Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bn có thẻ tham khảo ở đây nha : https://hoc24.vn/ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-tu-lay.1967/
I. Các loại từ láy
Câu 1:
- Giống nhau:
+ Cả ba từ láy đăm đăm, mếu máo, liêu xiêu đều có sự hòa phối về âm thanh.
+ Đều do hai tiếng tạo thành.
- Khác nhau:
+ Đăm đăm – láy hoàn toàn
+ Mếu máo – láy phụ âm (m) (láy bộ phận)
+ Liêu xiêu – láy vần (iêu) (láy bộ phận)
Câu 2: Tìm thêm các từ láy cùng loại với các từ trên rồi điền vào bảng sau:
Câu 3:
Các từ bật bật, thẳm thẳm sai về nguyên tắc cấu tạo từ láy toàn bộ. Từ láy toàn bộ có trường hợp láy lại nguyên dạng âm gốc như đăm đăm, song cần lưu ý các trường hợp do sự hoà phối âm thanh nên tiếng láy có biến đổi thanh điệu, phụ âm cuối, chẳng hạn: đo trong đo đỏ, xôm trong xôm xốp, bần trong bần bật, thăm trong thăm thẳm, ... Các từ này vẫn thuộc loại từ láy toàn bộ.
II. Nghĩa của từ láy
Câu 1:
Các từ này được tạo thành dựa trên nguyên tắc mô phỏng âm thanh (còn gọi là từ láy tượng thanh): ha hả như tiếng cười, oa oa giống như âm thanh tiếng khóc của em bé, tích tắcgiống như âm thanh quả lắc đồng hồ, gâu gâu giống như âm thanh của tiếng chó sủa.
Câu 2:
- Các từ thuộc nhóm (1) đều có khuôn vần i. Âm thanh của khuôn vần này gợi ra những cái nhỏ vụn, tương ứng với những sự vật, hiện tượng mà các từ lí nhí, li ti, ti hí,... biểu đạt.
- Các từ thuộc nhóm (2) có đặc điểm là:
+ Láy bộ phận phụ âm đầu, tiếng gốc đứng sau.
+ Các tiếng láy đều có chung vần âp, có thể hình dung mô hình cấu tạo loại từ này như sau: (x + âp) + xy; trong đó, x là phụ âm được láy lại, y là phần vần của tiếng gốc, âp là phần vần của tiếng láy.
+ Các từ thuộc nhóm này có chung đặc điểm ý nghĩa là: chỉ sự trạng thái chuyển động liên tục, hoặc sự thay đổi hình dạng của sự vật.
Câu 3:
- Đặt câu với mỗi từ.
+ Tấm vải này rất mềm mại.
+ Quả cà chua này có màu đo đỏ.
Các từ láy: mềm mại, đo đỏ so với nghĩa từ gốc của chúng đỏ, mền -> sắc thái của từ láy giảm nhẹ so với gốc đo đỏ và nhấn mạnh hơn mềm mại.
- Tham khảo nhé ,trên mạng còn nhiều kiểu khác nhau nữa bn cứ search lên sẽ có .
+ Mở bài:
– Giới thiệu qua về tác giả: Bà Huyện Thanh Quan là một trong những nữ thi sĩ ít ỏi trong văn học thơ ca cổ. Tên của bà là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thành Thăng Long.
– Giới thiệu về tác phẩm “Qua đèo ngang” là một bài thơ hay dịu dàng, trầm lắng. Nó để lại trong lòng mỗi chúng ta nhiều cảm xúc bâng khuâng khó tả trước cảnh hoàng hôn chiều tà nhiều ảm đạm.
+ Thân bài:
– Ngay từ câu đầu tiên của bài thơ hình ảnh hoàng hôn hiện lên thể hiện sự buồn man mắc, giọng thơ nhẹ nhàng trầm lắng như âm thanh của buổi chiều tà, khiến cho lòng người bỗng nhiên trùng xuống theo câu thơ của bà.
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”.
– Trong câu thơ này tác giả đã sử dụng ngôn ngữ rất điêu luyện tạo ra những vần điều làm cho câu thơ trở nên sinh động, đột phá không còn trầm buồn, du dương như câu thơ trước.
– Cảnh vật ở nơi đây cũng gợi nên sự hoang sợ đến hưu quạnh, cô liêu, khiến cho con người khi nhìn thấy chắc cũng chấp chứa nhiều tâm trạng
“Lom khom dưới núi tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.
