩ của em về tác hại của sự ô nhiễm nguồn nước sạch với cuộc sống con người trong đoạn văn khoảng 2 trang giấy thì.

0
Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi: "Nước sạch đang dần cạn kiệt, sự biến mất của sông suối ao hồ là lời cảnh báo. Nếu ko biến mất, chúng cũng sẽ bị ô nhiểm đến mức mà con người và muôn loài ko thể sinh sống. 2/3 dân số thế giới sẽ đối mặt với tình trạng khan hiếm nước vào năm 2025, đó là chưa kể những con số biết nói khác. Tính trên toàn thế giới, gần 1,1...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau đây và trả lời câu hỏi:

"Nước sạch đang dần cạn kiệt, sự biến mất của sông suối ao hồ là lời cảnh báo. Nếu ko biến mất, chúng cũng sẽ bị ô nhiểm đến mức mà con người và muôn loài ko thể sinh sống. 2/3 dân số thế giới sẽ đối mặt với tình trạng khan hiếm nước vào năm 2025, đó là chưa kể những con số biết nói khác. Tính trên toàn thế giới, gần 1,1 tỉ người ko thể tiếp cận được nguồn nước sạch uống đc, và cứ 6 người thì sẽ có một người, tức khoảng 2,8 triệu người chịu ảnh hưởng của tình trạng thiếu nước... hơn 2300 người chết vì bệnh do nguồn nước bẩn. Lượng nước 5 phút mỗi ngày chúng ta tắm vòi hoa sen gần bằng tổng lượng nước mà một người sống ở khu ổ chuột có được mỗi ngày."

1)Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

2)Đoạn văn trên đề cập tới vấn đề nào?

3)Nhan đề của bài báo gợi cho em suy nghĩ gì?

4)Có ý kiến cho rằng:"Nguồn nước sạch là tài nguyên vô tận". Em đưa ra quan điểm riêng của em.

1
3 tháng 3 2020

1. Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

2. Vấn đề: Nước sạch đang dần cạn kiệt.

3. (chưa thấy nhan đề)

4. Nước sạch không phải là tài nguyên vô tận.

Học sinh đưa ra những giải thích cụ thể dựa vào các số liệu trong bài.

-> Nếu sử dụng lãng phí, nước sạch sẽ cạn kiệt, sự sống con người bị đe dọa nghiêm trọng.

Câu chủ đề của đoạn văn dưới đây là gì? “Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.” A. Thế...
Đọc tiếp

Câu chủ đề của đoạn văn dưới đây là gì?

“Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.”

A. Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng.

B. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất.

C. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp.

D. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.”

1
1 tháng 11 2017

Chọn đáp án: A

a) Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn.(1) Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế...
Đọc tiếp

a) Đọc các đoạn văn thuyết minh sau. Nêu cách sắp xếp các câu trong đoạn.

(1) Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch nghiêm trọng. Nước ngọt chỉ chiếm 3% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ít ỏi ấy đang ngày càng bị ô nhiễm bởi các chất thải công nghiệp. Ở các nước thứ ba, hơn một tỉ người phải uống nước bị ô nhiễm. Đến năm 2025, 2/3 dân số thế giới sẽ thiếu nước.

(Theo Hoa học trò)

(2) Phạm Văn Đồng (1906 – 2000): Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hoá lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, đã giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm. Ông là học trò và là người cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

(Ngữ văn 7, tập hai)

1
9 tháng 4 2018

- Đoạn văn là bộ phận của văn bản. Viết tốt đoạn văn là điều kiện để làm tốt bài văn.

   - Đoạn văn thường gồm hai câu trở lên, được sắp xếp theo thứ tự nhất định.

   - Đoạn văn thuyết minh (a) và (b) câu chủ đề nằm ở đầu đoạn “Thế giới đang đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch trầm trọng.” “ Phạm Văn Đồng… tỉnh Quảng Ngãi.”

   - Các câu trong đoạn văn phục vụ mục đích làm rõ câu chủ đề.

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa...
Đọc tiếp

 Trong văn bản "Đấu tranh cho một thế giới hòa bình" của G. G.Mác-két có đoạn:

  "Không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa. (...) Chúng ta đến đây để chống lại việc đó, đem tiếng nói của chúng ta tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hòa bình, công bằng. Nhưng dù cho tai họa có xảy ra thì sự có mặt của chúng ta ở đây cũng không phải là vô ích."

