Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Nghỉ ngơi thị giác từng lúc
Chú ý đến ánh sáng
Đọc và viết đúng khoảng cách quy định
Tư thế
Xem truyền hình
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng dưỡng chất giúp nuôi dưỡng một đôi mắt sáng và mạnh khỏe
Khám mắt định kỳ
Ý 1 (Nội dung bài học của hoc24.vn)
a. Cấu tạo cầu mắt
* Cấu tạo ngoài.
- Hình dạng: hình cầu.
- Vị trí: nằm trong hốc mắt của xương sọ, phía ngoài được bảo vệ bởi các mi mắt, lông mày và lông mi nhờ tuyến lệ luôn tiết nước mắt làm mắt không bị khô.
- Cầu mắt vận động được là nhờ cơ vận động.
* Cấu tạo trong
- Cầu mắt có 3 lớp màng là:
+ Màng cứng nằm ngoài cùng có nhiệm vụ bảo vệ phần trong của cầu mắt.
+ Màng mạch có nhiều mạch máu và các tế bào sắc tố đen tạo thành 1 phòng tối trong cầu mắt.
+ Màng lưới chứa thụ cảm thị giác (2 loại tế bào là tế bào nón và tế bào que).
- Môi trường trong suốt:
+ Màng giác nằm trước màng cứng trong suốt để ánh sáng đi qua vào cầu mắt.
+ Thủy dịch.
+ Thể thủy tinh.
+ Dịch thủy tinh.
b. Cấu tạo màng lưới
- Màng lưới là cơ quan thụ cảm thị giác gồm các tế bào thụ cảm.
+ Tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc. Tập trung chủ yếu ở điểm vàng, càng xa điểm vàng số lượng tế bào nón càng ít. Một tế bào nón liên hệ với một tế bào thần kinh thị giác qua một tế bào hai cực.
+ Tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu. Nhiều tế bào que mới liên hệ được với một tế bào thần kinh thị giác.
+ Điểm mù là nơi đi ra của các sợi trục các tế bào thần kinh thị giác, không có tế bào thụ cảm thị giác ảnh rơi vào đó thì không nhìn thấy gì.
+ Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc giúp ta nhìn rõ vật.
Biện pháp phòng tránh bệnh, tật về mắt:
- Bổ sung vitamin A cho mắt.
- Giữ gìn mắt luôn sạch sẽ. Rửa mắt bằng nước ấm pha muỗi loãng sau mỗi ngày.
- Không dùng chung khăn, chậu để tránh các bệnh về mắt.
- Không tắm nơi ao tù nước đọng.
- Đeo kính bảo vệ mắt.
- Giữ đúng khoảng cách khi học bài, ngồi học nơi có đủ ánh sáng.
Đáp án D
Để phòng ngừa các bệnh về mắt do vi sinh vật gây ra, chúng ta cần lưu ý:
- Nhỏ mắt thường xuyên bằng nước muối sinh lí 0,9%
- Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
- Hạn chế sờ tay lên mắt, dụi mắt
Em nên làm là :
+ Không vứt tác , xé giấy , khạc nhổ bừa bãi
+ Không hút thuốc lá
+ Tham gia trồng cây xanh , làm vệ sinh ..
+ Tuyên truyền cho các bạn khác cùng tham gia....
a) Các tác nhân : vi khuẩn, virus, dị ứng với thời tiết, với các loại dị nguyên khác nhau (kháng nguyên) có trong không khí, trong bụi, dị ứng hoặc tác động của hóa chất, khói thuốc lá (hoặc hút hoặc hít phải khói thuốc lá). (Tham khảo)
b) Cần : + nâng cao sức đề kháng của cơ thể
+ giữ ấm cơ thể
+ giữ giấc ngủ yên trong đêm (cx nhằm tăng đề kháng)
+ tập thể dục đều đặn
+ vệ sinh họng, miệng sạch sẽ thường xuyên hằng ngày
+ đi khám bệnh định kỳ, nhất là mỗi khi nghi bản thân mình có bệnh
1. Hãy đọc sách với điều kiện đủ ánh sáng
Khi bạn đọc sách trong chăn hoặc trong điều kiện không đủ ánh sáng, mắt bạn sẽ nhanh bị mỏi, căng mắt. Tình trạng này nếu diễn ra thường xuyên sẽ làm mắt bạn bị tổn thương, giảm thị lực. Trong môi trường thiếu ánh sáng thì ánh sáng phản chiếu lại rất thấp, thủy tinh thể phải phồng lên để hội tụ ánh sáng. Đây là hiện tượng gây ra các tật ở mắt, đặc biệt là bước khởi đầu dẫn đến cận thị cho trẻ.
