Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quýt hồng là cây ăn quả đặc sản của huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp. Đây là giống được trồng tại Lai Vung cách nay trên 40 năm từ một hộ nông dân của xã Long Hậu, do có những đặc điểm nổi trội hơn những loại cây khác nên được duy trì, nhân rộng đến nay.
Được biết, hiện cả khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long chỉ có huyện Lai Vung mới có diện tích trồng quýt hồng nhiều và chỉ quýt hồng trồng tại đây mới có màu sắc đẹp và hương vị đậm đà hơn những nơi khác.
Tuy nhiên, theo KS. Huỳnh Văn Tồn, tại huyện Lai Vung không phải tất cả các xã đều trồng được quýt hồng mà chỉ có 4 xã Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước và một phần của xã Vĩnh Thới là trồng được loại cây này.. Hiện nay, toàn huyện Lai Vung có khoảng 1.200 ha trồng quýt, trong đó 70% diện tích quýt đang cho trái với năng suất bình quân 30 tấn/ha. Thị trường tiêu thụ quýt hồng Lai Vung rộng khắp cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, nhưng tập trung nhiều nhất là ở các chợ vùng châu thổ sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai...
Nhờ cây quýt hồng mà nhiều hộ ở huyện Lai Vung có khoản thu nhập ổn định, kinh tế gia đình vươn lên khá - giàu. Những năm gần đây, huyện Lai Vung đã được tỉnh Đồng Tháp chọn 217 nhà vườn, canh tác hơn 100 ha trồng quýt hồng an toàn, kiểu mẫu để xây dựng thương hiệu “Quýt hồng Lai Vung” đạt chuẩn trái cây sạch, an toàn.
Không chỉ nổi tiếng về chất lượng, màu sắc, giá trị sử dụng mà quýt hồng Lai Vung còn có giá trị và hiệu quả kinh tế rất lớn (sản lượng hiện nay khoảng 40.000 tấn/năm tương đương 300 tỷ đồng), là cây ăn quả chủ lực của huyện Lai Vung, hiện nay các nhà vườn đang áp dụng các biện pháp kỹ thuật như IPM, GAP để sản xuất ra hàng hoá chất lượng cao phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời cũng là nguồn thu nhập quan trọng của các nhà vườn trong huyện.
Với lợi thế của cây quýt hồng là chín tập trung vào dịp Tết nguyên đán, chất lượng ngon nên tiềm năng về thị trường của quýt hồng còn rất lớn; theo chiến lược phát triển thị trường cho quýt hồng trong thời gian tới là tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng thành thương hiệu mạnh, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm quýt hồng đặc sản.
Nhờ xác định được những tiềm năng, lợi thế của cây Quýt hồng trong việc phát triển kinh tế (Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ lần thứ IV nhiệm kỳ 2005 – 2010 đề ra chỉ tiêu đến năm 2010 diện tích Quýt hồng toàn huyện đạt 1.200 ha và đến năm 2015 đạt 1.500 ha); Tỉnh Đồng Tháp đặt ra kế hoạch sản xuất cây quýt hồng trong thời gian tới bằng việc tập trung cải tạo những vườn cây ăn trái không hiệu quả sang trồng cây quýt hồng đồng thời mở rộng thêm diện tích ở những khu vực có điều kiện phát triển được tập trung ở 4 xã Long Hậu, Tân Thành, Tân Phước và Vĩnh Thới .
Hiện tại, các nhà vườn trồng quýt hồng trên địa bàn huyện Lai Vung đã thành lập được hai tổ liên kết sản xuất quýt hồng an toàn theo hướng Việt GAP (Thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn Việt Nam) với tổng diện tích thực hiện khoảng 20 ha. Mô hình sản xuất này mở ra hướng sản xuất hàng hóa bền vững, bảo đảm quy trình kỹ thuật trong trồng trọt và bảo vệ môi trường, hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật, cung cấp cho thị trường những sản phẩm chất lượng bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.
Lãnh đạo ngành Nông nghiệp huyện Lai Vung chia sẻ: Quýt hồng đã mang lại thu nhập cao cho nhiều gia đình và giải quyết việc làm cho một bộ phận không nhỏ lao động nhàn rỗi ở địa phương. Kể từ khi được Cục SHTT (Bộ KH&CN) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chứng nhận và nhờ phát triển theo hướng VietGap, quýt hồng bán rất chạy, mang lại giá trị kinh tế cao.
