K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Đoạn trích cho thấy được khát khao về khát khao về tự do yêu thương và hạnh phúc lứa đôi của trai gái người Thái ngày xưa. Họ là những nạn nhân đau khổ của chế độ hôn nhân bán gả, khiến cho tình yêu tan vỡ đau khổ. Tuy nhiên từ đó khiến ta thấy được thứ tình cảm chân thành họ dành cho nhau: cùng nhau vượt qua, thoát khỏi cảnh ngộ có thể chết cùng nhau hoặc sống hạnh phúc bên nhau.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

a. Lời nói của nhân vật có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì:

- Có sử dụng ngữ điệu.

- Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

b. Sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ là:

- Trong các văn bản truyện, sử dụng nhiều khẩu ngữ, thán từ, câu từ đa dạng về ngữ điệu và có sự kết hợp nhiều với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, nụ cười…

- Trong các văn bản truyện thơ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng cả các câu tỉnh lược và câu có yếu tố trùng lắm và ít kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ hơn…

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian Việt Nam. Chàng trai – nhân vật trong tác phẩm – đã kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân của chính mình. Đó là chuyện đôi trai gái gắn bó với nhau từ thời thơ ấu, lớn...
Đọc tiếp

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Tiễn dặn người yêu (Xống chụ xon xao) là truyện thơ nổi tiếng của dân tộc Thái, một trong những truyện thơ hay nhất trong kho tàng truyện thơ dân gian Việt Nam. Chàng trai – nhân vật trong tác phẩm – đã kể lại câu chuyện tình yêu và hôn nhân của chính mình. Đó là chuyện đôi trai gái gắn bó với nhau từ thời thơ ấu, lớn lên yêu nhau. Cha mẹ cô gái chê chàng trai nghèo nên quyết định gả cô cho một người giàu có. Cô gái đau khổ nhưng bất lực, còn chàng trai quyết ra đi làm giàu với mong ước trở về chuộc lại người yêu. Thời gian trôi, cô gái vẫn kiên tâm chờ đợi người yêu. Khi người chồng hết hạn ở rể, cô đánh phải về nhà chồng. Đúng lúc đó, chàng trai giàu có trở về nhưng đã muộn. Anh đau đớn tiễn người yêu về gia đình chồng với lời căn dặn: cố làm ra vẻ vụng về để nhà chồng chán nản đuổi cô về nhà cha mẹ. Chứng kiến cảnh cô gái bị nhà chồng hắt hủi, đánh đập, chàng trai càng mong ngày hai người được đoàn tụ. Khi cô gái bị gia đình chồng đuổi về, thì cảnh ngang trái lại ập đến: cha mẹ bán cô vào nhà quan. Quá thất vọng và đau khổ, cô trở nên vụng dại, ngang ngạnh. Họ đem cô ra chợ bán, “một cuộn lá dong đổi lấy người”. Người đổi được cô lại là chàng trai xưa. Nhưng giờ chàng đã có gia đình, nhà cao cửa rộng, nên không nhận ra cô gái trong thân phận người hầu nhếch nhác, tiều tụy là người yêu cũ. Đau đớn, tủi phận, cô đem chiếc đàn môi là kỉ vật tình yêu ra gảy. Chàng trai nhận ra người yêu, quyết định cưới cô, sống cuộc đời hạnh phúc. Còn người vợ được chàng chia đôi tài sản, tiễn đưa chu đáo về kết duyên với người yêu của cô ngày trước.

0
19 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”

Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.

b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”

Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.

c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”

Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”

Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.

b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”

Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.

c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”

Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.

