Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Viết về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ của dân tộc, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã đưa vào bài thơ của mình một hình ảnh vô cùng độc đáo mà không kém phần mới lạ, đó chính là những chiếc xe không kính. Bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính đã dựng lên được hình ảnh cao đẹp của những người lính lái xe thông qua hình ảnh của những chiếc xe không kính.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã nói một cách đầy hài hước về những chiếc xe không kính và nguyên nhân dẫn đến tình trạng không kính ấy:“Không có không phải xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”
Những chiếc xe tải chuyên dùng để vận chuyển quân lương, thuốc thang, hàng tiếp viện cho miền Nam đã từng là những chiếc xe lành lặn và đầy đủ những phụ kiện tối thiểu. Nhưng do bom đạn mà quân giặc thả xuống nhằm chặn đứt con đường chi viện mà chiếc xe bị tàn phá nặng nề. Không chỉ méo mó về hình dạng mà những chiếc kính xe cũng bị vỡ. Đối lập với tình trạng của chiếc xe, những người lính lái xe vẫn hiên ngang làm nhiệm vụ với tinh thần ung dung, tự tại cùng đôi mắt vô cùng kiên định “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.
Tham khảo:
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm "Bài thơ về tiểu đội xe không kính", đoạn trích đã khắc họa rõ nét những cảm giác khi điều khiển chiếc xe không kính của những người chiến sĩ. Trước hết, vì xe không có kính chắn gió nên gió cứ lùa thẳng vào buồng lái. Nó làm cho người lái xe có cảm giác mắt trở nên khó chịu " gió vào xoa mắt đắng". Nhưng người lính lái xe đâu có thấy đau và nhàm chán. Người chiến sĩ thấy giữa mình và con đường không còn sự cách ngăn. Con đường vì miền Nam phía trước chạy thẳng vào tim. Dường như không gì có thể ngăn cách được tất cả tình yêu của người lính với Tổ Quốc. Con đường đến với niềm Nam máu thịt như hiện ra trước mắt người lính. Ngoài ra, thiên nhiên rộng lớn ở bên ngoài cũng trở nên rõ nét với người lính. Họ thấy cả ánh sao hay thấy cả những con chim ngoài trời. Tâm hồn của người lính phải lãng mạn biết bao mới có được những cảm nhận tinh tế như vậy.
Phép thế: Những từ gạch chân
Trong bom đạn chiến tranh hình ảnh những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Thiếu đi những phương tiện vật chất tối thiểu không làm khuất phục được ý chí chiến đấu lại khiến người lính lái xe bộc lộ được những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh tinh tế lớn lao của họ đặc biệt là lòng dũng cảm, vượt qua mọi khó khăn. Họ chính là chủ nhân của những chiếc xe không kính nên khi miêu tả, tác giả đã khắc họa những ấn tượng sinh động khi đang ngồi trên những chiếc xe không kính trong tư thế “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” qua khung cửa xe đã bị bom đạn làm mất kính. Những câu thơ tả thực tới từng điểm diễn tả cảm giác về tốc độ của những chiếc xe đang lao nhanh ra đường:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Những hình ảnh thực như gió, con đường, sao trời, cánh chim vừa thực vừa thơ, lại cái thi vị nảy sinh trên những con đường bom rơi đạn nổ. Dù trải qua hiện thực chiến tranh khốc liệt những người lính vẫn hướng về phía trước, xem thường mọi hiểm nguy với tinh thần thể hiện cái hiên ngang, trẻ trung của tuổi trẻ.
Ba khổ thơ đầu gợi lên hình ảnh những chiếc xe không kính, và hình ảnh người lính lái xe trên trong tư thế hiên ngang, lạc quan, coi thường nguy hiểm tiến về phía trước.
- Hình ảnh tàu xe thường được mĩ lệ hóa đưa vào sáng tác nhưng những hình ảnh này càng tăng gấp bội sự dữ dội của cuộc chiến đấu. Bom đạn chiến tranh làm chúng trần trụi hơn, biến dạng hơn. Những hình ảnh có hồn thơ hay nhạy cảm với nét ngang tàng và tinh nghịch, thích cái lạ như Phạm Tiến Duật mới nhận ra được vào thành hình tượng độc đáo của thời chiến tranh chống Mỹ.
Hình ảnh những chiếc xe không kính là một sáng tạo độc đáo của Phạm Tiến Duật bởi xưa nay hình ảnh tàu xe đi vào thơ ca đều được lãng mạn hóa, mỹ lệ hóa nhưng Phạm Tiến Duật lại không ngần ngại đưa vào thơ của mình hình ảnh trần trụi, thực tế “những chiếc xe không kính”.
Hình ảnh những chiếc xe không kính là nhân chứng hùng hồn, chân thực cho hiện thực chiến tranh khốc liệt lúc bấy giờ.
Với tâm hồn lãng mạn, nhạy cảm cùng với nét tinh nghịch, ngang tàng hình tượng những chiếc xe không kính xuất hiện trong thơ như để thử thách con người, cũng như để khẳng định chất thép, tinh thần dũng cảm, lạc quan coi thường hiểm nguy của những người lính lái xe Trường Sơn.
Đoạn thơ này mang đến cho người đọc một cảm nhận mạnh mẽ về sự căng thẳng và nguy hiểm trong một tình huống chiến tranh. Từ ngữ và hình ảnh được sử dụng tạo nên một bầu không khí đầy áp lực và lo lắng.
Đầu tiên, đoạn thơ mô tả về việc không có kính trên xe, tạo ra một tình huống nguy hiểm khi bom giật và bom rung làm vỡ kính. Tuy nhiên, người lái xe vẫn phải ung dung ngồi trong buồng lái, nhìn thẳng và đối mặt với tất cả những gì xảy ra xung quanh.
Hình ảnh gió xoa mắt đắng và con đường chạy thẳng vào tim tạo ra một cảm giác mạnh mẽ về sự khắc nghiệt và đau đớn của cuộc sống trong chiến tranh. Người đọc có thể cảm nhận được sự tương phản giữa vẻ đẹp của sao trời và cánh chim và sự tàn phá, đột ngột của chiến tranh.
Tổng thể, đoạn thơ này tạo nên một cảm giác sâu sắc về sự hy sinh và sự kiên cường trong môi trường chiến tranh. Nó thể hiện sự tương phản giữa vẻ đẹp và tàn phá, sự bất ngờ và sự kiên nhẫn.
Những câu thơ trên trích trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.
- Bài thơ được sáng tác năm 1969 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt trên tuyến đường chiến lược.
- Bài thơ đạt giải nhất cuộc thi báo Văn nghệ 1969 và được đưa vào tập “Vầng trăng quầng lửa” của tác giả.
Bn tham khảo nhé =33
https://hoc24.vn/cau-hoi/doc-doan-tho-sau-va-tra-loi-cau-hoikhong-co-kinh-khong-phai-vi-xe-khong-co-kinhbom-giat-bom-rung-kinh-vo-di-roiung-dung-buong-lai-ta-ngoinhin-dat-nh.1528150628406
1. Nội dung chính: Tái hiện hình ảnh những chiếc xe đi ra từ trong bom rơi và vẻ đẹp của những người lính lái xe cùng tinh thần yêu nước.
2. Biện pháp tu từ:
- Điệp từ "không" kết hợp với phép liệt kê: không có kính, không có đèn, không có mui gợi ra hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh.
- Phép đối: Đối lập với những cái không có, cái thiếu thốn của hoàn cảnh, phương tiện chiến đấu là một cái có của tình yêu nước và lí tưởng chiến đấu.
- "Trái tim" vừa là ẩn dụ vừa là hoán dụ chỉ tình yêu nước, là ý chí, quyết tâm chiến đấu vì miền Nam của những người lính lái xe.
Phạm Tiến Duật là cây bút xuất hiện trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Thơ anh chủ yếu viết về những chiến sĩ, những cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Là người trong cuộc nhà thơ rất hiểu cuộc sống chiến đấu, đời sống tâm hồn của họ. Nguyên là một thành viên của đoàn 559, Phạm Tiến Duật đặc biệt quan tâm đến những người lái xe trên tuyến đường Trường Sơn khốc liệt. Phạm Tiến Duật đã thể hiện được tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn nguy hiểm, niềm vui sôi nổi tươi trẻ và ý chí chiến đấu vì miền Nam của họ. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là bài thơ khá tiêu biểu cho chủ đề ấy của anh.
Tứ thơ được hình thành từ một hình tượng, một chi tiết độc đáo: những chiếc xe không kính chắn gió vẫn băng băng trên đường ra trận:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.
Vâng ! Lời thơ của Phạm Tiến Duật hết sức tự nhiên chẳng khác gì lời nói bình thường hàng ngày. Cái gian khổ nguy hiểm: bom giật làm vỡ kính xe được anh kể lại một cách tự nhiên như không. Đó là chuyện quá bình thường đối với người lính lái xe trong thời chiến. Ngay khổ thơ mở đầu nhà thơ đã phác họa trước mắt người đọc tư thế hiên ngang của họ. Điệp từ “nhìn" được nhấn mạnh ba lần trong một câu kết hợp với cách ngắt nhịp hai - hai - hai: “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” đã diễn tả được cái tư thế hiên ngang ấy. Mặc dù bom đạn trên đầu, mặc dù mặt đường sạt lở cây cối ngổn ngang, phải qua bao dốc cao, vực thẳm họ vẫn giữ nguyên tư thế ung dung, hiên ngang, như chẳng có việc gì xảy ra.
Từ Vâng đó bạn ạ...Đó là tình thái từ