Đặc biệt, một trong những đóng góp rất quan trọng đối với cơ quan nghiên cứu và phát triển đó là sẽ hình thành được một mạng lưới chuyên gia hoạt động để hỗ trợ, phổ biến và hướng dẫn các địa phương trong việc thực hiện các chính sách về phát triển nhãn hiệu, nâng cao vai trò của sở hữu trí tuệ trên thị trường các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam.
Tham khảo:
Khu danh thắng Bửu Long được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích danh thắng cấp quốc gia theo Quyết định số 208/VH-QĐ ngày 13 tháng 3 năm 1990. Danh thắng Bửu Long nằm ở hướng Tây Bắc thành phố Biên Hòa bên tả ngạn sông Đồng Nai, cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 2 km. Trên tỉnh lộ 24 đi Trị An, thuộc phường Bửu Long, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Danh thắng Bửu Long rộng hơn 84 ha. Độ cao trung bình 100 mét so với mặt biển. Theo các nhà khoa học thì núi Bửu Long có cách nay khoảng từ 100 - 150 triệu năm, do tác động của mưa gió nên bị bào mòn tạo thành dáng hình đẹp. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức miêu tả núi Bửu Phong phía Tây Nam ngó xuống Đại Giang, hộ vệ phía sau núi Long Ẩn, suối Bàu Tẩm Nhuận, dẫn tưới ruộng nương. Trên núi có chùa Bửu Phong, phía tả có đá long đầu đứng sừng sững, phía hữu có đá thiền sàng la liệt, khói mây man mác, cây cối sum suê. Vân nhân nghiêng Bầu vinh giai tiết, mỹ nữ nối gót đến hành hương, thật là đệ nhất thắng cảnh của trấn thành vậy”. Danh thắng Bửu Long với cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, hài hòa với những công trình kiến trúc tôn giáo mang dấu ấn của nhiều thời đại.
Khu danh thắng Bửu Long có hai cụm chính: cụm núi Bình Điện và Long sơn thạch động. Trên ngọn núi Bình Điện có chùa Bửu Phong được khai sơn rất sớm với lối kiến trúc chạm trỗ hoa văn tinh tế, độc đáo là một tuyệt tác hoàn hảo đậm nét dân tộc. Từ dưới chân núi lên đến chùa phải qua 99 bậc tam cấp. Cảnh trí chùa tĩnh mịch, xung quanh chùa có nhiều cây cổ thụ với nhiều tảng đá thiên tạo kỳ thú làm tăng thêm vẻ uy nghiêm nơi thiền lâm. Cho đến nay, vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi lại chính xác năm chùa xây dựng. Căn cứ vào hàng chữ Hán khắc trên hai cột ở gian giữa giảng đường thì chùa được xây dựng từ năm Bính Thìn niên ” phía trước đề 1616, nhưng năm 1616 không tương ứng với Bính Thìn niên” âm lịch. Di tích cổ tự đã trải qua nhiều đợt trùng tu. Kiến trúc hiện tồn được xác định là năm Kỷ Sửu (1829) được khắc trên cột đá Tiền Điện do tham tướng Nguyễn Văn Hiệp và hương bảo Nguyễn Văn Tâm phụng cúng. Có lẽ đây là lần trùng tu thứ hai, lần trùng tu đầu tiên theo Biên Hòa sử lược của Lương Văn Lựu thì năm 1679, một nhóm dân binh Trung Quốc thuộc hạ Tổng lãnh binh Trần Thượng Xuyên nhà Minh Chống Thanh triều đến chùa tị nạn đã xây cất lại bằng gạch ngói và thỉnh đại sư Hoàng Long đường thượng hiệu Thành Chí đến trụ trì và tôn làm tổ khai sơn. Chùa Bửu Phong được xem là một trong ba ngôi chùa cổ nhất ở Đồng Nai cùng với chùa Đại Giác và Chùa Long Thiền.
