Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vào dây bạn nhé
http://www.kenhvan.com/phan-h-bai-tho-vao-nha-nguc-quang-dong-cam-tac-cua-phan-boi-chau/
Phan Bội Châu là một nhà yêu nước , nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong 25 năm đầu thế kỉ XX . Phan Bội Châu cũng là một nhà văn , nhà thơ lớn , có sự nghiệp sáng tác khá đồ sộ . Các tác phẩm của ông bao gồm rất nhiều thể loại , đều thể hiện lòng yêu nước , thương dân tha thiết , khát vọng độc lập tự do và ý chí chiến đấu kiên cường , bền bỉ .
" Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác " là một bài thơ chữ Nôm nằm trong tác phẩm Ngục Trung Thư viết bằng chữ Hán sáng tác năm 1914 , khi Phan Bội Châu bị bắt giam .
Bài thơ được viết theo thể Thất ngôn bát cú Đường luật . Được chia làm bốn phần : đề , thực , luận , kết .
Hai câu đã thể hiện ngay khẩu khí của bậc anh hùng :
" Vẫn là hào kiệt , vẫn phong lưu ,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù . "
Nhân vật trữ tình đã hiện ra với 1 phong thái đường hoàng , tự tin đến mức ngang tàng , ngạo mạn . Giọng đùa vui , làm tan đi cảm giác của ngườig tù , chỉ thấy một tư thế kiêu ngạo , xem thường nguy hiểm . " Hào kiệt " là người có tài năng , chí khí hơn người bình thường . " Phong lưu " là dáng vẻ lịch sự , trang nhã , biểu lộ một phong thái ung dung , thanh thản . Họ rơi vào cảnh tù ngục mà như người chủ động nghỉ chân ở nơi đất khách xa lạ , trên trặng đường bôn ba sóng gió .
" Đã khách không nhà trong bốn biển ,
Lại người có tội giữa năm châu . "
Hai câu thực đã nói lên cảnh ngộ của một chiến sĩ cách mạng trong cảnh nước mất nhà tan . Phan Bội Châu đã tự nghiệm về thân thế của chính bản thân ông . Một cuộc đời đày sóng gió . Phan Bội Châu từng phiêu bạt khắp nơi . Trên hành trình lưu lạc ấy , ông đã phải trải qua biết bao đắng cay cực khổ vì muốn tìm đường cứu nước , vì yêu nước thương dân mà người chiến sĩ bị xem như một tù nhân bị truy nã khắp nơi . Phiêu bạt giữa nơi đất khách quê xa lạ .
" Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế ,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù . "
" Bủa tay ôm chặt " , " mở miệng cười tan " đã nói lên một tư thế hào hùng , một quyết tâm sắt đá , không có gì lay chuyển được . Sẵn sàng xả thân vì một lý tưởng cách mạng cao cả , cứu nước giúp đời . Nghệ thuật đối làm cho giọng thơ thêm đĩnh đạc , hào hùng với lối nói khoa trương , hào sảng , thể hiện khẩu khí của bậc anh hùng hào kiệt , một lòng theo đuổi sự nghiệp cứu nước, cứu đời , ngạo nghễ cười trước mọi thủ đoạn tàn bạo của kẻ thù . Đó là sự kết tinh cao độ , cảm xúc lãng mạng , hào hùng . Hình ảnh kì vĩ với các động từ gợi tả " ôm chặt , cười tan " đã dựng lên một người anh hùng hào kiệt trong cảnh tù đầy nguy hiểm nhưng vẫn lạc quan , bất khuất .
Bản lĩnh và tư thế khác người của bậc anh hùng yêu nước đã được khẳng định dứt khoát trong hai câu thơ :
" Thân ấy vẫn còn , còn sự nghiệp ,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu . "
Hai câu kết đã khẳng định một niềm tin mạnh mẽ , biểu lộ khí phách hiên ngang , ý chí sắt đá . Tin tưởng vào bản thân : còn sống là còn chiến đấu đến cùng cho lí tưởng vì sự nghiệp chính nghĩa , không sợ bất cứ nguy hiểm nào . Điệp từ " còn " làm tăng thêm sắc thái mạnh mẽ , dứt khoát , tăng ý khẳng định cho lời thơ như một lời thề sắt đá không thay đổi .
Bài thơ toát lên một tinh thần bất khuất , một tư thế vững vàng của bậc trượng phu trong cơn sóng gió . Truyền thống yêu nước , thương dân của dân tộc đang tiếp tục mạch chảy trong tâm huyết của chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu .
Bằng giọng điệu hào hùng có sức lôi cuốn mạnh mẽ , " Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác " đã thể hiện những phẩm chất cao đẹp , phong thái ung dung , đường hoàng và khí phách kiên cường của người chiến sĩ vĩ đại giàu lòng yêu thương dân , hiên ngang , bất khuất , lạc quan vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt của nhà chí sĩ cách mạng yêu nước Phan Bội Châu .
Thiên nhiên tạo hóa đã ưu ái ban tặng cho con người nhiều loại trái cây thơm ngon. Biết bao loại cây, mỗi loại lại có một dáng vẻ, một công dụng khác nhau. Chuối là một loài cây đã vô cùng quen thuộc, gần gũi với làng quê. Đi khắp đất nước Việt Nam, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những cây chuối, bụi chuối xanh tốt vươn lên từ bờ ao, bờ sông.
Chuối là loại cây có quả được ăn rộng rãi nhất. Nguồn gốc của cây chuối là từ vùng nhiệt đới ở Đông Nam Á và Úc. Ngày nay, nó đã được trồng khắp vùng nhiệt đới. Chuối có mặt ở ít nhất 107 quốc gia. Quả của những cây chuối dại có nhiều hột lớn và cứng. Nhưng hầu hết loại chuối để ăn đều thiếu hột vì đã được thuần hóa lâu đời.
Chuối thường được trồng nhiều ở nông thôn và miền núi. Vì là loài ưa nước nên nó thường mọc ở bên bờ sông, bờ suối. Thân chuối thẳng, nhẵn bóng như cái cột nhà. Thân chuối do nhiều bẹ chuối ôm lấy nhau tạo thành. Bẹ ở ngoài thường có màu đậm hơn, bẹ nằm chính giữa thì có màu trắng. Thân chính này là một thân giả của chuối. Nõn chuối màu xanh non, có hình dạng giống cuốn thư thời xưa. Cây chuối có rất nhiều tàu lá, lá chuối to như tấm phản, gân lá to chạy dọc phiến lá. Lúc lá chuối còn tươi thì có màu xanh nhạt, lúc già thì rũ xuống thân cây, chuyển thành màu nâu. Hoa chuối lúc mới ra thì hướng thẳng lên trời, sau quay sang ngang rồi đâm xuống đất. Sau khi hoa chuối già, bẹ ở ngoài rụng hết thì bắt đầu phát triển thành quả. Một buồng chuối có nhiều nải chuối, thường là 10 nải. Những buồng chuối có khi dài từ đỉnh xuống tận gốc, trĩu nặng cả thân cây. Quả chuối màu xanh lúc còn non, khi chín chuyển thành vàng, trông như vầng trăng lưỡi liềm.
Chuối có rất nhiều công dụng, hầu như bộ phận nào của cây cũng không cần bỏ đi. Quả chuối chín thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa chuộng. Ăn chuối còn có tác dụng làm đẹp cho da. Quả chuối xanh ăn kèm với thịt luộc và thường được nấu kèm với cá, ốc, trai..., vừa khử tanh vừa làm cho món ăn thêm đa dạng. Lá chuối tươi dùng để gói quà, gói bánh. Lá chuối khô có thể làm chất đốt hoặc dây buộc. Củ chuối, hoa chuối thì nấu canh hoặc làm món nộm, salad. Thân chuối xái nhỏ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hạt chuối có thể làm một vị thuốc tốt trong Đông y. Chuối có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng của người Việt. Vào ngày Tết, trên mâm ngũ quả của mỗi gia đình không thể thiếu một nải chuối để cúng tổ tiên. Chuối vốn dĩ chỉ trồng để ăn quả nhưng hiện nay nó còn được dùng để trang trí trong nhà. Tàu lá rộng, xanh mướt của chuối tạo cảnh quan đẹp mắt, mang lại cảm giác tươi mới, êm đềm, tin cậy tượng trưng cho tình yêu của mẹ thiên nhiên. Những năm tháng chiến tranh đói ăn, đói mặt, chuối là nguồn thực phẩm dồi dào đã cứu sống không biết bao nhiêu mạng người.
Chuối cũng khá phong phú, đa dạng về chủng loại. Một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ta quả dài như lưỡi liềm, chuối tây quả tròn và ngắn hơn, chuối hột, chuối mật, chuối trứng cuốc. Chuối ngự quả ngắn nhưng ruột vàng và có vị rất thơm ngon. Khi xưa, chuối ngự là món ăn hoàng gia, chỉ có vua chúa mới được thưởng thức. Chuối ngự chính lá đặc sản của cùng Hòa Hậu, Lí Nhân, Hà Nam
Cây chuối mọc thành từng bụi và được trồng bằng cách tách rời thân non đem trồng thành bụi mới. Ta nên trồng chuối ở nơi gần nguồn nước như ao, hồ để tiện tưới tắm. Chuối là loại cây dễ trông và phát triển khá nhanh nên không cần tốn công chăm sóc.