2. Đừng nên đọc khi đang di chuyển
Một số người thường lựa chọn việc đọc sách là cách giết thời gian trong những lúc họ đang chờ đợi chuyến xe tới nơi, những lúc ngồi trên xe bus, ô tô, hay đi bộ di chuyển một phạm vi gần, nhìn ra họ là một con người bận rộn, đôi lúc trông thật tri thức nhỉ? Nhưng bạn đừng vội tập theo nhé, vì cơ bản nó không tốt cho mắt. Những chuyển động rung lắc của xe khiến khoảng cách giữa mắt và sách báo thay đổi nhanh chóng, chữ không ngừng biến động, thêm vào đó sự thay đổi liên tục của ánh sáng, muốn nhìn thấy chữ thì phải liên tục điều chỉnh tiêu cự. Khi đó các cơ vận động mắt phải hoạt động liên tục hướng mắt về phía sách, sẽ rất dễ khiến thần kinh thị giác bị mỏi, gây căng thẳng cho mắt. Lâu ngày sẽ dẫn đến cận thị cũng như nhiều tật khác cho mắt. Vì vậy các bạn chú ý không nên đọc sách khi di chuyển để bảo vệ mắt nhé!
3. Không đọc sách ở cự li gần
Khi đọc sách ở cự li gần, để hình ảnh hiển thị trên võng mạc được rõ ràng, thủy tinh thể phải cong lên. Thủy tinh thể càng cong, độ tụ quang càng mạnh, như vậy ánh sáng phản chiếu từ vật thể cần quan sát mới tụ rõ trên võng mạc, chúng ta mới có thể nhìn rõ chữ. Nếu nhìn ở khoảng cách gần trong thời gian dài, hệ thống điều tiết của mắt không được nghỉ ngơi, mắt dễ bị mỏi, thị lực bị giảm sút có thể gây bệnh cận thị, thậm chí cận thị nặng.
4. Không đọc sách quá lâu
Với tính chất công việc và quá trình học tập yêu cầu chúng ta có thể phải đọc sách hàng giờ liền. Mắt phải làm việc trong thời gian dài khiến áp lực lên mắt tăng cao, nhãn áp tăng mạnh, cơ mắt trong và ngoài căng giãn không ngừng. Lâu ngày sẽ dẫn tới cận thị. Các chuyên gia bên khoa mắt đã đưa ra lời khuyên với người thường xuyên phải đọc sạch liên tục rằng sau mỗi 45 phút bạn nên dành ít nhất 2 phút nhắm mắt, và 5 phút tiếp theo hãy cho mắt thư giản.
5. Không nên đọc sách dưới nền của ánh sáng quá mạnh
Nguồn sáng quá mạnh hoặc quá yếu đều ảnh hưởng tới sức khỏe đôi mắt. Đọc sách dưới ánh sáng mặt trời, cường độ sáng quá mạnh, sau khi đọc được một thời gian ngắn sẽ cảm thấy hoa mắt. Đó là những vùng đen được tạo thành khi võng mạc bị kích thích bởi ánh sáng cường độ mạnh trong thời gian dài. Thường xuyên đọc sách dưới nguồn sáng cường độ mạnh sẽ gây tổn thương võng mạc và điểm vàng, thậm chí gây suy giảm thị lực.
Đôi mắt luôn là thứ quan trọng của mỗi con người chúng ta, vì vậy đọc sách đúng cách là góp phần bảo vệ cho chính đôi mắt ấy. Hãy bảo vệ chính mình và chia sẻ cho mọi người cùng biết về cách đọc sách nhé.Hi vọng bài viết này hữu ích cho bạn.
Tham khảo nhé!~
Câu hỏi của Pé Viên - Sinh học lớp 8 | Học trực tuyến