Cụm thứ hai là long Sơn thạch động (chùa Hang) tọa lạc trên núi Long Ẩn là một hang đá tự nhiên ẩn sâu vào lòng một tảng đá khổng lồ. Miệng hang rộng và nhỏ dần vào trong trông như một hàm ếch, trên vách có nhiều nhủ đá hình hài kỳ lạ rủ xuống thật là kỳ ảo. Trên núi Long Ẩn có nhiều kiến trúc tín ngưỡng: chùa, am của các hệ phái Phật giáo, làm phong phú các lễ hội hành hương.
Ngoài hai cụm Bình Điền và Long Sơn danh thắng Bửu Long còn có khu hồ Long Ẩn rất đẹp. Đây là hồ nước do nhân dân trong vùng khai thác đá tạo thành. Hồ rộng gần 20.000m2 nước trong xanh với những cụm đá còn lại tạo nên những hòn đảo giữa hồ nước. Từ những hòn đảo này con người đã tạo dáng thêm làm cho chúng thành những cảnh đẹp ẩn, hiện giữa sóng nhấp nhô, giữa những con đường ngoằn ngoèo quanh khu vực như một bức tranh.
Bên cạnh sự thơ mộng, hùng vĩ của núi cao, hồ rộng, chùa xưa … danh thắng Bửu Long còn thu hút đông đảo du khách bởi sự hiện hữu của khu văn miếu Trấn Biên vừa được khôi phục lại trên khuôn viên hai hecta với đầy đủ các hạng mục công trình: cổng Tam Quan, nhà bia, Khuê Văn Các, Nghiêu Trì, nhà Bái đường, nhà thư khố, văn vật khố, nhà đề danh, hội trường. Tương lai không xa danh thắng Bửu Long sẽ được đầu tư phát triển thành trung tâm văn hóa du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.
Bài tham khảo
Chùa Thần Quang tồn tại được 500 năm. Đến năm 1611, một trận đại hồng thủy đã cuốn trôi mất ngôi chùa. Sau trận đại hồng thủy, dân làng Keo phải di cư đi nơi khác và chia làm hai làng. Một làng di chuyển sang hữu ngạn sông Hồng (nay là xã Xuân Hồng, Xuân Thủy, Nam Định). Một làng di chuyển sang tả ngạn sông Hồng, nơi chùa Keo Thái Bình tọa lạc hiện nay.
Trải qua hơn 400 năm, từ ngày được xây dựng lại cho đến nay, chùa Keo Thái Bình gần như vẫn còn giữ được nguyên vẹn các công trình. Nhất là những công trình được tôn tạo thời Lê Trung Hưng như: Tam quan, chùa Phật, đền Thánh, gác chuông, hành lang... Điều đặc biệt của chùa Keo là sự bố trí sắp đặt các giàn tượng pháp: lớp trên tòa Tam thế là nơi đặt tượng Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai; lớp thứ hai có Phật Di Đà, Bồ Tát Quan Âm, Bồ Tát đại Thế Trí; lớp thứ ba có Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu; lớp thứ tư có Văn Thù, Phổ Hiền, La Hán. Đến chùa Keo chúng ta được tận mắt nhìn thấy những cổ vật có giá trị hàng trăm năm như: đôi chân đèn thời Mạc, đồ gốm thời Lê, thuyền rồng Long Đình, Phật Đình, nhang án thời Lê, tất cả đều được sơn son thếp vàng bóng nhoáng.
Không chỉ đặc sắc về mặt tượng pháp, hay những đồ cổ thâm niên hàng trăm năm mà chùa Keo còn đẹp và giá trị bởi kiến trúc của nó kỳ công vào bậc nhất so với các chùa nổi tiếng ở nước ta. Toàn bộ công trình được làm bằng gỗ lim. Dưới bàn tay điêu khắc tinh xảo của các nghệ nhân thời Hậu Lê, họ đã làm nên vẻ đẹp hết sức độc đáo của chùa Keo. Điểm nhấn trong 107 gian chùa còn lại là gác chuông. Gác chuông chùa Keo cao 11,04m, thiết kế ba tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ, gắn kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong, dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông ngày nay còn là biểu tượng du lịch của tỉnh Thái Bình.
