Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. nhân nghĩa: (nhân: người, nghĩa: điều phải làm): lòng thương người và đối xử theo lẽ phải
văn hiến: những truyền thống lâu đời và tốt đẹp
điếu phạt (điếu: thương, phạt: trừng trị): vì thường dân mà trừng trị kẻ có tội
hưng phế (hưng: sự nổi lên, phế: mất đi): sự phát triển và sụp đổ của các triều đại
b. Các từ Hán Việt giúp lời văn hàm súc, thêm phần trang trọng, làm tăng tính tôn nghiêm của một áng thiên cổ hùng văn
c.
Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” vô cùng cao đẹp.
Việt Nam luôn tự hào về nền văn hiến của dân tộc.
Dù ở bất cứ thời đại nào, dân tộc ta luôn có những hào kiệt đứng lên khởi nghĩa, đánh bại kẻ thù xâm lược.
1. Văn bản trên đã xác định nền độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt ở những yếu tố: văn hiến, danh giới lãnh thổ, phong tục, lịch sử, triều đại, hào kiệt.
2. Việc sử dụng những từ ngữ: từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, bao đời nhằm khẳng định độc lập chủ quyền của nước Đại Việt là điều hiển nhiên, tự nhiên, vốn có, phù hợp với đạo lí, lẽ phải.
3. (HS tự viết đoạn văn đưa ra suy nghĩ, dẫn chứng để chứng minh thuyết phục người đọc)
1. Hai câu đầu: Tư tưởng nhân nghĩa
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo Tư tưởng nhân nghĩa là nền tảng của mọi suy nghĩ, hành động, chiến lược, chiến thuật và quyết tâm chiến đấu, chiến thắng của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược phương Bắc. Hơn ai hết, Nguyễn Trãi thấm nhuần quan điểm tiến bộ của Nho giáo, coi dân là gốc (dân vi bản). Ông cho rằng, bất cứ triều đại nào muốn tồn tại dài lâu và vững mạnh đều phải dựa vào dân, đặt mục đích yên dân lên hàng đầu bởi dân có yên thì nước mới thịnh. Từ triết lí nhân nghĩa, Nguyễn Trãi đã cụ thể hóa nó một cách rõ ràng và dễ hiểu. Yên dân là mọi đường lối, chính sách của triều đình phải phù hợp với ý nguyện của dân, làm cho dân được sống trong cảnh thanh bình, ấm no, hạnh phúc. Muốn cho nhân dân có được cuộc sống tốt đẹp như vậy thì điều đương nhiên là phải lo trừ bạo, có nghĩa là diệt trừ tất cả các thế lực tham lam, bạo ngược làm tổn hại đến quyền lợi của dân lành. Yên dân, trừ bạo là hai vế có liên quan chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho nhau để tạo nên tính hoàn chỉnh của tư tưởng nhân nghĩa bao trùm và xuyên suốt cuộc kháng chiến giữ nước vĩ đại lúc bấy giờ.
2. Khẳng định độc lập, chủ quyền của quốc gia độc lập
- Nước Đại Việt ta: khẳng định chủ quyền trên mọi phương diện:
+Nền văn hiến – bề dày lịch sử
+Núi sông bờ cõi – lãnh thổ.
+Những triều đại – sự phát triển của dân tộc.
+Yếu tố con người – tài năng/ hào kiệt
+Phong tục tập quán – văn hóa.
=> Cơ sở đưa ra chủ quyền dân tộc rộng lớn, có chiều sâu hơn rất nhiều.
Câu 1 :
1.
Đặc sắc về nghệ thuật của bài Sông núi nước Nam- Bài thơ được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt hàm súc, cô đọng với việc sử dụng từ ngữ chính xác. Các từ ngữ đế, cư, tiệt nhiên, thiên thư, thủ bại góp phần khẳng dịnh chân lí thiêng liêng cao cả. ... - Giọng điệu chung của bài thơ là đanh thép, dứt khoát như dao chém đá.
2.
Các dân tộc có quyền bình đẳng như nhau. Lời văn khẳng định quyền độc lập, tự chủ của dân tộc.
