Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ vì điệp ngữ kiểu cách quãng
Tác dụng:Nhấn mạnh những mục đích chiến đấu
Điệp ngữ : cách quãng
Tác dụng : nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu .
a) Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh
b) Thuộc thể thơ ngũ ngôn (thơ 5 chữ)
c) Có sử dụng điệp ngữ - từ ''vì'' -> Việc sử dụng điệp ngữ ''vì'' để nhấn mạnh lí do người cháu chiến đấu
#Học tốt!!!
~NTTH~
Tác giả Xuân Quỳnh đã viết nên 1 kết bài thật chan chứa tình cảm, mà khiến người đọc cũng không khỏi bồi hồi:
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.
Tác giả đã dùng điệp từ "vì" để nhấn mạnh nguyên nhân khiến người chiến sĩ ra đi chiến đấu. Không phải bắt nguồn từ những nguyên nhân to lớn nào khác mà chính là vì bà, nơi quê hương thân thuộc có tiếng gà cục tác, ổ trứng hồng tuổi thơ.
Âm thanh tiếng gà trưa bình dị mà thiêng liêng xuyên suốt trong bài thơ như nhắc nhở, lay gọi bao tình cảm đẹp. Ta có thể thấy được tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương dất nước rộng lớn của người chiến sĩ. Một tình bà cháu đẹp đẽ, nồng hậu và ấm áp!
Đoạn thơ nói về động lực và tình yêu của người cháu, người lính chiến đấu. Những tình cảm ấm áp của người bà và kỉ niệm tuổi thơ với ổ trứng hồng, gắn với biết bao ước mơ hạnh phúc chính là động lực mạnh mẽ khiến người cháu có thêm sức mạnh, vững tay súng chiến đấu.
1. Đoạn thơ trích trong bài Tiếng gà trưa. Tác giả: Xuân Quỳnh.
- Thời điểm sáng tác: Bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in lần đầu trong tập “Hoa dọc chiến hào” (1968) của Xuân Quỳnh.
,- Thể thơ: 5 chữ.
- Nội dung chính: Tiếng gà trưa trở thành động lực chiến đấu của người chiến sĩ.
2. Đoạn thơ sử dụng biện pháp điệp từ, qua đó khẳng định quyết tâm chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
3. Đại từ: cháu - bà.
Quan hệ từ: cũng.
- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu.
- Điệp ngữ cách quãng "vì" lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
- Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.
- Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trẻ nên lòng yêu Tổ quốc” (I. Ê-ren-bua). Tiếng gà đã đồng vọng với tiếng của quê hương, gia đình, đất nước.
- Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình.