Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo:
Ngày đầu tiên khai trường, đó là cái ngày mà chắc hẳn không ai trong chúng ta có thể quên được. Cái ngày ấy đã đánh dấu sự kiện mỗi chúng ta bước vào con đường học tập.
Đó là cái ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên. Hôm ấy, trời thu se se lạnh, mây bồng bềnh trôi, đó cũng là biểu hiện của một ngày khai trường đang đến, một năm học mới bắt đầu. Tôi nao nao trong lòng những tưởng tượng ngây thơ với tâm trạng một đứa trẻ sắp đối diện với một sự kiện quan trọng.
Thực ra lúc đó còn bé, chưa cảm nhận được mấy về ngày khai trường và cũng chẳng biết đó là ngày gì, nhưng thấy sự quan tâm, bận rộn của người lớn phần nào tôi cũng đã nhận ra có cái gì đó quan trọng.
Hôm nay bà sẽ là người đưa tôi đến trường, bố mẹ tôi công tác xa nên không thể đưa tôi đi được, nhưng nghe bà tôi nói bố mẹ tôi cũng háo hức cái ngày này lắm. Vùng quê tôi không phải ở thành thị, cũng chẳng phải một nơi nào giàu có, đó là một vùng sông nước mang đầy nét thôn quê và sự dân dã.
Trước mặt tôi là một cái cổng trường to lớn. Xung quanh đó là hàng trăm các bạn học sinh khác cùng với biết bao tâm trạng, suy nghĩ. Tôi để ý thấy từng nét mặt lo lắng trên mặt các bạn trong đó có cả mấy đứa thường đi thả diều với tôi, cùng với sự chu đáo của người lớn giống như bà tôi vậy.
Điều đó càng làm tôi hiểu thêm về tầm quan trọng của ngày này, nhưng cũng chính vì đó mà khiến tôi càng thêm bận tâm. Chợt có tiếng khóc òa sau lưng tôi, tôi liền chạy lại úp mặt vào bà và cũng nghẹn ngào khó tả.
Nước mắt tôi đã dưng dưng đến tận cổ họng. Nhưng nhớ tới những lời mà bố mẹ tôi vẫn hay nựng nịu cùng với sự dỗ dành của bà. Tôi lại can đảm lau nhẹ nước mắt và mồ hôi, đứng thẳng người.Cùng lúc đó, có một cô giáo đi lại phía tôi. Tôi ngơ ngác nhìn thì cô nhẹ nhàng cất tiếng nói: “Bà cho cháu vào lớp đi. Đó là lớp của cháu”.
Giọng nói ấm ấm, thanh thanh mà ngọt ngào của cô đã khiến tôi nhớ đến mẹ. Tôi không còn cảm giác sợ hãi nữa. Cô nhẹ nhàng nắm tay tôi dắt vào lớp, tôi đi theo sau cô và cảm nhận mùi thơm từ tà áo dài của cô.
Với tôi, nếu không có ngày khai trường đầu tiên đi học chữ; lần đầu tiên nghe tiếng trống trường và đứng dưới lá cờ tổ quốc hát quốc ca ấy… tôi sẽ có gì sâu sắc với mái trường và tuổi thơ nhỉ? Những kỷ niệm đẹp đẽ trong ngày khai trường đầu tiên ấy đã góp phần bồi đắp nên tâm hồn thơ của tôi.
Bài văn mẫu:
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng, còn có tình phụ tử sâu nặng. Công cha không kém phần so với nghĩa mẹ. Người cha giống như một điểm tựa vững chắc của mỗi đứa con, với em cũng vậy.
Cha của em là một người cha tuyệt vời. Làn da của cha rám nắng bởi hàng ngày phải làm việc nhiều dưới ánh nắng mặt trời. Mọi người thường nói em rất giống cha ở khuôn mặt nhỏ nhắn, vầng trán cao, đôi mắt đen láy và hiền từ. Giọng nói của cha trầm và nụ cười ấm áp khiến em luôn cảm thấy hạnh phúc khi được gần bên cha. Đôi bàn tay của cha thô ráp, em biết đó là những dấu vết của thời gian, của bao vất vả cha đã hi sinh để lo lắng cho chúng em một cuộc sống đủ đầy hơn.