- Thái độ căm phẫn của nhân dân:
+ Hình ảnh phóng đại “trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi” lấy cái vô cùng của tự nhiên để nói về tội ác của giặc Minh.
Câu 2 :
- ' nhân nghĩa" : là mối quan hệ giữa người với người, " nhân" là người còn " nghĩa" là đạo lí, tình thương.
- " Yên dân": Làm cho cuộc sống nhân dân yên ổn, no đủ, hạnh phúc
- " Trừ bạo": Vì nhân mà dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
Câu 3 :
1. Điểm giống nhau:
- Khẳng định chủ quyền, quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam.
- Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, đồng bào.
- Tố cáo tội ác của giặc, vạch trần bộ mặt gian xảo của chúng đồng thời ca ngợi, tôn vinh con người Việt Nam.
2. Điểm khác nhau
a. Hoàn cảnh sáng tác, đối tượng:
b. Cách khẳng định chủ quyền:
c. Lòng yêu nước, thương dân:
d. Cách mở đầu:
e. Cách tố cáo tội ác của giặc:
g. Tính chất chính nghĩa, thái độ khoan hồng và nhân đạo:
h. Tuyên bố độc lập:
i. Về nghệ thuật.
4)Mỗi người chúng ta khi sinh ra trên đời này, ai cũng sẽ có cho mình những trách nhiệm, trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, và hơn hên là trách nhiệm của một công dân đối với Tổ Quốc của chúng ta. Ta được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương, trên dải đất hình chữ S này, được sống dưới một bầu tự do, hạnh phúc và yên bình, được hưởng những quyền lợi mà đất nước mang lại, vậy nên con người hoàn toàn cũng cần có trách nhiệm đối với Tổ Quốc mình. Trước hết, là một công dân, mà nòng cốt là thế hệ trẻ, cần không ngừng nỗ lực và rèn luyện để dựng xây Tổ Quốc. Bác Hồ đã từng nói "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không,dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần vào công học tập của các cháu".Thế hệ trẻ là mầm non tương lai của đất nước, là những người đóng vai trò quan trọng trong việc đưa đất nước phát triển sau này, vậy nên, việc học tập tốt và tu dưỡng đạo đức, tác phong là một điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, là một công dân, cần biết yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh. Một đất nước, một xã hội chỉ thực sự phát triển khi những hạt nhân trong xã hội ấy biết yêu thương, đoàn kết, gắn bó với nhau vượt qua bất kỳ khó khăn, thử thách nào. Giống như, khi xưa, thế hệ ông cha ta đã không tiếc thân mình, đổ mồ hôi và xương máu để bảo vệ Tổ Quốc, chống lại kẻ thù xâm lược, quyết tâm đem lại cuộc sống hòa bình cho dân tộc như ngày hôm nay. Ngoài ra, là một công dân, con người ta cần biết tự hào và phát huy truyền thống của dân tộc. Dòng máu trong tim ta là dòng máu của Tổ Quốc, luôn phải biết hướng về cội nguồn, đừng bao giờ chối bỏ hay quay lưng lại với chính Tổ Quốc của mình, nơi đã cho ta sự sống. Hãy tự hào về những giá trị văn hóa, tinh thần của đất nước và phát huy, giữ gìn cũng như phát triển chúng, mang những nét cổ truyền ấy đi xa hơn trên thế giới này, để bạn bè khắp năm châu đều biết đến Việt Nam, Tổ Quốc thân yêu của ta. Có rất nhiều những tấm gương sáng đã làm rạng danh Tổ Quốc trên nhiều lĩnh vực như giáo sư Toán học Ngô bảo Châu, hoa hậu Hoàn vũ H’hen Niê hay Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam,...họ đều là những con người đã không ngừng nỗ lực, học tập, thi đấu để đạt được những thành tích lớn, đem cái tên Việt Nam tỏa sáng trên những đấu trường quốc tế danh giá khác nhau, khiến người người đều nhớ mãi đến tên họ. “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc hôm nay”, là một công dân, đặc biệt là một thế hệ trẻ, trách nhiệm đối với Tổ Quốc là một điều mà mỗi cá nhân đều phải ghi nhớ và thực hiện, chính nó sẽ là tác động to lớn, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của đất nước sau này.