Câu 1: Từ "lí trí" được dùng trong đoạn trích trên với ý nghĩa như thế nào? Tại sao tác giả lại cho rằng chạy đua vũ trang "không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên" ?

Câu 2: "Chúng ta" được nhắc đến trong đoạn văn là những ai? "Việc đó" để chỉ việc gì?

Câu 3: Từ lời kêu gọi vì "một cuộc sống hòa bình, công bằng" của tác giả G. G. Mác-két trong văn bản trên, em hãy liên hệ với cuộc sống của chúng ta ngày nay và nêu suy nghĩ của mình về trách nhiệm của mỗi người trong việc góp sức đem lại cuộc sống bình yên cho toàn xã hội. Hãy trình bày bằng một đoạn văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi

0
Đề bài:viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về môi truw9owngf sống của chúng ta hiện nay.Bài làm:Môi trường sống là vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và sinh vật trên trái đất.Cuộc sống con người và sinh vật tốt đẹp hơn cũng nhờ một phần vào môi trường.Hiện nay tình trạng môi trường bị ô nhiễm đã báo động đỏ mạnh và khẩn cấp,cũng cho thấy rằng cuộc...
Đọc tiếp

Đề bài:viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về môi truw9owngf sống của chúng ta hiện nay.

Bài làm:

Môi trường sống là vô cùng quan trọng đối với đời sống con người và sinh vật trên trái đất.Cuộc sống con người và sinh vật tốt đẹp hơn cũng nhờ một phần vào môi trường.Hiện nay tình trạng môi trường bị ô nhiễm đã báo động đỏ mạnh và khẩn cấp,cũng cho thấy rằng cuộc sống của con người đang bị đe dọa.Vậy nguyên nhân nào đe dọa cuộc sóng của họ:Thực chất,mọi nguyên nhân đều do chính con người tạo ra.Trong xã hội chắc chắn luôn tồn tại một số bộ phận con người xấu,vì lợi ích của mình mà hãm hại cộng đồng.Vậy những việc làm của họ như thế nào?Chúng ta đang sống trên mảnh đất này,luôn cần sự đấu tranh để sinh tồn và họ cũng vậy.Họ muốn được sống ,được giàu sang,nhàn hạ và sung sướng.Có những người họ giúp ích cho đất nước,bằng chính sức mình tạo dựng nên tương lai rạng sáng và thành quả chính là cuộc sống hạnh phúc.Nhưng còn một số phần tử nào đó trong xã hội vì lợi ích cá nhân mà gây ra bao chuyên xấu,nhất là hủy hoại môi trường.Chặt phá cây xanh,săn bắt động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao,thải rấc bừa bãi ở nhiều nơi công cộng:biển,sông ngòi ,ao,..và những hậu quả mà chúng gây ra lại rất lớn,chính là từng bước từng bước tự mình tàn phá tương lai của bản thân,những sinh vật nhỏ bé,những sinh linh bé bỏng chưa một lần nhìn thấy cuộc đời,tương lai rạng sáng đã phải ghánh chịu những dị tật bẩm sinh...vậy hỏi những sinh linh đó đã làm gì mà phải ghánh chịu những hậu quả mà con người gây ra,nó còn chưa đươc thấy thế giới bên ngoài rộng lớn đang chờ đón,vậy mà...có những đứa trẻ chưa hoàn thiện và chưa tốt về vấn đề sức khỏe chỉ biết mọi người coi nó như thực vật,một con người ngu ngốc chỉ biết cười mà không biết khóc.Không những thế,số người chết đi ngày càng một nhiều hơn vì ô nhiễm môi trường,ảnh hưởng đến sức khỏe,các sinh vật chết chất đống ,theo số liệu mà ban thời sự cung cấp:số cá chết ở các biển nước ta đang ngày một nhiều hơn.Tình trạng môi trường bị ô nhiễm rất nặng,kgoong ít người bị ngộ độc mà chết,ô nhiễm môi trường không khí.Và cũng không kém phần quan trọng,tình trạng ô nhiễm ko khí ngày càng cao số người ngộ độc,tử vong tăng nhanh đến chóng mặt nguyên nhân là thiếu cây xanh trầm trọng không đủ để thanh lọc không khí.Theo sự phát triển tiên tiến của đất nước,các phương tiện giao thông đang dần được đổi mới:xe máy,ô tô,tàu hỏa...ngoài những mặt lợi thì cũng có hại khói thải tha của các phương tiện rất độc hại.Cây xanh lại bị tàn phá nặng nề nên làm cho không khí bị nhiễm độc,cây xanh hút khí cacbonic thải ra khí oxi cho con người hô hấp,nhưng tình trạng đó đã dẫn đến việc con người thiếu oxi trầm trọng.Ngoài những hậu quả do con người gây ra trên,còn có nhiều nguyên nhân khác .Nhưng trên đó cũng là số liệu quan trọng mà mỗi người chúng ta cần phải biết,hậu quả do chính mk gây ra.Cũng chínhvì vậy,chúng ta cần đề ra ngiều biện pháp để bảo vệ môi trường:tuyên truyền mọi người chung tay bảo vệ môi trường;sống theo hướng tích cực;không vì chính mk mà hãm hại gây ảnh hưởng đến cộng đồng;lên án,tố cáo mọi hành động tàn phá môi trường;không vứt rác thải bừa bãi;tham gia lao đọng cùng mọi người;các nhà máy,xí nghiệp nên có biện pháp để lọc khói độc hại do nhà máy thải ra;...Vì mọi người vì chính bản thân mk hãy chung tay bảo vệ môi trường,xây dựng một môi trương sống tươi đep,khỏe mạnh.Trái đất là ngôi nhà chung của chúng ta,tất cả mọi người hãy quan tâm đến môi trường,đặc biệt là rác thải.Hãy cùng nhau bảo vệ cuộc sống của chính mk,vì tương lai ngày mai.Nếu ko muốn hủy hoại trái đất và cuộc sống của chúng ta hãy bảo vệ cuộc sống này vì mai sau.