Dân gian có câu: “Dù cho cha đánh mẹ treo/ Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm”. Mỗi năm ở chùa Keo diễn ra hai mùa lễ hội. Lễ hội mùa xuân được bắt đầu từ ngày mồng 4 tháng giêng. Sau những ngày Tết sum vầy bên gia đình, dân làng khắp nơi của tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận nô nức trẩy hội chùa Keo. Đến chùa Keo trong lễ hội mùa xuân du khách sẽ được xem lễ dâng hương tại đền Thánh, lễ rước kiệu... Và đặc biệt là du khách được đắm mình trong những trò chơi dân gian, những làn dân ca Bắc bộ...Một trong những độc đáo của chùa Keo khiến du khách không thể quên được đó là cách bài trí ngoại cảnh. Trong vườn chùa có rất nhiều cây xanh và hoa quý. Quần thể chùa soi bóng xuống ba mặt hồ hình chữ nhật ở phía trước và hai bên. Xung quanh hồ những cây cổ thụ lớn xum xuê xanh tốt quanh năm làm tăng thêm vẻ cổ kính, thâm nghiêm.
Lễ hội chùa Keo mùa thu được tổ chức vào các ngày 13, 14, 15 tháng chín âm lịch hằng năm. Đây là mùa lễ chính, nhằm tưởng nhớ Thiền sư Không Lộ, người sáng lập nên chùa Keo. Ngoài những trò chơi dân gian, lễ rước kiệu, cúng Thánh, nhân dân còn cung tiến hương, hoa, trà quả và tham gia cuộc thi diễn xướng với nhiều đề tài sinh động. Đến chùa Keo du khách còn được nghe kể về những truyền thuyết ly kỳ như: Tương truyền rằng từ khi đắc đạo, Thiền sư Không Lộ có khả năng bay trên không, đi trên mặt nước và thuần phục được rắn hổ mang. Truyền thuyết còn kể rằng trước khi viên tịch, ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, lấy áo đắp lên và khúc gỗ biến thành tượng. Thánh tượng này nay còn lưu giữ trong hậu cung quanh năm khóa kín cửa.
Với người dân xung quanh chùa Keo, họ đến với danh thắng này không chỉ ở lòng tự hào đối với một quần thể kiến trúc đẹp vào bậc nhất quốc gia, mà còn để báo công với đức Phật sau một năm làm việc cực nhọc, cầu mong những may mắn đến cho gia đình. Những em học sinh thường đến chùa Keo trong mùa thi cử để tìm chốn yên tĩnh học bài, cầu mong cho mình được thi cử đậu đạt. Vì vậy, quanh năm chùa Keo luôn nhộn nhịp du khách thăm viếng. Chùa keo đã được xếp vào một trong 10 di tích cổ nhất Việt Nam. Nếu có dịp về đồng bằng Bắc bộ, du khách không nên bỏ qua danh thắng có một không hai này.
Chùa Thần Quang hay còn gọi là chùa Keo, thuộc địa phận huyện Vũ Thư tỉnh Thái Bình được xây dựng từ năm 1067 vào thời nhà Lý. Chùa Keo là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, người làng Keo rất tự hào với ngôi chùa vừa cổ kính, vừa nguy nga của làng mình
Từ thành phố Nam Định, qua phà Tân Đệ, rẽ phải, theo đê sông Hồng, đi khoảng 10 km là đến chùa. Nằm ở chân đê sông Hồng giữa vùng đồng bằng không một bóng núi non, chùa Keo với gác chuông như một hoa sen vươn lên giữa biển lúa xanh rờn được vun bón bởi phù sa sông Hồng do nước sông Trà Lĩnh bồi đắp.
Chùa Keo là một công trình kiến trúc quy mô, phức hợp nhiều khối kiến trúc đa dạng nhất trong tất cả các kiến trúc Phật giáo ở Đồng bằng Bắc bộ. Chùa không chỉ là một bức tranh sinh động cho lịch sử văn hóa nước ta trong 4 thế kỷ, từ thế kỷ 17 đến 20, mà còn là nơi gặp gỡ giữa kiến trúc Trung Hoa và kiến trúc Việt Nam.
