Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo ý làm bài mình rồi bạn làm bài văn nhe:
- Cảm nhận của thi sĩ về những tín hiệu của mùa thu ở không gian gần và hẹp:
+ Bức tranh thu có những tín hiệu của hương ổi chín phả vào gió se, sương nhân hoá chậm chạp đi qua ngõ
+ Cảm xúc của thi sĩ bâng khuâng, ngỡ ngàng, xao xuyến khi nhận ra thu về
- Cảm nhận của thi sĩ về tín hiệu mùa thu đã rõ rệt hơn ở không gian cao và rộng
+ Bức tranh thiên nhiên có sự vận động đối lập: sông dềnh dàng, chim vội vã, có đám mây như tấm voan mềm mại vắt ngang ranh giới hai mùa hạ - thu.
+ Tâm trạng của thi sĩ: nửa bâng khuâng nuối tiếc mùa hạ, nửa háo hức đón thu. Thi sĩ như cũng bâng khuâng trước biến chuyển của cuộc đời
- Về nghệ thuật: hình ảnh thơ giản dị, ngôn ngữ thơ mộc mạc, giọng thơ bâng khuâng tựa như dòng suy ngẫm, thể thơ 5 chữ.
-Cũng như sương thu, dòng sông thu dường như thong thả chậm chạphơn, như hút vào lòng mình tất cả niềm sung sướng, thỏa thích của cuộc sống để dềnh lên những con nước mát lành. Mọi chuyển động có chầm chậm, rất êm nhẹ, đối lập với cánh chim "vội vã” của đất trời. Đó phải chăng là sự vội vàng trong tâm hồn Hữu Thỉnh, muốn được mở lòng mình đón nhận mọi sự rung động dù là nhỏ nhất.
- Các từ “vội vã” đối rất đẹp với “dềnh dàng” nhưng còn độc đáo hơn ở cái “bắt đầu”, bắt đâu vội vã thôi chứ chưa phải là đang vội vã. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra sự “bắt đầu” này trong những cánh chim. Dù sự vội vã mới chớm nơi những cánh chim nhưng không khí thu vẫn là không khí thư thái, lắng đọng, chậm rãi và lâng lâng.
- Chính vì thế mà “đám mây mùa hạ” mới thảnh thơi duyên dáng “vắt nửa mình sang thu”, mang trên mình cả hai mùa thật đẹp. Nghệ thuật nhân hóa làm người đọc cảm nhận đám mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời đồng thời tạo ranh giới vô hình nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu. Đây chính là một phát hiện rất mới lạ và độc đáo cua Hữu Thỉnh và bức tranh thu vì thế càng trở nên sinh động, giàu sức gợi cảm.
tk : Những tín hiệu báo thu về được nhà thơ Hữu Thỉnh miêu tả thật sâu sắc qua khổ thơ đầu bài thơ" Sang Thu ".(1)"Bỗng nhận ra hương ổi": Đối với Hữu Thỉnh, mùa thu đến không phải là với sắc vàng của hoa cúc, sắc trời xanh biết hay là mùi hương cốm mới,.....mà là với mùi hương ổi nồng nàn ngọt ngào được làn gió thu đưa đến.(2)"Phả vào trong gió se": Động từ "phả" làm cho làn hương ổi không bị tan ra loãng đi mà như được sánh lại ở độ đậm nhất trong làn gió se - làn gió heo may mang hơi lạnh và khô.(3)Cùng với hương ổi phả vào trong làn gió se nhè nhẹ của mùa thu là làn sương chùng chình được giăng mắc trước ngõ: "Sương chùng chình qua ngõ".(4)Từ láy "chùng chình" diễn tả làn sương mỏng nhẹ chầm chậm chuyển động trong không gian.(5) Ẩn trong hình ảnh đó, nghệ thuật nhân hoá khiến cho làn sương như mang tâm trạng của con người: Nó cũng như cố ý chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của phút giao mùa.(6) Từ "ngõ" ở đây vừa có thể hiểu là ngõ tả thực và cũng có thể hiểu là ngõ cửa giao mùa giữa hạ và thu.