23 tháng 8 2023

Đoạn trích Lời tiễn dặn được coi là một trong những đoạn trích thể hiện rõ nét về những đặc sắc của thể loại truyện thơ dân gian mang lại. Nó là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình. Hình ảnh cô gái được hiện lên rõ nét qua quan sát và tâm trạng của chàng trai trên đường tiễn cô và thái độ chăm sóc ân cần của chàng trai khi cô gái ở nhà chồng. Sự đan xen giữa kể sự việc và miêu tả tâm trạng nhân vật là ưu thế nổi bật của truyện thơ. Đồng thời, các cấu trúc câu lặp lại, lối sử dụng điệp từ là đặc điểm nghệ thuật nổi bật trong đoạn trích. Một hành động, một tâm trạng khi được dùng với tần suất lặp lại với nhiều hình ảnh theo một cấu trúc ngữ pháp, nó sẽ khắc họa sâu sắc nội dung diễn tả hơn. Điều đó tạo tính chất phô diễn, giãi bày đậm chất trữ tình và tạo sự cân đối, nhịp nhàng, hài hòa về nhạc điệu. Ngoài ra, việc sử dụng các đại từ nhân xưng “anh yêu em”, “đôi ta yêu nhau”, các hô ngữ, mệnh lệnh thức “xin hãy”, “dậy đi em”,… cũng làm đoạn trích tăng tính chất trữ tình cho thể loại này.

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

- Qua lời “tiễn dặn” ta biết được hoàn cảnh đau khổ éo le của chàng trai và cô gái: yêu nhau sâu đậm nhưng không đến được với nhau.Từ đó thấy được tình cảm chân thành, sâu sắc của chàng trai dành cho cô gái.

- Cách xây dựng nhân vật trong truyện thơ:

+ Nhân vật có số phận bất hạnh, ngang trái trong tình yêu.

+ Xây dựng tình cảm, tính cách của các nhân vật một cách chân thật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Sự khác nhau giữa một bài thơ trữ tình và một truyện thơ.

- Nội dung của thơ trữ tình là biểu hiện tư tưởng, tình cảm làm sống dậy cái thế giới chủ thể của hiện thực khách quan, giúp ta đi sâu vào thế giới của những suy tư tâm trạng, nỗi niềm.

- Nội dung của truyện thơ là vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Sự phân dòng, và hiệp vần của lời thơ, cách ngắt nhịp, sử dụng thanh điệu…làm tăng sức âm vang và lan tỏa, thấm sâu của ý thơ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

1. Tiễn dặn người yêu

Lời hẹn hò bền chắc
Tình đôi ta nhuyễn chặt
Chung trái tim không thể sẻ đôi!
Chỉ sợ đẵn cây không thuận hướng
Ngã cây không xuôi chiều
Đan sọt còn lo lỗi mắt
Yêu nhau sợ Then không thương
Then thương sợ trời cao không giúp
Trời giúp sợ mẹ cha không ưng
Cây không ngả sợ cha em cứ bắt phải ngả
Lòng không yêu sợ mẹ em cứ bắt phải yêu
Thương thay chim thô lốc ngực nâu
Chim gõ kiến ngựa vằn
Gà lôi ngực lốm đốm
Đi đằng sau ngóng đợi không đợi
Đi ngả trước mong dừng chẳng dừng
Càng mong dừng càng vun vút bay xa
Ước sao anh mọc cánh
Như rồng thiêng bay tung
Lượn khắp trời tìm đến sàn hoa
Ta nhác trông nhau mắt liếc lệ sa
Anh ước cùng em dựng nhà
Nhưng e làm nhà rách người mắng
Dựng nhà hoang người chê
Người qua trước ngõ người cười

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1 2024

2. Bích Câu kỳ ngộ

Sinh từ gặp bước gian truân
Vinh khô gọi nếm mùi trần chút chơi
Cùng thông dù mặc có trời
Nguôi dần bể khổ, san vơi mạch sầu
Lôi thôi cơm giỏ nước bầu
Những loài yến tước biết đâu chí hồng
Thề xưa đã nặng với lòng
Dẫu sau trắng nợ tang bồng mới thôi
Ao nghiên giá bút thảnh thơi
Tây hồ tiên tích mấy nơi phẩm bình
Thi hào dậy tiếng Phượng thành
Vào phen Lý, Đỗ, nức danh Tô, Tào
Ngửa nghiêng lưng túi phong tao
Nước, non, mây, gió, chất vào còn vơi
Châu ken chữ, gấm thêu lời
Vàng gieo tiếng đất, nhạc khơi bóng thuyền
Đã người trong sách là duyên
Mấy thu hạt ngọc Lam điền chưa giâm
Lửng lơ chiếc lá doành nhâm
Cắm thuyền đợi khách, ôm cầm chờ trăng