Chùa xây dựng trên một vùng đất rộng 100.000 mét vuông, dài từ chân đê đến con ngòi của thôn Bồng Tiên, gồm nhiều cụm kiến trúc xếp theo một trục dài cao thấp khác nhau.
Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25 m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt. Nếu đôi cánh cửa ở chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì đôi cánh cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Lê.
Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh.
Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng.
Chùa ngoài thờ Phật, còn thờ Không Lộ - Lý Quốc Sư. Toàn bộ công trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà Hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.
Sau khu thờ Phật là khu thờ thánh. Tại hội chùa Keo, sau khi đã có những nghi lễ như mọi hội chùa khác, thì diễn ra trò chơi kéo nứa lấy lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để mang cúng Thánh. Phía ngoài có một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã từng dùng giã gạo nuôi thợ xây chùa từ xưa.
Đáng kể và tiêu biểu nhất ở đây là kiến trúc tòa gác chuông chùa Keo. Gác chuông chùa Keo là một kiến trúc đẹp, cao 11,04 m, có 3 tầng mái,kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Gác chuông được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn. Ở tầng một có treo một khánh đá cao 1,20 m. Tầng hai có quả chuông đồng lớn đúc năm 1686 cao 1,30 m, đường kính 1 m. Hai quả chuông nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao 0,62 m, đường kính 0,69 m đều được đúc năm 1796.
Hai hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác chuông, bao quanh toàn bộ chùa.
Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành.
Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc.
Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng.
Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng 9 Âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm 100 ngày Thiền sư Không Lộ (1016-1094), người sáng lập ngôi chùa, qua đời (ngày 3 tháng 6 Âm lịch).
Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động.
Có câu ca dao về hội chùa Keo:
Dù cho cha đánh mẹ treo,
Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm.
Một tà áo dài trắng lướt qua đủ làm ai ngẩn ngơ. Một ánh mắt nhìn đủ làm má ai ửng đỏ... Tình yêu tuổi học trò đẹp, thơ ngây luôn làm xao xuyến các vần thơ và là đề tài tốn không ít giấy mực của những cô cậu học trò, các bậc phụ huynh và thầy cô giáo. Đặc biệt trong thời buổi công nghệ giao lưu phát triển như ngày nay, mọi rào cản, khoảng cách đang trở nên gần lại. Thế nên có nhiều ý kiến trái ngược nhau về tình yêu của một thời trang vở ép bài thơ - tình yêu tuổi học trò!
Nghĩ đến tình yêu tuổi học trò, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những ảnh hưởng xấu của nó, đặc biệt là những bậc sinh thành, dạy dỗ chúng ta nên người. Đã có không biết bao nhiêu cô cậu học trò bị bố mẹ cấm không được nảy sinh tình yêu với các bạn khác giới. Đã có không biết bao nhiêu teen phải ngồi nhà nghe thuyết giáo khi cha mẹ phát hiện con mình có những biểu hiện bất thường trong quan hệ bạn bè. Đặc biệt còn có những teen thê thảm hơn khi bị bố mẹ kiểm soát cả việc kết bạn, đi chơi, đi học. Nhưng các bậc cha mẹ làm như vậy không phải là vô lí.
Bất cứ vị phụ huynh nào cũng có thể nhận ra nguyên nhân của những lần teen nhà mình đang học lại tự tủm tỉm cười một mình. Bất cứ bậc sinh thành nào cũng có thể cáu giận khi nhận bài điểm kém của con em với lời phê gay gắt của thầy cô về việc học hành sa sút mà nguyên nhân đơn giản là tối qua con đi chơi chưa kịp học bài. Và còn cáu gắt hơn khi thanh toán tờ hóa đơn điện thoại với một số máy xuất hiện dày chi chít.
Tệ hơn nữa còn có những teen nông nổi, bồng bột bỏ nhà ra đi vì lí do chẳng giống ai: “Con đi vì bạn ấy là lí tưởng sống của đời con. Bố mẹ không hiểu con!”. Mới nghe có vẻ nực cười nhưng chuyện này lại có thật từ chính người đã có hành động đó kể lại- bạn T trường THPT YV. Sau này, nghĩ lại chính bạn ấy cũng buồn cười và xấu hổ. Không biết khi nghe chuyện này, teen nhà ta có ai giật mình không?
