Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Xã hội chia thành nhiều tầng lớp , tiêu biểu là : quyền quý , dân tự do , nô tì
- Tổ chúc lể hội , vui chơi , ca nhạc , ....
- Phong tục : ăn trầu , nhuộm răng , làm bánh chưng , bánh giầy , .....
Sáng nay mình thi rùi nhưng trúng đề 3 bài kia còn bài này ko có
1.
Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng...
* Nước Chăm pa
Chăm Pa là một quốc gia cổ từng tồn tại độc lập liên tục qua các thời kỳ từ năm 192 đến năm 1832. Cương vực của Chăm Pa lúc mở rộng nhất trải dài từ dãy núi Hoành Sơn, Quảng Bình ở phía Bắc cho đến Bình Thuận ở phía Nam và từ biển Đông cho đến tận miền núi phía Tây của nước Lào ngày nay.
Qua một số danh xưng Lâm Ấp, Panduranga, Chăm Pa trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Văn hóa Chăm Pa chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ và Java đã từng phát triển rực rỡ với những đỉnh cao nghệ thuật là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là các hiện vật có hình linga vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay cho thấy ảnh hưởng của Ấn giáo và Phật giáo là hai tôn giáo chính của chủ nhân vương quốc Chăm Pa xưa.
Chăm Pa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10 và sau đó dần dần suy yếu dưới sức ép của các vương triều Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến tranh với Đế quốc Khmer. Năm 1471, Chăm Pa chịu thất bại nặng nề trước Đại Việt và bị mất phần lớn lãnh thổ phía bắc vào Đại Việt. Phần lãnh thổ còn lại của Chăm Pa bị chia nhỏ thành các tiểu quốc, và tiếp tục sau đó dần dần bị các chúa Nguyễn thôn tính và đến năm 1832 toàn bộ vương quốc chính thức bị sáp nhập vào Việt Nam dưới triều vua Minh Mạng.
Thời tiền sử
Người dân Chăm Pa có nguồn gốc Malayo-Polynesian di cư đến đất liền Đông Nam Á từ Borneo vào thời đại văn hóa Sa Huỳnh ở thế kỷ thứ 1 và thứ 2 trước Công nguyên. Qua quan sát đồ đất nung, đồ thủ công và đồ tùy táng đã phát hiện thấy có một sự chuyển đổi liên tục từ những địa điểm khảo cổ như hang động Niah ởSarawak, Đông Malaysia. Các địa điểm văn hóa Sa Huỳnh rất phong phú đồ sắt trong khi nền văn hóa Đông Sơn cùng thời kỳ ở miền Bắc Việt Nam và các nơi khác trong khu vực Đông Nam Á lại chủ yếu là đồ đồng. Ngôn ngữ Chăm thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian).
Lâm Ấp (192 - 605)
Theo sử liệu Trung Quốc, quốc gia cổ Chăm Pa đã được biết đến đầu tiên với sự ra đời và tồn tại của Vương triều Sinhapura hay còn gọi là vương quốc Lâm Ấp (Liu) mà vị vua đầu tiên là Khu Liên, bắt đầu từ năm 192 ở khu vực Huế ngày nay, sau cuộc khởi nghĩa của người dân địa phương chống lại nhà Hán. Trong nhiều thế kỷ sau đó, quân đội Trung Quốc đã nhiều lần cố gắng chiếm lại khu vực này nhưng không thành công. Vào thế kỷ 4, từ nước láng giềng Phù Nam ở phía tây và nam, Lâm Ấp nhanh chóng hấp thu nền văn minh Ấn Độ. Đây chính là giai đoạn mà người Chăm đã bắt đầu có các văn bản mô tả trên đá bằng chữ Phạn và bằng chữ Chăm, và họ đã có bộ chữ cái hoàn chỉnh để ghi lại tiếng nói của người Chăm.
