K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 3 2019

Tham khảo:

Xã hội ngày nay không ngừng phát triển và ngày càng hiện đại về cuộc sống vật chất và tinh thần. Các quốc gia trên thế giới đã gặt hái được rất nhiều thành tựu trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị , đối ngoại… Nhưng ngoài những khía cạnh đó điều quan trọng nhất và ưu tiên hàng đầu chính là phát triển nền giáo dục quốc gia, bởi đây chính là nhân tố quyết định đến sự hưng thịnh, bền vững của một đất nước, thúc đẩy xã hội không ngừng tiến lên. Chính vì thế mà N.Mandela- vị anh hùng giải phóng dân tộc của Nam Phi đã có một câu nói khá nổi tiếng mà theo tôi đó chính là chân lý:

“Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà con người có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”

Nhìn vào câu danh ngôn này ta có thể nhận ra ý nghĩa giáo dục là vô cùng quan trọng bởi không có nó thì có lẽ xã hội loài người không thể nào có được sự phát triển vượt bậc như bây giờ. N.Mandela là một nhà cách mạng, nhưng ông đã sớm nhận ra rằng ở một đất nước như Nam Phi nói riêng và các quốc gia trên thế giới nói chung khi mà nền giáo dục chưa tốt, ý thức dân tộc còn kém thì mọi cuộc cách mạng đều khó có thể thành công hoặc nếu như có thì cũng chỉ là thành công tạm bợ, nhất thời và không bền vững. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã khẳng định rằng “một dân tộc dốt chính là một dân tộc yếu” mà nếu “ Dốt thì dại, dại thì hèn” khó có thể mà chống chọi lại một lực lượng đông đảo giặc ngoại xâm hung tàn, thủ đoạn. Cho nên chỉ có giáo dục mới làm thay đổi nhận thức của nhân dân, mới mang đến cho họ một cuộc sống mới và một thế giới mới.

Giáo dục có thể hiểu như là một công cụ mà các lớp người đi trước dùng để truyền đạt và gửi gắm những mong muốn và kỳ vọng vào những tầng lớp trẻ sau này là tương lai là sức mạnh của một quốc gia. Giáo dục trước hết góp phần hình thành nhân cách của con người làm cho chúng ta có thể nhận thức được thiện, ác, đúng, sai, biết sống có đạo đức và hành xử đúng đắn theo những chuẩn mực đạo lý của xã hội.Cho dù là ở đất nước nào đi nữa nền giáo dục luôn hướng con người sống đẹp và nhận thức được những gì bản thân cần phải làm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đất nước mình sinh ra. Giáo dục không chỉ gói gọn trong khuôn khổ nhà trường mà còn có xã hội chính là “trường đời” sẽ mang đến cho mỗi con người những bài học cuộc sống vô cùng quý giá. Như vậy mục đích quan trọng của nền giáo dục chính là hướng chúng ta học làm người, sống có ích, biết cống hiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.

Giáo dục bên cạnh tác động thay đổi được nhận thức, thì việc mang đến tri thức và sự hiểu biết cho con người chính là một vai trò to lớn có thể thay đổi được bộ mặt của xã hội. Thử hỏi nếu như không có giáo dục thì làm sao có những ngành khoa học và nghệ thuật phát triển như ngày nay, làm sao chúng ta được thừa hưởng những thành tựu phát minh vĩ đại làm thay đổi cả thế giới. Con người có nhận thức thì xã hội mới văn minh, con người có học vấn thì xã hội này mới phát triển và đổi mới. Nếu không có giáo dục thì làm sao chúng ta có được những giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, những nhà khoa học ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi để phát minh ra những cái mới để phục vụ con người. Chúng ta thử tưởng tượng một xã hội không có giáo dục thì xã hội ấy sẽ đi về đâu? Chắc có lẽ xã hội ấy sẽ đắm chìm trong bóng đêm u tối, con người trong xã hội sẽ sống mãi trong lầm than cơ cực, đói nghèo, lạc hậu.