Công việc của cha là một lái xe chở hàng. Đó là một công việc vất vả, hay phải xe nhà. Bởi vậy mà khi có ngày nghỉ, cha lại dành thời gian ở bên gia đình. Cha luôn lo lắng và rất thương hai mẹ con em. Cha luôn dặn em phải chăm chỉ học hành, không được làm mẹ buồn và lo lắng. Mỗi lần đi xa về, cha đều tặng em những món quà nhỏ từ những miền đất nơi cha đã từng đi qua. Em rất thích thú khi được nghe cha kể về quê hương đất nước Việt Nam vô cùng tươi đẹp và rộng lớn. Câu chuyện mà cha kể giúp em có động lực để cố gắng hơn trong cuộc sống.
Thỉnh thoảng, cha được nghỉ phép dài ngày. Lúc đó, cha sẽ đưa cả gia đình đi chơi. Em cảm thấy rất hạnh phúc khi được ở bên cạnh cha mẹ. Không chỉ vậy, cha cũng dạy em rất nhiều điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Cha của em giống như người thầy với những lời khuyên bổ ích, người cho em động lực và niềm tin để vượt qua mọi giây phút buồn vui.
Đối với em, cha không chỉ là một người cha, mà còn là một người thầy. Em luôn dành cho cha sự kính trọng, yêu mến. Cha mãi là điểm tựa của hai mẹ con em.
Bài viết tham khảo: Tấm gương vượt khó
Cái tên Nguyễn Thị Hiền - tấm gương nghèo vượt, khó đã quá quen thuộc đối với tập thể lớp 9A chúng tôi. Một cô bạn hồn nhiên, trong sáng, niềm nở với bạn bè và đặc biệt là học giỏi nữa. Nụ cười hạnh phúc của Hiền khi nhận được giải cao trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh do quỹ khuyến học tổ chức khiến chúng tôi cũng vui lây và còn biết bao bằng khen nữa. Nhưng ai có thể ngờ được đằng sau thành tích ấy, sau nét mặt rạng rỡ kia là cả một tâm hồn bị tổn thương, tổn thương với mọi mặt và là quá trình nỗ lực vươn lên khiến tôi không khỏi xúc động và cảm phục trước cô bạn nhỏ bé nhưng giàu ý chí và nghị lực kia.
Khác với bạn bè, ngay từ những năm tháng đầu đời, Hiền đã thiếu đi sự quan tâm chăm sóc của người cha. Bạn lớn lên nhờ đôi bàn tay chăm sóc của mẹ và ông bà ngoại. Ba mẹ Hiền đã sống li thân khi Hiền còn quá nhỏ. Mẹ lại ốm yếu hay phát bệnh vào mỗi buổi chiều nắng gắt. Căn bệnh quái ác mà người ta gọi là bệnh tâm thần đeo đẳng mẹ khiến cô bé có cha có mẹ nhưng đâu có được cái quyền vui chơi, được nô đùa, được sống trong vòng tay yêu thương của cha mẹ. Một tâm hồn nhỏ bé đang từng ngày rạn nứt.Những tưởng với ngần ấy gian nan, tâm hồn nhỏ bé kia sẽ không còn đủ niềm tin để bước vào đời. Nhưng thật bất ngờ Hiền đã vượt qua. Thiếu đi tình cảm của cha, sự mặc cảm về nỗi đau của mẹ, Hiền dồn hết niềm khát khao vào tri thức mong muốn tìm trong sách vở một sự sẻ chia. Nhìn vào Hiền tôi bỗng thấy rằng: cuộc đời nhiều lúc quá gian nan nhưng cuộc đời vẫn rất công bằng. Vượt lên trên số phận bằng lòng ham học hỏi, cô bạn nhỏ bé đã có được những thành công ban đầu chắp cánh cho những ước mơ để bay cao, bay xa hơn. Chín năm liền Hiền đều đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện, đặc biệt trong các kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh, bạn đều đạt giải cao.
Thật vậy, ý chí và nghị lực cùng với lòng say mê tri thức là bàn đạp vững chắc, là cánh cửa dẫn đến thành công dù bước khởi đầu còn gian nan, trắc trở. Câu chuyện của Hiền khiến tôi không khỏi xúc động và mong muốn được cảm thông, được chia sẻ với những gì mà Hiền đã và đang phải trải qua. Mong rằng con đường thành công sẽ mở rộng hơn, lớn hơn để đón chào những con người biết vượt khó, vượt khổ và vượt lên trên số phận. Hiền như một tấm gương sáng đáng để cho mỗi chúng ta, những người luôn được chăm sóc và yêu thương noi theo. Nghĩ về chuyện của Hiền, tôi lại nhớ đến câu nói của một nhà văn: Ở đời người này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.
