K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2017

a, Đoạn trích trên kể lại sự việc ba cô gái thanh niên xung phong phá bom mở đường trên tuyến đường Trường Sơn.

Đoạn trích nằm ở phần thân của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi.

b, Đoạn trích có sự nhầm lẫn về ngôi kể. Nhà văn sử dụng ngôi thứ nhất (Phương Định xưng tôi kể). Khi bạn HS chép lại đã thay đổi cách dùng từ cô, cô gái và danh từ riêng Phương Định ở câu 5.

Từ những điều trên có thể rút ra bài học: Trong văn tự sự cần nhất quán về ngôi kể, phải duy trì ngôi kể đó thì văn bản mới thống nhất, logic, chặt chẽ.

6 tháng 3 2023

– Văn bản Hê-ra-clét đi tìm táo vàng có 4 phần, mỗi phần kế lại các sự việc:

Phần 1: Kể về nguồn gốc và điểm đặc biệt của cây táo.

Phần 2: Cuộc chiến của Hê-ra-clét với gã khổng lồ độc ác Ăng-tê.

Phần 3: Giải cứu thần Prô-mê-tê.

Phần 4: Hê-ra-clét tìm gặp thần Át-lát, gánh giúp bầu trời cho thần đi lấy táo.

Các đoạn tóm lược còn cho biết Hê-ra-clét còn phải trải qua những thử thách: Giao đấu với hai cha con thần chiến tranh A-rét, đi tìm thần biến Nê-rê để hỏi đường, băng qua cực bắc, băng qua sa mạc, chiến đấu với những kẻ bắt chàng làm vật hiển tế.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Sau khi đọc truyện có bạn học sinh cho rằng: “Trong thực tế, không nên sống “cứng cỏi” theo kiểu Ngô Tử Văn vì như vậy chỉ mang lại sự thiệt thòi cho bản thân.” Anh/ chị có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) trình bày quan điểm của mình.

1
25 tháng 12 2017

- Dẫn đề

- Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến trên

- Đưa ra được quan điểm của cá nhân thông qua lí lẽ, dẫn chứng

- Rút ra bài học cho bản thân/chốt lại vấn đề

Lưu ý: Quan điểm cá nhân phải tích cực, dựa trên đạo đức văn hóa và lối sống của người Việt Nam.

22 tháng 10 2018

- Hô-me-rơ kể về cuộc gặp gỡ hạnh phúc và cảm động của Uy-lít-xơ và Pê-nê-lốp sau những năm xa cách

- Cuối truyện tác giả lựa chọn một chi tiết: Hô-me-rơ tưởng tượng ra cảnh “người đắm tàu” để so sánh tâm trạng của Pê-nê-lốp khi nhận ra chồng

   + Chính chi tiết này thể hiện được phẩm chất của Pê-nê-lốp cũng như tâm trạng, không khí cuộc gặp gỡ xúc động giữa hai vợ chồng.

7 tháng 5 2023

Qua hai văn bản "Đăm Săn chiến thắng Mtao-Mxây" và "Gặp Ka-ríp và Xi-la", người anh hùng Đăm Săn và Ô-đi-xê đã gây ấn tượng với người đọc bởi phẩm chất tốt đẹp. Đứng trước thử thách, nguy hiểm, cả hai nhân vật luôn sẵn sàng đối mặt mà không lùi bước. Khi gặp khó khăn trong việc triệt hạ Mtao Mxây, Đăm Săn không tỏ ra nản chí mà từ bỏ. Chàng đã tìm mọi cách giải quyết và nhờ lời mách bảo của ông Trời mà hạ gục được Mtao Mxây "Đăm Săn bừng tỉnh, chộp ngay một cái chày mòn, ném trúng vành tai kẻ địch [...] cuối cùng, hắn ngã lăn quay ra đất". Bên cạnh người anh hùng Đăm Săn, ta còn bắt gặp Ô-đi-xê trong sử thi Hy Lạp cũng mang trong mình phẩm chất cao đẹp ấy. Khi ở giữa đại dương mênh mông gặp hai quái vật Ka-ríp và Xi-la, chàng đã động viên và chỉ huy các bạn đồng hành tìm cách để vượt qua chúng "Các bạn ơi! Chúng ta chẳng phải là những người chưa qua thử thách... Nhưng nhờ có lòng dũng cảm, với lời khuyên và mưu trí của ta, nên chúng ta cũng đã thoát nạn,..." Thông qua đây, ta có thể thấy được bản lĩnh lớn lao cùng thái độ ngưỡng mộ của nhân dân với vẻ đẹp và sức mạnh của hai người anh hùng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
23 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo

Hình ảnh người anh hùng trong sử thi luôn mang vẻ đẹp cả ở ngoại hình lẫn phẩm chất. Bên cạnh tài năng phi thường, sức khỏe vượt trội và ngoại hình nổi bật, các vị anh hùng sử thi còn được ngưỡng vọng nhờ ý chí, khát khao chinh phục tất cả, quyết diệt trừ cái ác, không ngại khó khăn. Qua hai nhân vật Đăm Săn và Ô-đi-xê thì vẻ đẹp này càng được bộc lộ rõ. Đăm Săn thể hiện khí khái uy nghi, áp đảo, ý chí vượt trội khi khiêu chiến với Mtao Mxây: ‘’ Ơ diêng, ơ diêng, xuống đây! Ta thách nhà ngươi đọ dao với ta đấy!’’, " Xuống, giêng! Xuống, giêng!....hun cái nhà của ngươi cho mà xem". Sự mạnh mẽ của anh còn thấy được qua việc anh vô cùng khinh bỉ hành động đâm lén người khác: “Sao ta lại đâm ngươi ...con lợn nái của nhà ngươi dưới đất, ta cũng không thèm đâm nữa là!’’. Và khi chiến đấu với Mtao Mxây, tuy bị gặp khó khăn vì giáp của đối thủ, nhưng nhờ sự chỉ dẫn của thần linh cùng ý chí sắt đá, Đăm Săn đã hạ gục được kẻ thù và cứu được vợ mình. Còn với Ô-đi-xê, chàng hiện lên là một lãnh đạo vô cùng xứng đáng và kiên cường. Chàng coi trọng thủy thủ của thuyền, gọi họ là ‘’Các bạn ơi’’. Khi mà gặp gian nan thử thách, chàng đã hướng dẫn mọi người một cách tỉ mỉ như việc đút sáp vào tai để thoát khỏi tiếng hát của các nàng Xi-ren . Ô-đi-xê còn cố gắng xốc lại tinh thần của thủy thủ khi họ cảm thấy sợ hãi trước Xi-la và Ka-ríp, ý chí của chàng luôn vững chãi như thế.

18 tháng 1 2018

Các văn bản trên quảng cáo về:

- Sản phẩm vi tính (máy mới chính hãng IBM, trả góp, thủ tục đơn giản)

- Dịch vụ khám chữa bệnh (bác sĩ chuyên môn cao, máy móc hiện đại, nhanh chóng, giá hợp lí)

b, Các loại văn bản thường gặp ở trung tâm thương mại, nơi bán sản phẩm, bệnh viện, trung tâm văn hóa…

c, Một số văn bản cùng loại:

Quảng cáo dược phẩm: thuốc, thực phẩm chức năngv

- Quảng cáo sản phẩm dân dụng

- Quảng cáo mĩ phẩm

18 tháng 11 2021

đoạn trích nào?

21 tháng 4 2022

 

ヽ༼ຈل͜ຈ༽ノ chịu

 

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )a) Theo...
Đọc tiếp

Đọc các văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới.

- Văn bản 1 : (trang 121 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)\

a) Hãy tìm hai đoạn có cấu trúc (cách tổ chức) câu, hình tượng tương tự nhau của bài Nơi dựa.

b) Những hình tượng (người đàn bà – em bé, người chiến sĩ – bà cụ già) gợi lên những suy nghĩ gì về nơi dựa trong cuộc sống ?

- Văn bản 2 : (trang 122 - SGK Ngữ văn 10 tập 2 )

a) Theo anh (chị), các câu sau đây hàm chứa ý nghĩa gì ?

- Kỉ niệm trong tôi 

  Rơi

       như tiếng sỏi

                           trong lòng giếng cạn

- Riêng những câu thơ

                                  còn xanh

   Riêng những bài hát 

                                  còn xanh

(đối sánh với hai câu mở đầu của bài, chú ý từ xanh)

b) Qua bài Thời gian, Văn Cao định nói lên điều gì ?

- Văn bản 3 : (trang 123 - SGK Ngữ văn 10 tập 2)

a) Giải thích rõ quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta) ở các câu 1, 2.

b) Nói rõ quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc ở các câu 3, 4.

1
21 tháng 2 2018

Văn bản “Nơi dựa”

- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết

- Hình tượng nhân vật:

    + Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi

    + Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững

→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống

Bài “Thời gian”

    + Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian

    + Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian

- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”

    + “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng

    + Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt

- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng

- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát

Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian

- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian

c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền

Văn bản “Mình và ta”

- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật

- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.

- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.

- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.

- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.

- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc

- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

22 tháng 1 2018

- Sử dụng ngữ liệu: đoạn trích kể lại cuộc chiến giữa Đam- Săn với Mtao- Mxây

- Yếu tố miêu tả mà khung cảnh của cuộc chiến, hình ảnh của các nhân vật, diễn biến cuộc chiến hiện ra chân thật, sinh động tới từng chi tiết, người đọc có thể dễ dàng tưởng tượng được

- Yếu tố biểu cảm thể hiện cảm xúc của các nhân vật, và cộng đồng, khiến cuộc chiến trở nên hoành tráng.

Hình ảnh người anh hùng được nâng lên

b, Đoạn trích trong truyện ngắn Lẵng quả thông của C. Pau-tôp-xki người kể chuyện quan sát, tưởng tượng và suy ngẫm

   + Vẻ đẹp của mùa thu, hình ảnh nhân vật em bé con ông gác rừng

   + Để giúp người đọc có những cảm nhận riêng, tác giả không trực tiếp miêu tả mà gợi liên tưởng cho người đọc “ nếu như có thể lấy hết đồng và vàng trên trái đất đem đánh thành muôn vàn lá cây rất mực tinh xảo”

   + Gợi suy ngẫm “những chiếc lá nhân tạo nó sẽ rất thô kệch…”

   + Những câu văn miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu làm chúng ta cảm nhận độc đáo, lí thú hơn.