Ta hãy nhìn vào Nhật Bản một đất nước chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự tàn phá của chiến tranh thế giới, luôn hứng chịu những hậu quả tồi tệ bởi thảm họa động đất, sóng thần.. thế nhưng họ đã vươn lên phát triển mạnh mẽ nhờ những cải cách lớn về chính sách quản lý, coi con người chính là vốn quý nhất trong công cuộc phát triển đổi mới quốc gia. Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng, quan tâm và đầu tư cho ngành giáo dục nước nhà, là một trong những nước có nền giáo dục phát triển nhất trên thế giới. Chính nền giáo dục hiệu quả đã giúp nước Nhật từ một nước chịu nhiều thiệt hại chiến tranh, thiên tai đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ hai trên thế giới khiến tất cả các quốc gia khác phải thán phục. Như vậy nếu giáo dục là một vũ khí lợi hại đã thay đổi được cả Nhật Bản, như vậy chẳng phải nếu được mọi quốc gia chú trọng phát triển chẳng phải nó sẽ thay đổi được cả thế giới hay sao?

Như vậy dù bất kỳ thời đại nào chúng ta cũng không thể phủ nhận vai trò to lớn của giáo dục, nó thật sự là là “vũ khí mạnh nhất mà con người có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới”. Câu nói của N. Mandela chính là chân lý là kim chỉ nam cho mọi quốc gia đang trên đà xây dựng và phát triển kinh tế, chính trị…phải biết lấy giáo dục làm nòng cốt để đào tạo nên những con người ưu tú biết cống hiến và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Đối với mỗi sinh viên nhận thức được ý nghĩa câu danh ngôn này phải càng ra sức phấn đấu không ngừng học tập nghiên cứu trở thành những con người đủ đức đủ tài góp phần đưa đất nước phát triển vươn xa ra tầm thế giới.

30 tháng 3 2019

Từ xưa đến nay, sự phát triển của xã hội, của con người về mọi mặt từ vật chất đến tinh thần, đều không thể thiếu vai trò của giáo dục. Giáo dục đóng vai trò quyết định trong việc thúc đẩy xã hội tiến lên. Chính vì vậy mà N.Mandela có một câu nói khá nổi tiếng: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới".

Câu nói trên của N.Mandela là một chân lí. Để thấy rõ chân lí này, trước tiên la phải hiểu giáo dục bao gồm những phạm trù nào? Vì sao giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để thay đổi cả thế giới?

Giáo dục là môt lĩnh vực vô cùng rộng lớn bao gồm giáo dục nhân cách làm người, làm cho con người chúng ta nhận thức được cái đúng, cái sai, cái thiện, cái ác, cái chính, cái tà để từ đó chúng ta sống một cuộc sống thật sự có ý nghĩa, hợp với đạo lí làm người, góp phần làm cho cuộc sống xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Ví dụ như tổ tiên ta ngày trước đã giáo dục con cháu truyền thống yêu nước qua truyện Thánh Gióng, qua những áng thơ văn bất hủ như Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi..., giáo dục niềm tự hào về nguồn gốc cao quý của dân tộc bằng truyện Con rồng cháu tiên, giáo dục tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau giữa những người dân trong một nước trong những câu ca dao, tục ngữ như:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Chính nhờ sự giáo dục này mà dân tộc ta đã giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước, đánh thắng những kẻ thù xâm lược, giữ vững nền độc lập, tự do của dân tộc trong suốt chiều dài lịch sử từ xưa đến nay và cả đến mai sau. Bên cạnh giáo dục truyền thông yêu nước, ông cha ta còn dạy cho ta đạo lí làm người, dạy ta phải biết hiếu thảo với cha mẹ để giữ trọn đạo làm người:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

(Ca dao)

Bên cạnh đó, ông cha ta còn dạy bảo chúng ta phải biết “tôn sư trọng đạo", phải ghi nhớ công ơn thầy cô, “một chữ cũng thầy, hai chữ cũng thầy", cha mẹ muốn con mình hay chữ thì phải biết kính yêu thầy cô:

Muốn sang thì bắc cầu kiều

Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy

Chính nhờ sự giáo dục đó mà xã hội Việt Nam có một nền tảng đạo lí khá chắc chắn, sâu đậm.

Giáo dục còn mang lại cho con người biết bao tri thức về các ngành nghệ thuật và khoa học. Không có giáo dục thì làm sao con người chúng ta có được những ngành nghệ thuật (văn chương, âm nhạc, hội họa, điêu khắc...) và những ngành khoa học (toán học, hóa học, vật lí học, y học, sinh học, thiên văn học, dịa chất học...) phát triển như ngày hôm nay được. Giáo dục là cái máy cái đẻ ra những cái máy con. Sự phát minh ra dòng điện, bóng đèn điện, vô tuyến truyền thanh, vô tuyến truyền hình, máy vi tính... không phải đã làm thay đổi thế giới đây ư? Nó đã làm cho cuộc sống của chúng ta văn minh hơn, chúng ta lao động được nhẹ nhàng hơn, những con người trên trái đất gần nhau hơn. Sự phát triển của y học đã làm cho những bệnh nan y ngày trước như bệnh lao phổi, bệnh đậu mùa... ngày nay không còn đáng lo nữa. Sự phát triển của ngành sinh học như công nghệ cấy ghép, lai tạo giống, biến đổi gen đã tạo ra biết bao nhiêu loại cây trồng có năng suất cao gấp bao nhiêu lần ngày trước, đem lại nhiều lương thực, thực phẩm cho xã hội, làm cho cuộc sống của con người nông dân ngày càng no ấm hơn. Tất cả những sự biến đổi của thế giới ấy đều từ giáo dục mà ra.