Bài nói mẫu:
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Đó là những ca từ thật đẹp trong sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Giản đơn mà sâu sắc, nhẹ nhàng mà đi vào lòng người chính là cách mà người nhạc sĩ ấy gửi gắm đến bao người về quan niệm sống tốt đẹp. Đó là tạo nên cái ấm áp của tình người trong cuộc sống… Và chính bởi tình yêu thương đó đã thôi thúc những “thiên thần” giữa đời thường có những hoạt động từ thiện ấm áp.
Từ thiện chính là những việc làm tốt, việc làm thiện xuất phát từ trái tim mỗi người. Còn những hành động đẹp, giúp đỡ người khác mà không xuất phát từ tâm, có vụ lợi, toan tính thì sẽ không được coi là từ thiện, đó chỉ là sự “bố thí” mà thôi. Từ thiện là những hành động tự nguyện, không có ép buộc. Hoạt động này được thực thông qua việc quyên góp tiền bạc hoặc các vật phẩm có giá trị sử dụng cho những người có hoàn cảnh khó khăn. Bên cạnh đó, những hành động giúp đỡ, an ủi về mặt tinh thần cũng được coi là hình thức từ thiện đặc biệt. Những hành động đó dù không giúp giải quyết khó khăn về vật chất nhưng sẽ giúp cho tinh thần của người nhận trở nên ấm áp hơn và cảm nhận được tình người sâu sắc hơn. Việc làm từ thiện có thể là hành động xuất phát từ những cá nhân đơn lẻ hoặc từ một nhóm người, tập thể, một cộng đồng hoặc cũng có thể thông qua tổ chức nào đó. Dù là xuất phát từ đâu thì hành động này cũng đáng được trân trọng.
Không ai có thể định nghĩa chính xác được hai chữ “yêu thương”, chỉ biết rằng, đó là sự cảm nhận, cảm nhận từ trái tim, từ ánh mắt, từ những sự sẻ chia…tình yêu thương luôn có một sức mạnh vô hình và vô biên nhất, và là điều chia sẻ quý giá nhất, không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Tình yêu thương có thể khơi gợi, nuôi dưỡng và tiếp thêm sức mạnh tinh thần to lớn cho biết bao sự sáng tạo và những điều kỳ diệu của cuộc sống.
Những ngày cuối tháng 6, Facebook râm ran hình ảnh những cái rổ trọc lốc, nón lá lật ngửa được người dân ở quận 4 đặt trước cửa nhà. Giữa thành phố hoa lệ, ảnh hưởng của dịch bệnh đã khiến nhiều người chới với. Rất nhiều người ra đi vì Covid-19 nhưng lại không có người thân bên cạnh tiễn biệt, chứng kiến cảnh đó chị Giang Kim Cúc đã nghĩ rằng, tại sao mình không thay mặt cho gia đình các nạn nhân để đưa tiễn họ đoạn đường còn lại. Từ suy nghĩ ấy, dự án “Mai táng 0 đồng” được thành lập và đi vào hoạt động. Trong đội có 40 thành viên, trong đó có 9 thành viên là nữ. Trong những ngày này các thành viên trong đội đã xa nhà nhiều tháng không được về nhà với gia đình. Các thành viên coi nhau như ruột thịt chia sẻ với nhau từng câu chuyện, từng cảm xúc và từng lời động viên. Họ là những người phụ nữ kiên cường trong tháng ngày lịch sử của đất nước, họ cho đi mà không cần nhận lại điều gì. Những “bóng hồng” vẫn ngày đêm túc trực từng cuộc điện thoại, tự tay mai táng cho những người xa lạ và đưa họ về bên gia đình như một niềm an ủi cuối cùng. Có quá nhiều nước mắt và nỗi đau trong những ngày gian khó này. Nhưng, bù lại, tình người chưa bao giờ trỗi dậy mạnh mẽ đến thế. Những “thiên thần” bóng đêm, có thể chẳng ai biết họ là ai, từ đâu đến, đã xuất hiện trước mỗi phận người không may “nằm xuống” trong cơn cuồng phong của đại dịch.
