K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2021

1. Đoạn thơ được trích trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật

2. BPTT: Điệp ngữ

Tác dụng: Làm cho câu thơ thêm sinh động

Cho người đọc thấy sự ác liệt của chiến tranh.

20 tháng 3 2022

C1:

tác dụng: giải thích cho nội dung của dòng thơ thứ hai trước đó.

C2:

Câu thơ cuối của khổ thơ trên sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh "trái tim".

C3:

- Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe.

C4: trong bài có 2 biện pháp tu từ một cái nói trên rồi giờ nói 1 cái nữa nha.

 biện pháp tu từ : Điệp ngữ “ Không có”

tác dụng :

nhằm nhấn mạnh sự thiếu thốn, ác liệt của chiến tranh khiến chiếc xe đều bị thương tích lần lượt từng bộ phận của chiếc xe đã bị bom đạn phá hủy , rơi lại đâu đó trên con đường ra trận  hoặc bị biến dạng do những va đập dữ dội sau trận chiên: Không chỉ có những tấm kính mà đèn xe, mui xe, thùng xe cũng bị thương vì bom đạn.

23 tháng 6 2021

a) Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

b) Điệp ngữ: không có

Liệt kê: kính, đèn, mui xe

Tác dụng: Thể hiện sự khó khăn, thiếu thốn của đoàn xe.

Câu 1: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu dưới đây:“Không có kính, rồi xe không có đèn,               Không có mui xe, thùng xe có xước,              Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :             Chỉ cần trong xe có một trái tim.”( Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2017 )a.  Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai ? Văn bản được sáng tác trong hoàn...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc đoạn thơ và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

“Không có kính, rồi xe không có đèn,

               Không có mui xe, thùng xe có xước,

              Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :

             Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

( Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2017 )

a.  Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai ? Văn bản được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

b. Từ “trái tim” trong đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì ? Có ý nghĩa như thế nào?

c.Trong đoạn thơ trên, tác giả đã dùng thủ pháp đối lập lấy cái “không” để làm nổi bật cái “”. Hãy kể tên một tác phẩm khác trong chương trình Ngữ văn (lớp 7)THCS cũng sử dụng thủ pháp này ? Cho biết tên tác giả ?

d.Viết một đoạn văn từ 10 – 12 câu nêu tác dụng của thủ pháp đối lập trong đoạn thơ trên.

1
21 tháng 2 2021

a.

Đoạn thơ trên trích trong văn bản "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

- Tác giả: Phạm Tiến Duật

- Hoàn cảnh ra đời: sáng tác năm 1969, nằm trong chùm thơ Phạm Tiến Duật được tặng giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn Nghệ và được đưa vào tập thơ "Vầng trăng quầng lửa" của tác giả.

21 tháng 2 2021

phần b,c,d nữa ạ

19 tháng 12 2021

bn tham khảo:

Được trích trong bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật. Trong 4 câu thơ trên tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ và hoán dụ. Trước hết tác giả đã sử dụng biện pháp điệp ngữ: điệp từ không có 3 lần để nhấn mạnh thêm tính chất khốc liệt của chiến tranh làm cho chiếc xe biến dạng đến trần trụi tưởng chừng như chiếc xe không thể chạy được nữa. Ngoài ra tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ :Lấy bộ phận để gọi toàn thể: "trái tim" chỉ người lính lái xe ở tuyến đường Trường Sơn những năm đánh Mỹ.Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng: "trái tim" chỉ tình yêu Tổ quốc lớn lao, như máu thịt, như mẹ cha, như vợ, như chồng...chỉ khát khao giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của người lính.Qua đó cũng là lí tưởng của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ cứu nước.

19 tháng 12 2021

Em tham khảo:

Khổ thơ cuối Bài thơ về TĐXKK là một ý chí, một quyết tâm cao độ chiến đấu vì quê hương, bảo vệ tổ quốc. Hai câu thơ đầu sử dụng biện pháp liệt kê, điệp ngữ “không có” nhấn mạnh sự trần trụi, biến dạng của những chiếc xe. Càng vào sâu trong chiến trường, chiếc xe càng trở nên méo mó, biến dạng. Một lần nữa, thông qua hình ảnh những chiếc xe, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã gián tiếp miêu tả sự ác liệt của chiến trường. Điều kì lạ là những chiếc xe không kính, không đèn, không mui ấy vẫn băng băng ra chiến trường. Ở đây có sự đối lập giữa vẻ bên ngoài và khả năng của chiếc xe, giữa điều kiện vật chất và sức mạnh tinh thần của người lính lái xe. Để cân bằng ba cái không có ở trên chỉ cần một cái có đó trái tim người lính. đến đây, ta càng thấy được sự ngang tàng, hóm hỉnh nhưng cũng thật sâu sắc trong thơ Phạm Tiến Duật, những chiếc xe dường như không chỉ chạy bằng nhiên liệu mà thật độc đáo khi có một trái tim cầm lái, Trái tim là 1 hình ảnh hoán dụ nhưng đồng thời cũng là hình ản ẩn dụ, nó hội tụ vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe giàu nhiệt huyết, sắt son tình yêu tổ quốc, sục sôi căm thù giặc và ý chí quyết tâm chiến đáu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.