K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2019

 Các nguồn tài nguyên chính của đới lạnh là : khoáng sản. hải sản, thú có lông quý.

– Nhiều nguồn tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác là do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân lực, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật tiên tiến.

nhiều nguônf tài nguyên ở đới lạnh chưa đc khai thác là do khí hậu quá lạnh , mặt đất đóng băng quanh năm , có mùa đông kéo dài, thiếu nhân lực , thiếu phương tiện vân chuyển, và kĩ thuật tiên tiến

9 tháng 5 2019

Vi chim canh cut va nhung loai dong vat o day co lop mo day ,long ram co the cach nhiet ,ko tham nuoc nen song duoc o nhiet do -40 va dac diem co the thich nghi voi doi song va moi truong nen co the ton tai o noi cuc lanh nay

9 tháng 5 2019

Châu nam cực là một hoang mạc lạnh mà vùng ven bờ và trên các đảo lại có nhiều chim và động vật sinh sống vì chim cánh cụt và những loài vật sinh sống ở đây có lớp mỡ dày, lông rậm có thể cách nhiệt, không thấm nước nên sống được ở nhiệt độ -40 và đặt điểm cơ thể thích nghi với đời sống và môi trường nên có thể tồn tại ở nơi cực lạnh này. 

6 tháng 10 2019

ở đới nóng là nhiều dân số đông mưa nhiều quên rồi

Vấn đề ở MT đới nóng là đô thị hóa với tốc độ nhanh chóng

Vấn đề ở MT đới ôn hòa là ô nhiễm trầm trọng đang xảy ra

Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông ờ đới ôn hoà đòi hỏi phải sử dụng ngày càng nhiều nhiên liệu, làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề. Hằng năm, các nhà máy và các loại xe cộ hoạt động ở Bắc Mĩ. châu Âu. Đông Bắc Á đã đưa vào khí quyển hàng chục tỉ tấn khí thải. Gió đưa không khí bị ô nhiễm đi xa có khi đến hàng trăm, hàng nghìn kilômét. Hậu quả là tạo nên những trận mưa axit làm chết cây cối, ăn mòn các công trình xây dựng và gây ra các bệnh về đường hô hấp cho con người...

30 tháng 4 2023

Phác thảo ý chính bài nói về để tài: “Khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.

- Dẫn dăt vấn đề cần bàn luận.

- Nêu lên thực trạng của vấn đề khai thác tài nguyên biển ở Việt Nam hiện nay.

- Bàn luận:

+ Tại sao chúng ta cần khai thác một cách hợp lí tài nguyên biển?

+ Lợi ích của việc khai thác và bảo vệ tài nguyên biển.

+ Mặt trái vấn đề

- Khẳng định lại vấn đề.

9 tháng 12 2019

Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam hiện nay:

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm do con người:

Ô nhiễm nguồn nước do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống con người, trong đó đáng kể là chất thải con người (phân, nước, rác), chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí.

Ngoài ra chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm; và họat động lưu thông với khí thải và các chất thải hóa chất cặn sau sử dụng.

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.

Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng gây nên ô nhiễm môi trường nước.

Cuối cùng và cũng là nguy hiểm nhất là chất thải phóng xạ.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm do tự nhiên

Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn… hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi xuống đất, hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng…

Điều đáng nói là tự nhiên vốn có sự cân bằng, nước bị ô nhiễm do tự nhiên sẽ được quá trình tuần hoàn và thời gian trả lại nguyên vẹn, tuy nhiên với con người thì khác, đó là một gánh nặng thêm với tự nhiên, khi dân số tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ vệ sinh môi trường sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có.

Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam hiện nay:

1. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do con người:

Các loại chất thải công nghiệp: dùng than để chạy nhà máy nhiệt điện, khai thác mỏ, sản xuất hóa chất, nhựa dẻo, nylon…, các loại chất thải sinh hoạt (phân, nước thải, rác, đồ ăn,…), các loại chất thải nông nghiệp như phân và nước tiểu động vật: nguồn phân bón quý cho nông nghiệp nếu áp dụng biện pháp canh tác và vệ sinh hợp lý; những sản phẩm hóa học như phân bón, chất điều hòa sinh trưởng, thuốc trừ sâu, trừ cỏ… là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường đất ở nước ta.

2. Nguyên nhân gây ô nhiễm đất do tự nhiên:

Nhiễm phèn: do nước phèn từ một nơi khác di chuyển đến. Chủ yếu là nhiễm Fe2+, Al3+, SO42-, pH môi trường giảm gây ngộ độc cho cây con trong môi trường đó.