– Hình ảnh “lom khom” chỉ dáng người nơi xa xa, tuy người đó chỉ nhỏ bé và xa xăm trong bức tranh thiên nhiên nhưng qua đây ta thấy được sức sống, bởi hình ảnh con người đang miệt mài lao động, tìm kế sinh nhai, đang hòa mình vài thiên nhiên khiến cho bài thơ có hồn hơn bao giờ hết.
– Hai từ “lác đác” chỉ sự đơn sơ, ít ỏi cảnh vật nơi bà Huyện Thanh Quan nghỉ chân thật bình yên hưu quạnh, từ lác đác hiện ra chỉ chỉ sự thưa thớt bóng người.
– Ngòi bút của bà thật tinh tế khi đã miêu tả chân thực chi tiết từng cảnh vật, qua câu thơ của bà người ta có thể dễ dàng tưởng tượng hình ảnh chiều hoàng hôn lúc đó như thế nào.
“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gai”.
– Điệp từ điệp ngữ được tác giả sử dụng thật tài tình “cuốc cuốc” “gia gia” tạo nên bản nhạc trữ tình sâu lắng trong lòng người thi sĩ.
– Tác giả đã khéo léo sử dụng cái biến động là tiếng chim để làm nổi bật lên cái bất động là cảnh vật vắng vẻ, hoang sơ của đèo Ngang.
– Hình ảnh tiếng chim cuốc cuốc kêu tác giả lại thấy như chim đang kêu cho chính mình bởi tâm trạng, nhớ nhà đau lòng vì đất nước đang canh cánh một nỗi niềm trong lòng người thi sĩ.
“Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta”.
– Trong hai câu thơ cuối của bài thơ tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương, nóng ruột.Tâm trạng buồn đau nhớ nhà trước sự mênh mang của đất trười, khiến cho tác giả càng cảm thấy mình thật nhỏ bé, cô đơn lạc lõng. “
– Một mảnh tình riêng ta với ta” từ ta được sử dụng lặp đi lắp lại hai lần nhưng nó càng thể hiện sự cô đơn của tác giả, chỉ có một mình đối diện với chính nổi buồn trong lòng mình, không có ai để cùng chia sẻ.
Tâm trạng nhớ quê nhà đã lên tới đỉnh điểm trở thành một mảnh tình riêng ăn sâu bán dễ trong lòng tác giả, khiến cho người đọc như muốn rưng rưng dòng lệ theo từng câu thơ.
+ Kết bài
– “Qua Đèo Ngang” là một tuyệt phẩm của bà Huyện Thanh Quan đã để lại cho nền thi ca Việt Nam.
– Phương pháp sử dụng nhiều điệp từ, điệp ngữ, đảo ngữ, từ láy khiến cho bài thơ như có nhạc trong ở trong thơ.
Được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài thơ “Qua đèo ngang” được mở đầu bằng hai câu đề:
“Bước tới đèo ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, đá chen hoa”
Chỉ hai câu thơ ngắn, tác giả đã nói được thời gian, địa điểm và cả quang cảnh nơi tác giả đang đặt chân đến. Cảnh vật được nhắc đến thật tự nhiên vì tác giả chỉ “bước đến” rồi tức cảnh sinh tình chứ không hề có ý làm thơ. Cái “bóng xế tà” gợi một nỗi cô đơn, buồn man mác, lại cũng có chút tiếc nuối về một ngày sắp qua đi ẩn chứa trong câu chữ. Ở đèo ngang, “cỏ cây chen lá, đá chen hoa”. Thiên nhiên, thực vật ở đây được nhân hóa “chen” nhau tạo cảm giác xô bồ, đông đúc mà sống động đến lạ. Cây cỏ, đến hòn đá cũng tràn đầy năng lượng. Sức sống mãnh liệt của chúng trong cảnh chiều tàn lại khiến cho tác giả mơ hồ có thật nhiều suy nghĩ.
Hai câu thực là khi tác giả đã ở trên cao, nhìn xuống phía dưới đèo Ngang, phóng xa tầm mắt và nhìn vạn vật dưới đèo. Không chỉ còn là cây cỏ, đá núi mà ở đây, tác giả còn thấy cả người, cả nhà. Tức là sự sống vẫn tồn tại nơi đây, không kém gì cây cỏ. Thấp thoáng bóng dáng con người đang chăm chỉ làm việc:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Tác giả sử dụng biện pháp đảo ngữ với những từ láy để thể hiện hai câu thơ này. Nhưng dường như, sự sống con người ở đây thật hiu hắt, chỉ “lom khom” làm việc, còn “lác đác” nhà ở. Cảnh vật thật ảm đạm, thê lương. Giữa cảnh vật hùng vĩ, con người thật nhỏ bé, dường như thiên nhiên đã “nuốt trọn” lấy con người.