Hơn nữa, cũng nhờ có giáo đục mà chúng ta ngày hôm nay mới hiểu được văn chương, nghệ thuật, lịch sử, địa lí, văn học, kinh tế, chính trị... của các nước trên thế giới để chúng ta học tập được cái hay, cái đẹp của họ nhằm được phục vụ cho đất nước, làm cho đất nước ngày càng thêm giàu, thêm đẹp hơn.

Tóm lại, câu nói của N.Mandela là một chân lí, đúng là: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng làm thay đổi cả thế giới". Nếu không có giáo dục thì làm sao chúng ta có được một nền văn minh, làm sao chúng ta được những giáo sư, bác sĩ, kĩ sư, những nhà khoa học ngày đêm nghiên cứu, tìm tòi để phát minh ra những cái mới để phục vụ con người. Chúng ta thử tưởng tượng một xã hội không có giáo dục thì xã hội ấy sẽ đi về đâu? Chắc có lẽ xã hội ấy sẽ đắm chìm trong bóng đêm u tối, con người trong xã hội sẽ sống mãi trong lầm than cơ cực, đói nghèo, lạc hậu.



4 tháng 11 2018

- hiểu biết và tôn trọng pháp luật chính là sống có đạo đức

- Giáo dục pháp luật cho học sinh nói riêng, cho mọi công dân là nhiệm vụ quan trọng

25 tháng 5 2018

Bàn luận về vấn đề Bạo lực học đường

MB: Những hành động, lời nói bậy bạ, thô bạo, thậm chí hành động bạo lực thân thể của bạn đang diễn ra phổ biến ở trường học

TB:

* Khái niệm bạo lực học đường

- Bạo lực học đường là hành vi cư xử thô bạo, thiếu tính nhân văn

- Cách ứng xử không thể hiện tính văn minh của thế hệ học sinh có giáo dục

* Biểu hiện

- Lăng mạ, xúc phạm, dùng lời lẽ thô tục đối với bạn bè

- Làm tổn thương tới tinh thần bạn bè

- Thầy cô xúc phạm tới học sinh

- Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô

* Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực , thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm của gia đình

- Giáo dục nhà trường chưa hiệu quả

* Nguyên nhân

- Ảnh hưởng từ môi trường bạo lực, thiếu văn hóa

- Chưa có sự quan tâm từ gia đình

- Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực

* Hậu quả

Với người bị bạo lực:

- Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất

- Khiến gia đình đau thương, bất ổn

Bới người gây ra bạo lực

- Phát triển không toàn diện

- Mọi người xa lánh, chê trách

* Biện pháp

- Nhà trường cần có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức của học trò

- Cha mẹ không chăm lo, quan tâm tới con

- Bản thân học sinh không có ý thức về việc bảo vệ bản thân

Kết bài

Khẳng định cần phải đẩy lùi nạn bạo lực học đường ra khỏi trường học

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4   Bác Dương thôi đã thôi rồi,Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.   Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;   Kính yêu từ trước đến sau,Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?   Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;   Có khi từng gác cheo leo,Thú vui con hát lựa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4

   Bác Dương thôi đã thôi rồi,

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.

   Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,

Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;

   Kính yêu từ trước đến sau,

Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?

   Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,

Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;

   Có khi từng gác cheo leo,

Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.

   Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,

Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.

   Có khi bàn soạn câu văn,

Biết bao đông bích, điển phần trước sau.

      (Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2012, trang 31)

Đoạn thơ trên cho anh/chị suy nghĩ gì về tình bạn của học sinh thời nay? (viết thành một đoạn văn ngắn khoảng 1/2 trang giấy).

1
18 tháng 2 2017

Suy nghĩ về tình bạn của học sinh thời nay.

- Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

- Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, có thể theo định hướng sau:

+ Quan niệm về tình bạn, biết phân biệt các biểu hiện tốt và chưa tốt trong tình cảm bạn bè ở tuổi học sinh...

+ Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của tình bạn...

+ Bản thân phải làm gì để có tình bạn đẹp, có những người bạn tốt ...

20 tháng 6 2017

Chọn bàn về các vấn đề thời sự:

+ Vệ sinh an toàn thực phẩm

   + Bảo vệ môi trường

   + Phòng chống thiên tai

Chọn bàn về việc an toàn thực phẩm

MB: Giới thiệu và đặt vấn đề về vấn nạn thực phẩm bẩn

Ngày nay vấn nạn thực phẩm bẩn đang đe dọa nghiêm trọng tới đời sống con người.

TB:

Giải thích

- Con người tự tạo ra nguồn thức ăn thông qua việc lao động, sản xuất, canh tác, trồng trọt

- Nhưng ngày nay, một số bộ phận người đang tạo ra những nguồn thực phẩm có hại tới sức khỏe của cộng đồng

- Vấn đề thực phẩm bẩn trở thành hiện tượng phổ biến, tồn tại từng ngày: thịt có chất tạo nạc, rau có thuốc trừ sâu...

- Nhu cầu về thực phẩm là thứ yếu, mỗi ngày của con người, thực phẩm bẩn đã khiến con người buộc phải động tiêu cực đến sức khỏe và tính mạng

* Hậu quả

- Bệnh tật nguy hiểm: viêm màng não, bệnh ung thư...

- Tâm lí hoang mang cho xã hội

- Thực phẩm bẩn có giá rẻ hơn thực phẩm sạch, dễ dàng tạo ra thực phẩm bẩn hơn

Nguyên nhân

- Do những người sản xuất thực phẩm ích kỉ, chạy theo lợi nhuận, họ cũng là những người thiếu kiến thức

- Công nghiệp sản xuất hàng loạt, đưa hóa chất bảo quản, những chất cấm vào tạo ra thức ăn, đồ uống

- Kinh doanh, sản xuất thực phẩm bẩn mang lại lợi nhuận khổng lồ

* Giải pháp

- Nâng cao ý thức của người dân, người sản xuất

- Tăng cường kiểm soát, ra những quy định xử phạt các cơ quan sản xuất không đảm bảo yêu cầu vệ sinh

- Người mua hàng cần tỉnh táo lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

KB: Thực phẩm bẩn trở thành nỗi ám ảnh lớn với xã hội, gây ảnh hưởng sức khỏe, hoang mang cho người dân

- Cần tạo ra mức giá ổn định, phù hợp cho người sản xuất

14 tháng 4 2021

.

23 tháng 10 2017

Bước 1:

- Chọn vấn đề nghị luận: Thanh niên ngày nay cần có ý thức vươn lên trong học học tập và làm việc

* Lập dàn ý

Đặt vấn đề: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

- Giải quyết vấn đề:

+ Khẳng định rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập, công tác là yêu cầu tối cần thiết với quy luật phát triển con người, thời đại mới

+ Phải rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập, công tác cho thanh niên ngày nay

+ Phê phán, bác bỏ những việc làm sai trái của một số thanh niên hiện nay

+ Làm thế nào để rèn luyện ý chí vươn lên trong học tập và công tác

- Kết thúc vấn đề:

+ Nêu ý nghĩa vấn đề đặt ra

+ Bài học đối với bản thân

b, Bước thứ hai

- Trình bày luận điểm trong dàn ý

c, Bước thứ ba

Diễn đạt các ý thành đoạn văn nghị luận trình bày trước lớp

11 tháng 6 2019

- Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi”: nói giảm (nói tránh).

- Tác dụng: nhà thơ sợ phải nhắc đến một sự thật đau đớn; thể hiện tình cảm buồn thương, nuối tiếc... trong lòng mình.

8 tháng 2 2019

Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng, đó là biểu hiện của tinh thần dân chủ trong xã hội văn minh

tham khảo:

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”

Hai câu thơ trên đã thể hiện quan điểm sáng tác nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu - “Ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ dân tộc” (theo cách nói của Phạm Văn Đồng). Một trong những mạch ngầm xuyên suốt trong tư tưởng về “đạo” của Nguyễn Đình Chiểu chính là “yêu nước thương dân”. Điều này đã được thể hiện qua rất nhiều tác phẩm, tiêu biểu là “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”. Bằng niềm xúc động mạnh mẽ trước sự hi sinh của những người nông dân, tác giả đã xây dựng thành công bức tượng đài bi tráng, chân thực, hào hùng tinh thần yêu nước mãnh liệt cùng quyết tâm chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.