(7) "Hình như thu đã về" : Tình thái từ "hình như" chỉ cái không chắc chắn kết hợp với phó từ "đã" chỉ cái đã xảy ra đã diển tả được tình yêu mùa thu của tác giả.(8) Cùng với đó, từ "Bỗng" ỡ câu thơ đầu cũng thể hiện tâm trạng bất ngờ, ngạc nhiên của người thi sĩ, nó kéo con người ta ra khỏi bộn bề của công việc để trở về với thiên nhiên.(9) Và dường như nhà thơ quá yêu mùa thu, quá khao khát, mong chờ mùa thu nên khi thu đến, nhà thơ cũng không giám tin là thu đã về.(10) Đây chính là một lời thông báo đầy ý nghị của tác giả: Thu đã về.(11) Bằng sự cảm nhận tinh tế, một hồn thơ nhẹ nhàng, khả năng kết hợp từ thật độc đáo, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh phút giao mùa lúc sang thu thật đẹp, qua đó thể hiện tình yêu mùa thu, tình yêu thiên nhiên của chính bản thân mình.(12)
- Khổ thơ cuối mùa thu đã hiện ra rõ nét hơn và nhà thơ đã cảm nhận bằng cả chiều sâu kinh nghiệm, bằng những suy tư sâu lắng chứ không chỉ là những giác quan như khổ 1. |
- Vẫn là nắng, mưa, sấm chợp như mùa hạ nhưng khi kết hợp với các phó từ đã, vẫn, cũng thì mức độ đã khác, nó lắng dần, chừng mực và ổn định hơn. + Nắng cuối hạ vẫn còn nồng nhưng đã bớt oi ả, gay gắt + Đã vơi ần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ + Những tiếng sấm cuối hạ cũng thưa và nhỏ dần => Hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn - 2 câu thơ cuối vừa mang nghĩa tả thực, vừa mang nghĩa ẩn dụ sâu xa. Đúng như lời Hữu Thỉnh tự bạch: “Có thể hiểu hàng cây đã lớn, đã trải qua bao mùa thay lá, sẽ vững vàng hơn trước những tiếng sấm bất ngờ. Đồng thời, phép nhân hóa và hình ảnh ẩn dụ ... thấy, sấm là những vang động bất thường gợi đến những khó khăn của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi chỉ như người từng trải, họ sẽ vững vàng hơn trước những tác động, những sóng gió của cuộc đời. Đến đây, ta nhận ra không chỉ có thiên nhiên sang thu mà còn có cả sự sang thu của đời người. Nhìn lại cả bài thơ, ta càng thấm thía vì sao lại có sự chùng chình, bịn rịn lúc sang thu, vì sao lại vừa dềnh dàng mà lại vừa vội vã. Con người lúc sang mùa thu của đời mình không còn bồng bột, xốc nổi như lúc còn thanh xuân mà sâu sắc, chín chắn, điềm đạm hơn. Sang thu, ta lại càng lưu luyến, bịn rịn khi chợt nhận ra mái tóc đã pha sương và ta càng khẩn trương, vội vã để sống có ích cho đời. * Tổng kết Như vậy sang đến kết thúc bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh, cả thiên nhiên và ông đều hòa một nhịp với thu sang. Đồng thời khổ thơ cũng thể hiện sự tinh tế, nhạy cảm của nhà thơ Hữu Thỉnh. |
Gợi ý :
- Vua Quang Trung là người yêu nước, căm thù giặc, bất bình trước việc làm của vua Lê (vua Lê chỉ là vua bù nhìn, chịu sự thao túng của Tôn Sĩ Nghị)
+ Nghe tin 20 vạn quân Thanh kéo vào thành, họp bàn với các tướng sĩ, định ngày xuất quân - ý chí, hành động mạnh mẽ ,quyết đoán
- Quang Trung là người có trí tuệ tài giỏi, làm việc rất nhanh
- Tài dùng người (tha chết cho Sở và Lân) (lấy thêm dẫn chứng)
- Biết phân tích tình hình thời cuộc
- Tài dụng binh như thần (chia quân làm 5 đạo, đưa ra lời dụ, chỉ huy trận đánh - sự oai phong, lẫm liệt, cuộc tiến quân thần tốc của vua Quang Trung
BẠN DỰA VÀO ĐÓ VIẾT RA NHA!