Nguyễn Trãi đã từng làm bốn câu thơ về cây chuối, gọi là “Ba tiêu” :
“Tự bén hơi xuân, tốt lại thêm
Đầy buồng lạ, mầu thâu đêm
Tình thư một bức phong còn kín,
Gió nơi đâu gượng mở xem”
Trải qua bao nhiêu năm nữa, chuối vẫn sẽ có một ý nghĩa đặc biệt trong đời sống vật chất cũng như tinh thần của người dân Việt Nam.
Nguồn : Thuyết minh về cây chuối lớp 9 hay nhất - Dàn ý, văn mẫu cây chuối tiêu, tây
Câu hỏi 1. Nên hiểu nhan đề bài thơ như thế nào ? Hãy viết một câu văn có bốn chữ đầu là “Khi con tu hú” để tóm tắt nội dung bài thơ. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ như vậy?
- Nhan đề bài thơ “Khi con tu hú” như là điểm gợi, là nguyên nhân để nhà thơ bộc lộ tâm trạng cùa mình. Tiếng chim tu hú báo hiệu mùa hè, gợi trong lòng nhà thơ - người tù cách mạng một sự liên tường đến cuộc sống sôi động, phóng khoáng bên ngoài. Nhà thơ khát khao muốn thoát khỏi tình trạng bị giam cầm, ngột ngạt của mình.
- Có thế tóm tăt nội dung bài thơ bát đáu băng bốn chừ “Khi con tu hú” như sau: Khi con ru hú gọi bay báo hiệu mùa hè đến, nhà thơ - người tù cách mang càm thấy ngột ngạt vì bị giam cầm và khao khát được tự do.
- Tiêng tu hú gợi cho nhà thơ liên tương đên mùa hè tràn trề nhựa sống, rộn rã àm thanh, rực rở sắc màu, ngot ngào hương vi. Tiếng tu hú kêu như là một tín hièu cùa mùa hè đã tác động tới tâm hốn trẻ trung, nhạy cảm, yêu đời, yêu tự do cua ngươi chiên sĩ cộng sản trẻ tuổi.
Câu hỏi 2. Nhận xét về cảnh mùa hè được miêu tả trong 6 câu thơ đầu. Những chi tiết nào khiên em có nhận xét đó?
6 câu thơ lục bát mở đầu bài thơ là một mùa hè tươi đẹp, dào dạt sức sống, khung cảnh đất trời cao lộng.
Nhiều hình ảnh tiêu biểu, chọn lọc : tiêng ve ran, lúa chín vàng trên cánh đồng, bầu trời cao rộng với nhừng cánh diều bay liệng và trái cây trong vườn thơm ngọt...
Câu hỏi 3. Phân tích tâm trạng người tù - chiến sĩ dược thể hiện ở 4 câu thơ cuối. Mở đầu và kết thúc bài thơ đều có tiếng tu hú kêu, nhưng tâm trạng của người tù khi nghe tiếng tu hú ở đoạn thơ dấu và đoạn thơ cuối rất khác nhau, vì sao?
- Trái với cánh mùa hò bèn ngoài là cánh ngột ngạt, chật hẹp bổn trong nhà tù. Người tù câm thấy đau khổ, bức bôi và khát khao mành liệt muôn thoát ra cái cánh tù ngục tăm tói, trở về với cuộc sống tự do. Nhịp thơ 6/ 2 của câu 8 và nhịp thơ 3/ 3 của câu 9 cùng với những từ ngữ mạnh mẽ như đập tan phòng;, chết uất và những từ cám thán như ôi, thôi, làm sao đã diễn ta một cách chân thực tâm trạng ấy của người tù - chiến sĩ.
- Tiếng tu hú kêu ở đoạn thơ đầu và đoạn thơ cuối đều là tiếng gọi tha thiết của tự do. Nhưng tâm trạng của người từ khi nghe tiếng tu hú kêu ở hai lần rất khác nhau. Tiếng tu hú kêu mở đầu bài thư đã gợi ra cảnh tượng trời đất bao la, tưng bừng của sự sống lúc vào hè khiến cho tâm trạng của người tù phấn chấn muốn hướng ra cuộc sổng tự do ngoài dời; tiếng tu hú kêu ở câu kết làm cho người tù cam thây bức bối, đau khổ vì phái bị giam cầm.