Vị vua đầu tiên được mô tả trong văn bia là Bhadravarman, cai trị từ năm 349 đến 361 ở kinh đô Kandapurpura thuộc Huế ngày nay. Tại thánh địa Mỹ Sơn, vua Bhadravarman đã xây dựng nên ngôi đền thờ thần có tên là Bhadresvara, cái tên là sự kết hợp giữa tên của nhà vua và tên của thần Shiva, vị thần của các thần trong Ấn Độ giáo. Việc thờ vua như thờ thần, chẳng hạn như thờ với tên thần Bhadresvara hay các tên khác vẫn tiếp diễn trong các thế kỷ sau đó.
Đầu năm 2013, các nhà khảo cổ công bố phát hiện khu di tích thành cổ tại làng Viên Thành, thôn Trung Đông, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên. Đoạn tường thành dài khoảng 20 m, bề ngang 2 m đắp bằng đất sét; cùng các hiện vật khác như Kendi. Nhóm khảo cổ nhận định đây là khu thành bao bọc quanh kinh đô Sinhapura của Vương quốc Chăm Pa, được xây dựng thế kỷ thứ 4, 5.
Vào khoảng những năm 620, các vua Lâm Ấp đã cử nhiều sứ thần sang nhà Đường và xin được làm nước phiên thuộc của Trung Quốc. Các tài liệu Trung Quốc ghi nhận cái chết của vị vua cuối cùng của Lâm Ấp là vào khoảng năm 756 sau Công nguyên. Vào cuối thời kỳ này, sử sách Trung Quốc vẫn ghi Chăm Pa là Lâm Âp, tuy nhiên, những cái tên như vậy đã được người Chăm sử dụng muộn nhất là từ năm 629, và người Khmer đã dùng muộn nhất là từ năm 657.
câu 1: - Làm gốm : phức tạp vì phải phát hiện được đất sét, qua quá trình nhào nặn các loại hình dáng) thành các đồ đựng, rồi đem nung (nhiệt độ thích hợp) cho khô cứng.
- Làm công cụ đá : đơn giản hơn, chỉ cần ghè đẽo hoặc mài những tảng đá có hình thù sẵn.
câu 2 :
- Từ công cụ ghè đẽo và công cụ bằng đá mài (rìu, bôn)
- Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ
- Làm đồ gốm
họ dùng những công cụ tốt để làm việc
câu 3 : Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thủy :
+ Biết sử dụng đồ trang sức.
+ Hình thành một số phong tục, tập quán.
- Việc chôn công cụ sản xuất theo người chết chứng tỏ xã hội bắt đầu phân hóa giàu nghèo...
câu 4: Cuộc sống của người nguyên thủy ngày càng ổn định hơn. Dần dần đã xuất hiện những làng bản đông dân ở các vùng ven sông, đặc biệt là ven các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cả, sông Đồng Nai gồm nhiều gia đình thuộc nhiều thị tộc khác nhau. Cuộc sống định cư lâu dài đòi hỏi con người lúc đó phải cải tiến hơn nữa các công cụ sản xuất và đồ dùng hằng ngày.
Nhờ sự phát triển của nghề làm đồ gốm, người Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã phát minh ra thuật luyện kim.
Kim loại được dùng đầu tiên là đồng.
Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc và các di chỉ khác cùng thời trên khắp nước ta, người ta đã phát hiện được nhiều cục đồng, xỉ đồng, dây đồng, dùi đồng. Thuật luyện kim đã được phát minh.
câu 5: Theo các nhà khoa học, nước ta là một trong những quê hương của cây lúa hoang. Với nghề nông vốn có và với hàng loạt công cụ sản xuất được cải tiến, những người nguyên thủy sống định cư lâu dài ở vùng đồng bằng ven sông, ven biển. Họ đã trồng được nhiều loại cây, củ và đặc biệt là cây lúa. Việc phát hiện hàng loạt lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ ở các di chỉ Hoa Lộc, Phùng Nguyên... đã chứng tỏ điều đó. Người ta còn tìm thấy ở đây gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn. Nghề nông trồng lúa đã ra đời. Trên các vùng cư trú rộng lớn ở đồng bằng ven sông, ven biển, cây lúa nước dần dần trở thành cây lương thực chính của con người. Cây lúa cũng được trồng ở vùng thung lũng, ven suối.