Chưa hết, trong thời buổi mọi khoảng cách trở nên gần gũi như ngày nay. Một cái nắm tay, vài ánh nhìn để ý trong giờ học, thư tay chuyền bàn đã trở nên xưa như trái đất. Các teen nhà ta bây giờ yêu là phải khoác vai, ôm eo, hôn nhau trong lớp học. Cảnh tượng phản cảm đó xảy ra không hiếm. Chỉ khố những người có ý thức ngứa mắt phải nhìn; chỉ thương các thầy cô khó chịu không muốn nói.
Không những thế, đã yêu đương nên nhiều teen lại muốn lãng mạng như phim Hàn Quốc; hết khóc hết mếu lại hoà thuận, khắng khít. Kết quả là cả chàng và nàng đều học hành sa sút.
Tóm lại, nếu kể về tác hại mà yêu đương tuổi học trò gây ra thì còn dài dài.
Tích cực
Vấn đề nào cũng có nhiều mặt. Tiêu cực có, tích cực cũng có. Một số teen nhà ta vì yêu mà học hành khá hẳn lên. Hỏi lí do mới biết: vì không muốn kém so với người yêu. Không những vậy, khi yêu nếu các bạn biết giúp đỡ nhau học tập để cả hai cùng tiến bộ thì thật tốt!
Khi có một người tri âm tri kỉ, thấu hiểu mình, luôn chia sẻ với bạn những niềm vui, đặc biệt là nỗi buồn, bạn sẽ thấy thoải mái hơn; và đôi khi người ấy lại đưa ra những lời khuyên bổ ích để động viên, an ủi bạn. Có một tình yêu tuổi học trò như vậy thật đẹp và ý nghĩa! Vì vậy việc mà teen chúng mình nên làm không phải là cố kìm nén tình cảm hoặc dễ dãi với tình cảm ấy mà nên biết tập suy nghĩ chín chắn và có ý thức để những tình cảm tuổi học trò trở nên tốt đẹp và mang lại nhiều lợi ích!
Tình yêu tuổi học trò, nên hay không?
Câu hỏi này phải để teen mình tự trả lời rồi! Nên hay không tuỳ thuộc cả vào teen thôi!
I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"
1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;
2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.
3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.
Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.
Đáp án
Viết bài văn thuyết minh. Yêu cầu: biết dùng từ, đặt câu, viết văn lưu loát. Về cơ bản, phải nêu được các nội dung sau:
a. Mở bài (0.5đ)
- Giới thiệu loài hoa: tết đến xuân về, một loài hoa không thể thiếu trong không gian trang trí của gia đình - nhất là gia đình ở miền Bắc, góp phần tô điểm hương sắc ngày tết mùa xuân chính là hoa đào.
b. Thân bài (9đ)
- Nguồn gốc và các loại hoa đào (3đ):
+ Có nguồn gốc từ Trung Quốc và được đưa vào Ba Tư cũng như khu vực Địa Trung Hải theo con đường tơ lụa vào khoảng thời gian ban đầu của lịch sử nhân loại, có lẽ vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN).
+ Đào có 3 loại: đào phai (hoa đơn, màu hồng nhạt), đào bạch phát nhiều tán (loại đào này hiếm, ít người có) và cành sum xuê, đào bích (hoa kép, to, cánh dày, màu hoa đỏ tươi). Đào bích là loại đào đẹp, được nhiều người ưa thích nhất.
- Cấu tạo hoa đào (1.5đ):
+ Đào là một loài cây sớm rụng lá thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm. Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa.
- Đặc tính sinh trưởng (1.5đ):
+ Cây đào ưa thích ánh nắng và chịu rét, chịu hạn, sợ úng. Thích hợp với đất pha cát và thoát nước tốt, không chịu kiềm, không thích hợp với đất dính. Nhiệt độ sinh trưởng thích hợp là 18°C-25°C.
- Cách trồng đào (1đ):
+ Phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ hay gép nêm đoạn cành trên cây đào ăn quả. Ghép cây nên tiến hành vào tháng 7 - 9.
+ Gieo hạt.