Câu hỏi 4. Theo em, cái hay của bài thơ được thể hiện nổi bật ở những điểm nào?
- Tiếng chim tu hú là một chi tiết nghệ thuật độc đáo. Tiếng chim tu hú khơi nguồn cảm xúc của tác giả. Nghe tiếng chim tu hú, người tù - chiến sĩ cảm thấy bức xúc, ngột ngạt vì mất tự do, náo nức hướng ra cuộc sống bên ngoài nhà tù, khát vọng muôn trơ về với cuộc sống tự do, với hoạt động cách mạng. Tiếng chim tu hú được tác giả sử dụng như là một biện pháp hoán dụ (tiếng chim - cuộc sống bên ngoài nhà tù), là điểm tựa để tác giả liên tưởng với cuộc sống tự do.
- Bài thơ gồm có hai đoạn kết hợp với nhau làm thành một chính thể thống nhất. Đoạn đầu tả cánh và đoạn sau tả tình. Cảnh trời đất vào hè quen thuộc, tươi đẹp, có hồn và đầy ấn tượng. Tinh của nhà thơ sôi nổi, da diết và sâu sắc.
- Thể thơ lục bát uyên chuyển, mềm mại và linh hoạt, giọng điệu thơ tự nhiên, cảm xúc nhất quán.
Giải thích nhan đề " Khi con tu hú"
- Là vế phụ trong một câu trọn ý, gợi cảm xúc toàn bài.
- Là tín hiệu của mùa hè.
- Tác động mạnh mẽ đến tâm hồn người tù cách mạng, làm thức tỉnh cảnh đẹp nhưng cũng làm tăng thêm sự bức bối.
Người nghệ sĩ chân chính là người phản ánh đời sống, cảm xúc, tạo ra quy luật của cái đẹp và nhằm hướng tới cái đẹp. Một trong số người nghệ sĩ ấy là nhà thơ Tố Hữu. Anh đưa bài thơ của mình đạt đến cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống ra bên ngoài. Và "Khi con tu hú" chính là một trong những bài thơ đó.
Nổi bật ở đoạn thơ:
"Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!"
Chỉ vỏn vẹn bốn câu thơ, tác giả ngay tắp lự có thể diễn đạt những tâm tình và cảm xúc của chính mình vào bài. Câu thơ đầu tiên đã nói về âm thanh của người, dường như đó là những tiếng kêu háo hức với mùa hè, với sự nôn nao của nhà thơ. Thế nhưng, tại sao "mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!"?. À, thì ra đó là sự phẫn uất, nỗi niềm được thoát ra chính căn phòng đang lồng giam mình. Tác giả khi này cảm thấy mình mất đi sự tự do một cách chán nản, ghét bỏ những bức tưởng. Người đưa từ ẩn dụ "nghe" đến "đạp" cho ta thấy hành động nối tiếp với nhau, chỉ đến dòng cảm xúc trong lòng mình. Chưa dừng lại ở đó, nhà thơ thấy vô cùng ngột ngạt, ngạt bởi không khí tù túng của những bức tưởng tỏa ra. Người muốn uất hận, người khó chịu tưởng chừng như muốn đi đến bờ vực bên kia. Một loạt dấu chấm than được sử dụng càng thể hiện rõ ràng hơn tình cảm mong cầu sự tự do của tác giả. Vì sao Người lại mong cầu sự tự do đến mình thấy chán ghét, muốn chết uất?. Đó là bởi một hình ảnh tự do đang chảy trong ánh mắt của tác giả, cái con chim tu hú ngoài trời đang thoải mái hưởng lấy bầu trời bao la rộng lớn ấy lại là điều mà một người đang bị cầm tù nhìn thấy. Không ai trong hoàn cảnh ấy nghĩ được điều gì hơn, thế mà người nghệ sĩ này lại có thể đặt ngay cảm xúc của mình vào sáng tác một bài thơ đầy những tâm tình nhưng lại chẳng kém phần sâu sắc ý nghĩa. Hơn hết, điều làm cho đoạn thơ thành công còn ở lời, giọng thơ đầy tính than trách đầy giá trị biểu cảm. Hình ảnh trái nghĩa - chú chim tu hú tự do và tác giả đang bị cầm tù làm cho bài thơ gợi rõ nghệ thuật gợi hình đặc sắc vô cùng.
Khép lại, bài thơ là cả một bầu trời thể hiện nỗi mong muốn của tác giả về sự tự do. Người muốn được dành lấy, người lại se sợi chỉ một màu trong hoàn cảnh của mình vào cái đặc sắc của đời thành nên một bài thơ chói lọi rất hay và ý nghĩa.
✿TLam☕☘