Nhiễm mặn: do muối trong nước biển, nước triều hay từ các mỏ muối, nồng độ Na+, K+ hoặc Cl- cao làm áp suất thẩm thấu cao gây hạn sinh lý cho thực vật. Gley hóa trong đất sinh ra nhiều chất độc cho sinh thái (CH4, N2O, CO2, H2S, FeS…). Sự lan truyền từ môi trường đã bị ô nhiễm (không khí, nước); từ xác bã thực vật và động vật…

27 tháng 12 2018

Vị trí của môi trường đới lạnh

Môi trường đới lạnh (hay còn gọi là hàn đới) nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực Bắc Nam. Môi trường đới lạnh ở bán cầu Bắc chủ yếu là đại dương, còn ở bán cầu Nam chủ yếu là lục địa.

vị trí của môi trường đới lạnh

Đặc điểm môi trường đới lạnh

Khí hậu của môi trường đới lạnh vô cùng khắc nghiệt. Đặc trưng của môi trường này là một mùa đông rất dài, Mặt Trời hiếm khi xuất hiện, có nhiều bão tuyết quanh năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm của môi trường đới lạnh luôn dưới -10oC, xuống thấp nhất tới -50oC. Lượng mưa thấp, trung bình năm ở mức dưới 500 mm. Mưa rơi chủ yếu ở dạng tuyết, đất đóng băng quanh năm và chỉ tan một lớp rất mỏng trên bề măt khi mùa hạ tới.

băng giá bao phủ quanh năm ở môi trường đới lạnh

Mùa hạ có thời gian ngắn khoảng 2 – 3 tháng. Mặt Trời mọc và chỉ di chuyển suốt ngày đêm ở đường chân trời, lên đến tận 6 tháng liền. Vào mùa hạ, nhiệt độ có cải thiện hơn nhưng cũng không thể vượt quá 10oC.

Đặc biệt, bề dày của mặt băng ở Bắc Cực có thể lên đến 10m. Khi các biển băng bị vỡ ra về mùa hè sẽ hình thành các tảng băng trôi, trôi dạt về phương nam. Còn ở Nam Cực và đảo Gron-len, băng tuyết đóng thành các khiên băng dày lên tới 1500m. Những tảng băng khổng lồ, những núi băng có thể chảy theo các dòng biển về miền xích đạo.

Sự thích ứng của thực vật và động vật đối với môi trường đới lạnh

Động vật và thực vật ở môi trường đới lạnh thường có những cách thích ứng riêng với các điều kiện khí hậu khắc nghiệt như vậy. Đối với các vùng đài nguyên phương Bắc, thực vật chỉ có thể phát triển được trong một thời gian ngắn ngủi khi mùa hè đến và ở trong những thung lũng kín gió. Các loài thực vật chủ yếu là rêu, địa y và những loài cây còi cọc, thấp lùn.

chim cánh cụt ở môi trường đới lạnh

Những loài động vật có lớp mỡ dày, lớp lông dày hoặc những bộ lông thấm nước mới có thể thích ứng được với điều kiện khí hậu khắc nghiệt. Đó là các loài hải cẩu, cá voi, gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc, chim cánh cụt… Tập tính sống bầy đàn phổ biến nhằm bảo vệ nhau và cùng sưởi ấm. Chúng cũng có thể có những cuộc di cư đến vùng đất ấm áp hơn nhằm tránh điều kiện lạnh buốt giá. Hình thức ngủ đông phổ biến ở các loài gấu.

Về mùa hè, cây cỏ, rêu, địa y… phát triển trở thành nguồn thức ăn dồi dào cho các loài động vật ở môi trường đới lạnh.

Hoạt động kinh tế ở môi trường đới lạnh

Đây là môi trường có ít dân cư nhất trên thế giới cũng bởi vì điều kiện khí hậu quá khắc nghiệt. Chỉ có một số rất ít các dân tộc sống lâu đời ở phương Bắc trong các vùng đài nguyên ven biển khu vực phía bắc châu Âu, châu Á và Bắc Mĩ. Có thể kể đến một số tộc người như La-pông, người Chúc, người I-a-kut, Xa-mô-y-ét. Hoạt động kinh tế chủ yếu là đánh bắt cá và săn tuần lộc, hải cẩu hay gấu trắng. Phương tiện di chuyển gần như duy nhất là xe trượt do chó kéo.

hoạt động kinh tế ở môi trường đới lạnh

1 tháng 12 2018

Các loài động vật ở đới lạnh thích nghi được với khí hậu khắc nghiệt nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi...), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc...) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt...). Chúng thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số loài dùng hình thức ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh giá buốt trong mùa đông. Cuộc sống ở đới lạnh sinh động hẳn lên vào mùa hạ khi cây cỏ. rêu. địa y... nở rộ trên đất liền và các sinh vật phù du phát triển mạnh trong đại dương đã tan lớp băng trên mặt, đó là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim, thú, cá...

Bài làm

* Sự thích nghi của động vật đới lạnh :

- Có lớp mỡ, lớp lông dày hoặc bộ lông không thấm nước

- Di cư tránh mùa đông lạnh giá

- Sống thành bầy đàn

- Ngủ đông

* Sự thích nghi của thực vật đới lạnh :

- Chỉ phát triển được vào mùa hè ngắn ngủi

- Thân hình còi cọc, thấp lùn

- Sống xen lẫn với rêu, địa y

# Chúc bạn học tốt #