bài này mk tự làm mong các bn nhận xét giúp mk,nhận xét thẳng lun nha.thanks nhìu

6
25 tháng 11 2016

uk

6 tháng 12 2016

Hay

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu “ […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu 

 […] Đất nước vốn là khái niệm trừu tượng, mà thoạt đầu con người khó có thể cắt nghĩa cho thật gãy gọn, rõ ràng. Nhưng những người thân như ông bà, cha mẹ, anh em… thì lại vô cùng cụ thể và được mỗi người cảm nhận trong những mối quan hệ cũng vô cùng cụ thể. Đó là mối quan hệ gắn bó máu thịt hình thành ngay từ khi ta cất tiếng khóc chào đời và sẽ đi theo ta suốt cuộc đời với biết bao biến cố, thăng trầm, buồn vui, hi vọng… Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn. Theo thời gian, những kỉ niệm ấy dần dần trở thành sợi dây tình cảm neo giữ tình yêu của mỗi con người với gia đình, quê hương… Và có thể nói, chính tình yêu đối với gia đình, quê hương sẽ khơi nguồn cho tình yêu đất nước.”

Câu 1 (0,5 điểm). Nêu nội dung và xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên ?

Câu 2 (0,5 điểm). Hãy tìm câu chủ đề của đoạn văn. Từ đó, cho biết đoạn văn được triển khai theo cách nào?

Câu 3 (1,0 điểm): Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu sau: Từ cái nôi gia đình, mỗi người đều có một tuổi thơ gắn liền với kỉ niệm về cây đa, bến nước, sân đình, lũy tre, mái trường, thầy cô, bè bạn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ văn bản trên, anh/chị hãy nêu suy nghĩ về trách nhiệm của thanh niên với đất nước. (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng).

0
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏiVua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó, hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

a. Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt không?

b. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt.

c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.

1
12 tháng 11 2019

Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.

- Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:

   + Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.

   + Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm

- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:

   + Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng

   + Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:

(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.

(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị. Chính các phương tiện truyền thông xưa nay là những người dọn sẵn những mảnh đất màu mỡ cho các loại cây "thần tượng" mọc lên. Hãy xem hội chứng “cuồng" các ngôi sao Hàn hiện nay. Đó chính là hệ quả của hàng chục kênh truyền hình, hàng chục tờ báo mạng suốt ngày cứ chiếu ra rả và viết không ngừng về những “ngôi sao", những bộ phim hay các ban nhạc xứ Hàn..

(3) Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng “hướng thượng" đó của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm.

