K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 5 2023

ĐIỂM GIỐNG NHAU:

Hoàn cảnh:đều có thắng lợi về chính trị và quân sự trên chiến trường

Nội dung:-Buộc các nước đế quốc công nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam

-Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam

-Buộc các nước đế quốc rút quân về nước

ý nghĩa: Phản ánh, ghi nhận thắng lợi trên chiến trường

1 tháng 4 2019

1. Hiệp định sơ bộ (6-3-1946):

- Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam: Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.

- Những nội dung trong Hiệp định sơ bộ đã là một bước tiến so với thực trạng thuộc địa trước đây của Việt Nam. Nhưng ngay sau đó, thực dân Pháp bội ước, vì thế nhân dân ta đã tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến 9 năm để bảo vệ độc lập dân tộc và những thành quả của Cách mạng tháng Tám. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã tạo cơ sở vững chắc cho những thắng lợi trên bàn đàm phán quốc tế về các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam.

2. Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954):

- Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam:

o Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, thống nhất, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, không can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.

o Việt Nam sẽ thực hiện thống nhất bằng tổng tuyển cử tự do trong cả nước, dự kiến diễn ra vào tháng 7-1956.

- So với Hiệp định sơ bộ, với Hiệp định Giơnevơ, nhân dân ta đã giành được một thắng lợi thực chất hơn: một nửa nước đã được giải phóng, có chủ quyền, có khả năng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đất nước vẫn chưa thống nhất, miền Nam vẫn còn dưới gót giày xâm lược của đế quốc Mỹ. Nhân dân ta tiếp tục tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhằm mục đích giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước, tạo ra những cơ sở vững chắc cho cuộc đấu tranh trên bàn đàm phán quốc tế ở Hội nghị Pari.

12 tháng 4 2019

cam ơn bạn ạ

25 tháng 1 2022

So Sánh Hiệp Định Pari và Hiệp Định Giơ-ne-vơ

1. Hoàn cảnh kí kết của 2 hiệp định

* Giống nhau: cả hai hiệp định đều xuất phát từ thắng lợi quân sự quyết định:

– Hiệp định Giơ-ne-vơ (1954 ): ta có chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

– Hiệp định Pari: trận Điện Biên Phủ trên không trong 12 ngày đêm ( từ ngày 18 đến ngày 29-12-1972), quân và dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng đường không của Mỹ. Qua đó, đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.

* Khác nhau: thành phần tham dự:

– Hội nghị Giơ-ne-vơ gồm 9 bên ( Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô, Trung Quốc, 3 chính phủ tay sai của Pháp ở Đông Dương, Việt Nam) do vậy là một hội nghị mang tính quốc tế để bàn về việc chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương. Hoàn cảnh quốc tế lúc đó không thuận lợi cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta.

– Hội nghị Pari: tuy là đàm phán 4 bên ( Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Hoa Kỳ, chính quyền Sài Gòn), nhưng thực chất là lập trường của hai bên: Việt Nam và Hoa Kỳ. Như vậy, hoàn cảnh kí kết Hiệp định Pari có lợi hơn so với Hiệp định Giơ-ne-vơ.

9 tháng 5 2022

- Cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

- Hai bên tham chiến cùng ngừng bắn, lập lại hòa bình trên tòan Đông Dương.

- Hai bên tập kết quân đội, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời.

- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7/1956.

7 tháng 8 2018

Đáp án D

Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã công nhận quyền dân tộc cơ bản trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Còn việc Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền, quyền thống nhất không được tôn trọng sau hiệp định là những hạn chế trong quá trình thực thi hiệp định.

23 tháng 4 2019

Đáp án D

Do cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã cơ bản được hoàn thành ở miền Bắc nên sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, miền Bắc phải khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, sau đó tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương chi viện cho miền Nam kháng chiến.

9 tháng 1 2019

* Nội dung:

- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân sự hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên thừa nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.

* Ý nghĩa:

- Hiệp định Pa-ri về Việt Nam (được Hội nghị 12 nước họp ngay 2 - 3 - 1973 tại Pa-ri công nhận về mặt pháp lí quốc tế) là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước.

- Với Hiệp định Pa-ri, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, phải rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

* Nội dung:

- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.

Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh, hủy bỏ các ­căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.

* Ý nghĩa:

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.

- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả hai miền đất nước.

- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân về nước tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

18 tháng 2 2021

Nội dung:

- Hoa Kỳ và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.

- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam lúc 24 giờ ngày 27-01-1973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam.

Hoa Kỳ rút hết quân viễn chinh và quân đồng minh, hủy bỏ các ­căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào nội bộ của miền Nam Việt Nam.

- Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.

- Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

- Hoa Kỳ cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương.

* Ý nghĩa:

- Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh chính trị, quân sự, ngoại giao.

- Là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân ta trên cả hai miền đất nước.

- Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, rút quân về nước tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

21 tháng 2 2018

Đáp án A

Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.