- Cách chăm sóc (1đ) :
+ Vào trung tuần tháng 11 âm lịch, tiến hành tuốt bỏ toàn bộ lá đào trên cây để cây tập trung dinh dưỡng làm nụ, đảm bảo nụ hoa ra nhiều, đều, mập, hoa to, cánh dày, màu đẹp.
+ Tạo tán, tạo thế
- Giá trị và ý nghĩa của hoa đào trong đời sống: tượng trưng cho mùa xuân ở miền Bắc, cho sự sinh sôi nảy nở, cầu sức khỏe và xua đuổi bách quỷ mang đến bình an, gợi nhắc tình nghĩa thủy chung. (1đ)
c. Kết bài (0.5đ)
Khẳng định giá trị của hoa đào. Cảm nghĩ, tình cảm của em về loài hoa đó (yêu quý, trân trọng...)
Ngày cuối tuần, luôn là khoảng thời gian thoải mái nhất, bởi bạn được nghỉ ngơi thư giãn sau một tuần dài học tập, làm việc căng thẳng, còn điều gì tuyệt vời hơn khi được cùng gia đình, bạn bè thân thiết đến những khu vui chơi xả hết mọi mệt mỏi, lại có thể gia tăng tình cảm của mọi người với nhau. Hãy cùng mk tìm hiểu về Thiên Đường Bảo Sơn đã và đang là tâm điểm của những ngày nghỉ cuối tuần tại Hà Nội nhé!
Tọa tại Km8, Đại Lộ Thăng Long, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, các bạn chỉ cần tìm đường đến Trung Tâm hội nghị Quốc gia, dọc theo Đại lộ Thăng Long, đi tiếp 6km là có thể tới một cách dễ dàng, không lo bị lạc đường nhé. Ngay cổng vào có chỗ gửi xe rộng rãi, nhưng hơi đắt một tí, các bạn có thể gửi xe bên ngoài để giảm chi phí, mà vẫn an toàn không lo bị mất xe.
Tại đây gồm tất cả 8 địa điểm chuyên biệt: Thiên đường văn hóa, sinh thái, trò chơi, nghệ thuật, ẩm thực, công nghệ, hội thảo, và dưới nước. Trong đó thiên đường sinh thái là nơi được ưa chuộng nhất.
Thiên đường sinh thái được chia nhỏ thành vườn thú quý hiếm, thế giới đại dương và khu sinh thái. Nơi được các em yêu thích nhất có lẽ là vườn thú quý hiếm và thế giới đại dương. Vườn thú quý hiếm nuôi dưỡng các loài thú hoang dã đến từ Nam Phi và Bắc Mỹ như hươu cao cổ, hổ trắng, báo Chita.. các loài chim quý đến từ Nam Mỹ như vẹt đỏ cánh xanh rất đẹp… và các loài bò sát đến từ các vùng nhiệt đới. Trên đường đi, các Mẹ nhớ mua cho các bé ít thức ăn vặt như đậu phộng để các bé được tự tay cho các bạn động vật ăn nhé. Thế giới đại dương được yêu thích bởi thủy cung với hàng nghìn các loài cá lớn bé đẹp lạ đến từ đại dương và vùng nước mặn nước ngọt trên thế giới. Các bé sẽ được thỏa sức ngắm nhìn các loài cá bỏi lội, ngay trước mắt, như có cảm giác chúng đang bơi quanh mình, chơi đùa với mình, bản thân được đắm chìm vào đại dương, thật thú vị phải không?
Sau khi chơi trò chơi và tham quan đã mệt, thì các món ngon quả thực là nguồn cung cấp sức mạnh hữu ích nhất. Bạn có thể dùng món trong nhà hàng Cung Đình với các món ăn châu Âu, châu Á lạ miệng, nhưng hơi đắt một chút, hay những món ăn dân dã đậm chất ba miền rẻ hơn ở khu chợ quê.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo giá vé trọn gói 170.000 gồm có tham quan công viên, vườn thú, xiếc cá heo, và thủy cung tuyệt đẹp. Chủ nhật, mở cửa từ 8h, vườn thú đóng cửa lúc 18h, thủy cung là 18h30, khu vui chơi nước là 19h30. Các bạn nên sắp xếp thời gian để có thể đi chơi vui vẻ và không bị siết thời gian nhé.