Tiếp theo, hai câu luận là nỗi buồn được bộc lộ rõ nét qua những từ ngữ não lòng:
“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”
Vẫn sử dụng từ láy trong câu thơ, nhưng từ láy ở câu thơ này mang tính chất mạnh hơn, thể hiện tiếng lòng tha thiết của tác giả. Ở đây, tác giả còn sử dụng câu thơ điển tích xưa về vua mất nước đã hóa thành con cuốc, chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Nỗi đau mất mát quá lớn gợi sự thê lương, thảm thiết đến nao lòng. Còn “gia gia” là nỗi thương nhà, tiếng gọi từ chính con tim gọi về chốn chưa. Cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt, độc giả có thể cảm nhận được tấm lòng yêu nước, thương nhà của Bà Huyện Thanh Quan.
“Dừng chân đứng lại trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta”
Cảnh vật hùng vĩ trái ngược với trái tim nhỏ bé của tác giả. Tác giả muốn ôm trọn lấy cảnh vật không muốn rời. Cảnh vật, núi non, đất trời như níu chân thi sỹ không buông. Nhưng đứng trước nó, tác giả lại dâng lên sự cô đơn trong lòng. Khung cảnh càng lớn thì lòng lữ khách càng hiu quạnh. Nỗi lòng tác giả, ai thấu hiểu ? Hết thúc bài thơ như một tiếng thở dài nuối tiếc của tác giả.
Một cảnh tượng hùng vĩ, một tâm hồn bao la được tóm gọn trong bài thơ "Qua đèo ngang". Phải thật giàu cảm xúc, phải có một tấm lòng yêu nước da diết mới có thể viết lên được những câu chữ tuyệt vời như vậy. Và Bà Huyện Thanh Quan đã làm được điều đó.
Khi bạn thật sự biết mình là con người không hoàn hảo , như vậy có nghĩa là bạn đã hoàn hảo rồi đó , cái đáng sợ nhất là luôn muốn hoàn hảo cho chính mình , và từ đó nó là nguyên nhân bất toàn cho mỗi chúng ta . Như vậy người hoàn hảo là người luôn nhìn thấy cái bất hoàn hảo của chính mình , và từ đó bản thân lo chu toàn ; nhưng luôn biết rằng việc chu toàn này cũng sẽ là việc làm bất hoàn hảo vậy . Như vậy mới thật sự là hoàn hảo .
Đây là lối tư duy quán chiếu tâm thức ; mà Phật đã chỉ bày .
Phải xa lìa cái biết , tâm biết xa lìa cũng xa lìa luôn , cái xa lìa đó cũng phải xa lìa , khi không còn cái gì để xa lìa , như thế mới thật là đã xa lìa trong tâm thức .
Từ khi lọt lòng mẹ con người đã không thể đi và nói, thậm chí có người còn bị dị tật bẩm sinh. Các khả năng sống cơ bản dần hoàn thiện theo thời gian. Đến khi đi học, người thì giỏi toán, người thì giỏi văn, người thì giỏi nhạc, người thì giỏi vẽ… Mỗi người có gia đình, môi trường sống xung quanh và hưởng thụ sự giáo dục khác nhau, nhận thức của mỗi người về thế giới quan khác nhau. Từ đó hình thành nhân cách và tính cách khác nhau. Mỗi người có thể nói là sản phẩm rất đặc biệt của chính cuộc đời mình. Bạn là chính bạn và bạn sẽ không tìm được ai trên thế giới này giống bạn.
Trong suốt cuộc đời của mình, ai trong chúng ta cũng cố gắng phấn đấu để hoàn thiện mình và được hoàn hảo theo cách nghĩ của mình. Thế nhưng, con người không ai là hoàn hảo trong mọi hoàn cảnh, đó là lý do cho mỗi người phấn đấu hoàn thiện mình để trở nên tốt hơn. Ngay cả Đức Phật còn chưa hoàn hảo vì chưa hoàn thành trách nhiệm của mình với gia đình thì những người bình thường như chúng ta làm sao có thể hoàn hảo?
Trong mỗi người luôn tồn tại mặt tốt và mặt xấu đối lập nhau. Nếu mặt tốt lớn hơn mặt xấu thì người đó được cho là người tốt. Ngược lại, mặt xấu lớn hơn mặt tốt thì người đó là người xấu. Chúng ta đừng bao giờ đánh giá bản thân mình hoặc người nào đó chỉ toàn mặt tốt hoặc chỉ toàn là mặt xấu. Có thể trong giai đoạn này người đó là xấu nhưng sau thời gian phấn đấu thay đổi và hoàn thiện mình người đó đã trở thành người tốt.