Việc trồng các loại rau, đậu, bầu, bí... và việc chăn nuôi gia súc, đánh cá... cũng ngày càng phát triển. Cuộc sống của con người được ổn định hơn và vùng đồng bằng màu mỡ của các con sông lớn như sông Hồng, sông Mã, sông cà, sông Thu Bồn, sông cửu Long ... dần dần trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người ở đây.
câu 6: Những nét mới về tình hình kinh tế, xã hội của cư dân Lạc Việt :
- Kinh tế:
+ Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
+ Đồ đồng gần như thay thế đồ đá.
- Xã hội :
+ Sự phân công lao động hình thành + Sự xuất hiện làng, bản (chiềng, chạ) và bộ lạc.
+ Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
+ Bắt đầu có sự phân hóa giàu - nghèo.
Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hoá sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Giai cấp thống trị :
- Tầng lớp quý tộc: những Vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất
- Tầng lớp tăng lữ
Giai cấp bị trị:
- Nông dân công xã (bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất)
- Nô lệ
Xã hội cổ đại phương Đông có sự phân hoá sâu sắc thành giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.
Giai cấp thống trị :
- Tầng lớp quý tộc: những Vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc, quan lại, chủ ruộng đất
- Tầng lớp tăng lữ
Giai cấp bị trị:
- Nông dân công xã (bộ phận đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sản xuất)
- Nô lệ
Ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước vì: được nhân dân ủng hộ, chọn đúng nơi để xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng là vùng đất Dạ Trạch - Hưng Yên, biết chọn cách đánh du kích để lấy yếu thắng mạnh.
Câu 4.
Đời sống vật chất
- Nhà ở phổ biến là nhà sàn mái cong hình thuyền hay mái tròn hình mui thuyền, làm bằng gỗ, tre, nứa, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
- Làng, chạ gồm vài chục gia đình, sống quây quần ở ven đồi hoặc ở vùng đất cao ven sông, ven biển.
- Thức ăn chính hằng ngày là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá. Họ còn biết làm muối, làm mắm cá, dùng gừng để làm gia vị.
- Ngày thường, nam thì đống khố, mình trần, đi chân đất; còn nữ thì mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Mái tóc có nhiều kiểu: hoặc cắt ngắn, hoặc búi tó, hoặc tết đuôi sam.
- Ngày lễ, họ thích đeo các đồ trang sức như vòng tay, khuyên tai, hạt chuỗi. Phụ nữ mặc váy xoè kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
Đời sống tinh thần
- Người dân Văn Lang thường tổ chức lễ hội, vui chơi. Trong ngày hội, họ thường vang lên tiếng trống đồng để thể hiện điều mong muốn được " mưa thuận gió hòa", mùa màng tươi tốt, sinh đẻ nhiều, làm ăn yên ổn.
- Về tín ngưỡng, người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng, đất, nước.Người chết được chôn trong thạp, bình, trông mộ cây, mộ thuyền, kèm theo những dụng cụ và đồ trang sức quý giá.
Những nét chính trong đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục, lễ hội, tín ngưỡng :
- Ở : nhà sàn mái cong làm bằng tre, nứa, gỗ.
- Ăn : thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, thịt cá và các loại rau, củ, quả ; biết làm muối, mắm và dùng gừng làm gia vị.
- Mặc : nam đóng khố, mình trần ; nữ mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực...
- Phong tục : tình nghĩa anh, em, xóm làng ; lòng biết ơn tổ tiên.
- Lễ hội : nhiều lễ hội và các trò chơi...
- Tín ngưỡng : thờ cúng các lực lượng thiên nhiên như núi, sông, Mặt Trời, Mặt Trăng..
muộn rùi