(4) Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới. Và đó phải chăng là trách nhiệm của giáo dục, của truyền thông...? phát 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của văn bản trên. (1.0 điểm)

Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả trình bày nội dung theo cách nào? (0.5 điểm) A. Diễn dịch.C. Tổng - phân - hợp. B. Quy nạp. D. Song hành

Câu 3: Theo tác giả bài viết, điều gì đã thúc đẩy tâm lí thần tượng của tuổi trẻ? (0.5 điểm)

Câu 4: Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn văn trên. (1.0 điểm)

Câu 5: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu “Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới" thuộc kiểu câu gì? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn đó. (1.0 điểm)

Câu 6: “Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng "hướng thượng" đô của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng và phát triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm". Em có đồng ý với. quan điểm này không? Vì sao? (1.0 điểm) Câu 7: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng cuông thàn tượng của một bộ phận giới trẻ hiện nay. (5.0 điểm)

1
7 tháng 5 2020

1. Nghị luận

2. A

3. - Phương tiện truyền thông dọn sẵn đường

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉthấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôikhông ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đaucủa...
Đọc tiếp

Câu 1. Đọc đoạn văn sau đây
“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương.... Vợ tôi
không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau
của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn
nghĩ tới ai được nữa. Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích
kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy nên chỉ buồn chứ không nỡ giận.”
Đoạn văn trên chủ yếu nói lên điều gì về nhân vật ông giáo?
A. Bênh vực, bao che đối với hành động từ chối giúp đỡ lão Hạc của vợ mình.
B. Có một thái độ sống, một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo đối với con người.
C. Thương hại đối với lão Hạc và những con người như lão Hạc.
D. Có cái nhìn hẹp hòi với con người và cuộc sống nói chung.
Câu 2. Câu văn: “Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố mà hiểu họ, thì ta chỉ
thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi.... toàn là những cớ để cho ta tàn nhẫn;
không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương....” sử
dụng phép tu từ nào?
A. Liệt kê B. So sánh C. Ẩn dụ D. Nhân hóa
Câu 3. Những từ in đậm trong câu văn trên được xếp vào trường từ vựng nào?
A. Trí tuệ của con người
B. Tính cách của con người
C. Tình cảm của con người
D. Năng lực của con người
Câu 4. Nội dung chính của đoạn văn sau là gì?
“Hỡi ơi lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng lão cũng có thể làm liều như ai hết.... Một con
người như thế ấy!.... Một người đã khóc vì trót lừa một con chó!.... Một người nhịn ăn để
tiền lại làm ma, bởi không muốn liên lụy đến hàng xóm, láng giềng.... Con người đáng
kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một
thêm đáng buồn....”
A. Sự trách cứ lão Hạc của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
B. Sự mâu thuẫn trong việc làm và lời nói của lão Hạc.
C. Sự tha hóa trong nhân cách của lão Hạc.
D. Sự ngỡ ngàng và chua chát của ông giáo khi nghe Binh Tư kể chuyện.
Câu 5. Dấu chấm lửng được sử dụng nhiều lần trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện sự ngập ngừng, ngỡ ngàng, đau đớn trong lòng ông giáo.
B. Ngụ ý rằng còn nhiều điều ông giáo biết về lão Hạc mà chưa kể hết.

C. Làm giãn nhịp điệu câu văn.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 6. Nhận định nào sau đây nói đầy đủ nhất dụng ý của tác giả khi viết về cái đói và
miếng ăn trong truyện “Lão Hạc”.
A. Cái đói và miếng ăn là một sự thật bi thảm, ám ảnh nhân dân ta suốt một thời gian
dài.
B. Cái đói và miếng ăn là một thử thách để phân hóa tính cách và phẩm giá của con
người.
C. Cái đói và miếng ăn có nguy cơ làm cho nhân tính của con người bị tha hóa và
biến chất.
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Ngoài chức năng chính là dùng để hỏi, câu nghi vấn còn dùng để làm gì?
A. Để cầu khiến
B. Để khẳng định hoặc phủ định
C. Để biểu lộ tình cảm, cảm xúc.
D. Cả A,B,C đều đúng.
Câu 8. Câu nghi vấn nào dưới đây không được dùng để hỏi?
A. Thế bây giờ làm thế nào? Mợ tôi biết thì chết.
B. Còn gì buồn hơn chính mình lại chán mình?
C.Tại sao anh ta lại không tiễn mình ra tận xe nhỉ?
D. Cậu muốn tụi mình chơi lại trò chơi ngày hôm qua hả?
Câu 9. Câu nghi vấn dưới đây được dùng để làm gì?
“Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một
cái gì khác đâu?”
A. Khẳng định
B. Đe dọa
C. Hỏi
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.
Câu 10. Câu văn “Cái bản tính tốt đẹp của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ
che lấp mất” thuộc kiểu câu nào xét về cấu tạo
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu mở rộng thành phần D. Câu rút gọn.

0