Cá nhân tôi cho rằng đó là mặt tất yếu của cuộc sống. Chúng ta phải chấp nhận điều đó để có cái nhìn khách quan hơn về những người chúng ta tiếp xúc hàng ngày. Trong môi trường công sở ngày nay và môi trường sống xung quanh gia đình hàng ngày, việc chấp nhận những điểm tốt và xấu của nhau sẽ giúp chúng ta dễ dàng hòa nhập hơn với cộng đồng. Đặc biệt, môi trường công việc đang đòi hỏi phải làm việc theo từng nhóm (teamwork), việc hiểu biết mặt tốt xấu của nhau sẽ giúp chúng ta xây dựng nhóm của mình thành công hơn.
Cửa Lò ai cũng khoái
Biển lặng và trong xanh
Lươn nhiều, cua cũng lắm
Người dân rất hiền lành
Còn 2 điều độc đáo
Đàn ông thích Cửa Lò
Vì nó rất nhiều nước
Thêm nữa lại khá… to
Còn chị em khoái nó
Bởi một món khi sờ
Nó vừa tròn vừa cứng
Tên gọi là Cu… Đơ
Chưa đi chưa biết Cửa Lò / Đi rồi mới biết nó to thế này
Cửa Lò
càng nóng càng đông
Về đây tránh lửa
người không muốn rời
Nắng thiêu
ngỡ biển cũng sôi
Một làn gió mặn
đất trời đủ nghiêng
BÀI LÀM
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bủng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay: "Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
TRE VIỆT NAM
Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh.
...Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con.
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre.
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu.
Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh.
Nguyễn Duy
Cảm nhận của em khi đọc bài "Tre Việt Nam” của Nguyễn Duy.
BÀI LÀM
"Tre Việt Nam" là bài thơ kiệt tác của Nguyễn Duy được nhiều người yêu thích. Đây là một phần tiêu biểu của bài thơ ấy. Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát; trong đó câu lục đầu bài thơ được cắt thành hai dòng (2+4) và câu lục cuối bài được cắt thành ba dòng (2+2+2). Lời thơ mượt mà, có nhiều hình ảnhđẹp, giọng thơ du dương truyền cảm.
Ba dòng thơ đầu, nhà thơ ngạc nhiên hỏi về màu xanh của tre, liên tưởng đến "chuyện ngày xưa" - chuyện người anh hùng làng Gióng dùng gộc tre đánh đuổi giặc Ân. Qua đó, tác giả thể hiện rất hay sự gắn bó lâu đời giữa cây tre với đất nước và con người Việt Nam:
"Tre xanh,
Xanh tự bao giờ?
Chuyện ngày xưa... đã có bờ tre xanh".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho bao phẩm chất cao quý của con nguời Việt Nam, của dân tộc Việt Nam
Cây tre, lũy tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại, tinh thần đoàn kết dân tộc để vượt qua bão bùng, để làm nên lũy thành bền vững:
"Bão bủng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người."
Nguyễn Duy có nhiều cách sáng tạo hình ảnh về cây tre, măng tre để thể hiện tính ngay thẳng, tinh thần bất khuất của nhân dân ta:
"Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm”.
hay: "Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lự thường".
hay: "Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre".
Cây tre được nhân hóa, tượng trưng cho đức hi sinh, tình thương con bao la của người mẹ hiền:
"Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc, tre nhường cho con".
"Tre già măng mọc” là sự thật, là niềm tin về tuổi thơ, về thế hệ tương lai.
Ba chữ "xanh" trong câu cuối bài thơ cho thấy cách viết rất tài hoa của Nguyễn Duy khi ca ngợi vẻ đẹp của cây tre, ca ngợi cảnh sắc làng quê đất nước bển vững trong dòng chảy thời gian đến muôn đời mai sau:
"Mai sau,
Mai sau,
Mai sau,
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh".