Mở đầu tác phẩm, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện bối cảnh thời đại lúc bấy giờ qua những câu văn giàu cảm xúc: “Súng giặc đất rền/ Lòng dân trời tỏ”. Đó là bối cảnh gắn liền với tiếng súng cùng bước chân xâm lược của thực dân Pháp đối với dân tộc ta, nhưng cũng chính trong thời đại căng thẳng, sục sôi và quyết liệt đó, hình tượng những người nông dân nghĩa sĩ vụt sáng với tư thế hiên ngang, lẫm liệt. Trước đây, họ chỉ là những con người quẩn quanh lối sống bình dị qua sự vất vả, tần tảo sớm hôm cùng ruộng đồng, nương bãi: 

“Nhớ linh xưa:
Cui cút làm ăn,
Toan lo nghèo đói”

Bằng những câu thơ ngắn, ngôn ngữ thơ bình dị, tác giả đã tái hiện thành công bức chân dung người nông dân trong cuộc sống thường nhật: “chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ” và hoàn toàn xa lạ với việc binh đao. Họ chưa từng trải qua sự rèn luyện nơi “cung ngựa”, “trường nhung” và hoàn toàn lạ lẫm đối với những công việc như tập súng, tập khiên. Thông qua phần Lung khởi, tác giả đã hồi tưởng lại hình tượng người nông dân nghĩa sĩ với những phẩm chất cần cù, lam lũ, đặc biệt là tinh thần căm thù giặc sâu sắc: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”. Những câu văn gợi liên tưởng đến những tinh thần sục sôi chiến đấu của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ”: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Như vậy, qua những động từ mạnh như “ăn gan”, “cắn cổ”, chúng ta có thể thấy được tinh thần căm thù giặc sâu sắc của người nông dân khi chứng kiến giặc ngoại xâm xâm chiếm bờ cõi.

Xuất phát từ ý chí đánh đuổi giặc ngoại xâm đó, họ tự giác đứng lên chiến đấu vì nghĩa lớn: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ”. Người nông dân tự nguyện sẵn sàng xả thân, hi sinh để bảo vệ đất nước. Bởi vậy, trong trận nghĩa đánh Tây, họ xuất hiện với tư thế kiên cường, bất khuất và hành động quả cảm, mạnh mẽ: “đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không”; “xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có…”. Sự quyết liệt được tô đậm hơn nữa thông qua biện pháp liệt kê: “Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ”. Bởi vậy, dù trang bị, vũ khí hết sức thô sơ: “manh áo vải”, “ngọn tầm vông”, “rơm con cúi”, “lưỡi dao phay”,... nhưng họ vẫn bước ra chiến trường với tư thế dũng mãnh của người làm chủ: “cũng chém rớt đầu quan hai họ”. 

Tác phẩm kết thúc bằng lời khẳng định về sự hi sinh cao đẹp của người nông dân - nghĩa sĩ qua câu văn ngắn gọn tám chữ: “Một trận khói tan, nghìn năm tiết rỡ”. Từ ngữ “nghìn năm” đã gợi mở phạm trù thời gian vĩnh hằng để ngợi ca linh hồn bất tử của người nông dân. 

Để khắc họa thành công hình tượng người nông dân, nghĩa sĩ, tác giả đã sử dụng bút pháp hiện thực. Đây là một trong những đóng góp mới mẻ trong nền văn học trung đại - giai đoạn chủ yếu sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng. Nhờ vậy, hình tượng người nông dân đã hiện lên chân thực qua nhiều nét vẽ, từ dáng vẻ bề ngoài đến cuộc sống lao động cùng những tâm tư, suy nghĩ và hành động. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng nhiều biện pháp tu từ nghệ thuật để tăng sức gợi hình, gợi cảm như so sánh (“trông tin quan như thời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ”), đối lập, đặc tả,...

Như vậy, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” đã tái hiện thành công bức chân dung người nông dân, nổi bật là tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc sâu sắc, ý chí quyết tâm chống lại giặc ngoại xâm. Đó là những phẩm chất chung của nhân dân ta qua mọi thời đại, làm nên giá trị truyền thống cốt lõi của dân tộc. Tuy nhiên, qua việc sử dụng bút pháp hiện thực, tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng hình tượng người nông dân với những nét mới mẻ của sự bi tráng trong thời đại văn học trung đại Việt Nam.