Có lẽ khi giới hạn về sự yêu thương chạm mạnh đến trái tim của con người, nó khiến người ta có đủ niềm tin và nghị lực để làm nhiều điều sáng tạo nhất cho cộng đồng. Với mong muốn có thể giúp được người nghèo khó, bán vé số có thêm được bữa cơm ấm bụng, anh Hoàng Tuấn Anh, ngụ quận Tân Phú đã tận dụng những nguyên liệu có sẵn từ công ty để sáng chế ra chiếc máy phát gạo tự động. Trong mùa dịch này, rất nhiều người đã mất việc làm hoặc không thể tìm được việc làm duy trì nhu cầu sống cơ bản của mình đó là ăn, thì những máy ATM này có thể giúp người nghèo vượt qua được giai đoạn khó khăn này, trước mắt giúp họ duy trì sự sống. Cũng mong rằng những mạnh thường quân sẽ tiếp sức cho hành động ý nghĩa và nhân văn này để máy có thể thường xuyên tiếp gạo cho người nghèo. Anh chia sẻ “Nhìn những nụ cười, niềm vui của người dân khó khăn khi cầm từng bịch gạo bước ra khỏi cây ATM, nhìn những bao gạo liên tiếp được các mạnh thường quân mang đến, chúng tôi luôn tin tưởng một điều rằng, “dòng chảy” của những hạt gạo sẽ không bao giờ ngừng.”
Máu của ai cũng có màu đỏ, con người ai cũng đều có nhu cầu được hạnh phúc. Con người đều có mong muốn đó giống nhau nhưng chịu số phận khác nhau. Người sung sướng, người nghèo khổ. Người bất hạnh, người may mắn. Việc đi làm từ thiện là giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh. Đi từ thiện chính là giúp người, giúp họ vượt qua khó khăn, bệnh tật đau khổ. Làm cho tâm mình trở lên thanh thản, làm cho cuộc sống thêm vui vẻ. Làm từ thiện, cũng là làm cho chính bản thân mình.
Tuy vậy không phải ai cũng làm từ cái tâm của mình. Có những người làm từ thiện chỉ vì danh tiếng được lên báo vì sự nổi tiếng của bản thân mình chứ không phải thật sự muốn giúp đỡ. Tuy được gọi là làm việc tốt nhưng việc tốt lại sai cách, làm vì lợi ích riêng của bản thân. Có những bài báo nói về việc dở khóc dở cười của việc quyên góp chẳng hạn quyên góp quần áo như đi dạ tiệc hở hang cho người phụ trên vùng núi. Họ không nghĩ nơi họ muốn giúp đỡ cần gì chỉ biết quyên góp lấy lợi cho họ. Vì vậy việc từ thiện cần được tìm hiểu và tổ chức bài bản để đem lại lợi ích tốt nhất. Bên cạnh đó nhiều người còn vô cảm thờ ơ với những mảnh đời khó khăn xung quanh mình.
Từ thiện là hành động đẹp, mang một nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Nó thể hiện tình yêu thương, sự sẻ chia đối với mọi người. Hãy trân quý những tấm lòng cao cả, hãy hành động ngay từ bây giờ để giúp những hoàn cảnh éo le vượt lên nghịch cảnh, số phận để vươn tới những niềm hy vọng, xây dựng một xã hội nơi nơi ngập tràn lòng yêu thương, thấm đượm tình người.
Ngày hôm nay của bạn sẽ là một ngày như thế nào tùy thuộc vào bạn. Cũng giống như công việc của một nhà điêu khắc, bạn phải tự kiến tạo một ngày mới cho mình khi những tia nắng đầu tiên xuất hiện. Tất cả tùy thuộc vào cách nghĩ của bạn. Bạn sẽ chọn nghĩ gì cho ngày hôm nay? Bạn có chọn yêu thương và cho đi? Và bạn có muốn bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng yêu thương với một câu nói: Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi!