Đọc bài thơ "Tre Việt Nam", ta yêu thêm cây tre, lũy tre, yêu thêm vẻ đẹp quê hương đất nước, ta thêm tự hào về bao phẩm chất cao quý của con ngườ: Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.
ca dao có câu:"công cha như núi thái sơn. nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.01 lòng thờ mẹ kính cha cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"bạn biết đấy câu ca dao trên đã nói cho chúng ta biết 01phần ít ỏi về người mẹ vô vàn kính yêu cua chúng ta.quả thật đúng như vậy phải ko bạn.trước khi chúng ta được sinh ra người người mẹ đã mang nặng chúng ta với rất nhiều niềm hy vọng,chờ đợi và mong ước những điều tốt dẹp!.khi ta sinh ra trên cõi đời lai 01 nữa người mẹ lại ôm ấp ta vào lòng cho ta uống những dòng sữa ngọt ngào,nuôi dưỡng ta mỗi ngày mỗi lớn và kể cho ta những câu truyện cổ tích để cho ta biết được nhân nghĩa ở đời.khi ta lơn lên người mẹ hơn lúc nào hết lại là người lo lắng cho chung ta,chăm sóc cho chúng ta những lúc trái gió trở trời.rồi mai này chúng ta lớn lên vòng ta của me,tấm lòng của mẹ lại vun đắp cho chúng ta sây dựng cho chúng ta ai cũng có vợ có chồng.các bạn ơi! tình nghĩa của mẹ mát lành và bao la phải ko bạn.như câu ca dao trên đã nói :tình nghĩa của mẹ ngọt ngào và mát lành, chúng ta được tắm,được gột rửa trong đó để cho mỗi chúng ta được thanh bạch hơn,được trong sáng hơn.dòng suối mát lành ấy đưa chúng ta đến những con suối ,dòng sông và ra biển cả của kiến thức bao la rộng lớn.bởi vậy mỗi chúng ta phải ghi nhớ công ơn sinh thành,công lao dưỡng dục như vậy mới chọn nghĩa làm con.chúc bạn khỏe mạnh và là 01 người con hiếu thảo.
Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý.
uk bn nhưng mk làm bài rồi,nhưng thui vẫn tick đúng cho bn
chúc bn hok tốt nhé
* Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa
* Các bc lm văn nghị luận
- Làm rõ điều cần chứng minh trong luận đề được nêu lên.
- Lần lượt đưa ra các dẫn chứng và lý lẽ để làm sáng tỏ điều cần chứng minh.
- Rút ra kết luận về phương hướng nỗ lực.
@IOI
- Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó.Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bàivăn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.
-
1. Phân loại.
a. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
Loại đề này thường là một câu danh ngôn, một nhận định, một đánh giá nào đó để yêu cầu người viết bàn luận và thể hiện tư tưởng, quan điểm của mình. b.Nghị luận về một hiện tượng đời sống: Loại đề này thường nêu lên một hiện tượng, một vấn đề có tính chất thời sự được dư luận trong nước cũng như cộng đồng quốc tế quan tâm.
2. Các bước làm bài nghị luận xã hội
2.1. Đối với loại đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
A. Mở bài:
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nguyên văn câu nói, câu danh ngôn...
B. Thân bài:
Ý 1: Giải thích rõ nội dung tư tưởng, đạo lí (giải thích các từ ngữ, khái niệm).
Ý 2: Phân tích các mặt đúng của tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 3: Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng đạo lí (dùng dẫn chứng trong lịch sử, văn học, cuộc sống để chứng minh).
Ý 4: Đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lí (ngợi ca, phê phán)
C. Kết bài: - Khái quát lại vấn đề NL.
- Rút ra bài học nhận thức, hành động cho bản thân, cho mọi người
2.2. Đối với loại đề nghị luận về một hiện tượng đời sống.
A. Mở bài:
Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.
B. Thân bài
- Ý 1: Nêu rõ hiện tượng.
- Ý 2: Phân tích các mặt đúng-sai, lợi hại (thực trạng của vấn đề cần bàn luận, chứng minh bằng các dẫn chứng)
- Ý 3: Chỉ ra nguyên nhân. - Ý 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến của bản thân về hiện tượng xã hội đó (đồng tình, không đồng tình, cần có biện pháp như thế nào).
C. Kết bài: - Khái quát lại một lần nữa vấn đề vừa bàn luận.
- Bài học rút ra cho bản thân.
Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nữ xuất sắc của dân tộc ta, được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm.Bài thơ Bánh trôi nước của bà đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc.Với ngôn ngữ bình dị,gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn,hàm súc,giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước-một món ăn bình dị,quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận,cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ.Họ thật đẹp"vừa trắng lại vừa tròn" nhưng số phận lại hẩm hiu,lận đận " bảy nổi ba chìm" và phải sống cuộc đời phụ thuộc,không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương . Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu,người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son,chung thủy của mìn"Mà em vẫn giữ tấm lòng son".Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy.Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm,trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hươngg đối với người phụ nữ thời bấy giờ.Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận,cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ.Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng ,công bằng,văn minh.
thanh sờ kiu bạn nhiều!!!!!!!!!!