Bài viết tham khảo:
Ngày nay khi xã hội phát triển hơn thì nagỳ càng xuất hiện nhiều nhưungx tổ chức cá nhân chung tay giúp đỡ cộng đồng mang đến những giá trị thiết thực cho cộng đồng, xã hội. Các hoạt động thiện nguyện đã thực sự lan tỏa những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, hay mang mùa xuân ấm áp đến với những mảnh đời còn nhiều gian khó, tiếp thêm nghị lực để họ vươn lên trong cuộc sống. Chúng ta không khó bắt gặp hình ảnh những đoàn người lên vùng cao mang áo ấm sách vở đến với các em nhỏ còn khó khan, hình ảnh những thầy cô giáo bám bản để mang con chữ đến với các em học sinh. Hay như trong đợt đại dịch Côvit 19 vừarồi đã không ít những tổ chức, cá nhân cùng chung tay để chống dịch. Đó là những nghĩa cử cao đẹp của dân tộc Việt Nam chúng ta cần phát huy.
Một buổi học của ngày đầu tuần lại đến. Buổi học này để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc.
Hôm ấy là một buổi sáng mùa xuân, tiết trời ấm áp. Nắng ban mai rải nhẹ những tia nắng vàng óng á xuống cành cây, kẽ lá. Mọi vật như bừng tỉnh giấc. Em tung tăng cắp sách đến trường. Vẫn như thường ngày, chúng em nhanh chóng truy bài lẫn nhau. Đúng bảy giờ, tiếng trống trường quen thuộc lại vang lên. Chúng em xếp hàng ngay ngắn trước sân trường để làm lễ chào cờ. Bạn Liên đội trưởng điều khiển nghi lễ. Lá quốc kì được từ từ kéo lên, phần phật trong gió sớm. Tiếng trống chào cờ vang lên cùng bài hát Quốc ca, Đội cahùng tráng. Cảnh tượng lúc chào cờ đã khơi dậy trong lòng em một sự tưởng nhớ và lòng biết ơn sâu sắc. Ba mươi phút trôi qua, kết thúc nghi lễ và những nội dung của tiết chào cờ. Chúng em tuần tự vào lớp học.
Tiết học đầu tiên là môn Tập đọc với bài Người công dân số Một. Qua bài học, hình ảnh yêu nước, thương dân của người nông dân đất Việt đã in sâu vào tâm trí em. Đó là hình ảnh Bác Hồ thời trai trẻ. Bác đang chuẩn bị cho chuyên đi xa để thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Vì hoài bão cứu nước nên Bác không làm việc ở Sài Gòn mà phải bôn ba ra nước ngoài, dù phải chịu nhiều gian khổ. Em cảm thấy thương Bác vô cùng.
Tiết học tiếp theo là môn Toán với bài Diện tích hình tròn. Chúng em hào hứng thảo luận, xây dựng bài học. Từng cánh tay đưa lên như những búp măng non, ai cũng mong được cô giáo gọi đến tên mình. Chúng em tiếp nối nhau trả lời rồi lên bảng giải bài tập. Những tia nắng ấm áp nghiêng mình qua cửa sổ xem chúng em làm bài. Làn gió mát rượi thổi đến như tiếp sức, cổ vũ cho chúng em. Nhờ hiểu bài, em làm bài tập rất nhanh. Cô giáo nhìn chúng em làm bài với vẻ hài lòng phấn khởi. Có lẽ hôm ấy chúng em đạt điểm mười nhiều nhất.
Môn Toán vừa kết thúc cũng là tiếng trống trường gióng giả vang lên báo hiệu giờ giải lao. Chúng em ùa ra sân, tung tăng chạy nhảy. Ai nấy đều vươn cao lồng ngực để hít thở không khí trong lành. Mười lăm phút giải lao lại hết, chúng em vào lớp, tiếp tục môn Địa lí. Bài học về châu Á đã giúp em hiểu được đặc điểm tự nhiên, dân cư và hoạt động kinh tế của các nước thuộc châu lục này. Chúng em đã hiếu được rằng, các nước châu Á đều thuộc chủng tộc da vàng, chúng ta phai cùng nhau đoàn kết, hợp tác và phát triển,
Tiết học cuối cùng là môn Đạo đức. Bài học Em yểu Tổ quốc Việt Namđã giúp em thấy được Việt Nam là một đất nước có nền văn hiến lâu đời, ngày nay đang gìn giữ và phát triển. Em lại càng nhận rõ phần trách nhiệm của mình đang chờ ởphía trước. Em cảm thấy yêu quê hương, đất nước vô cùng.
Thế là buổi học đã hết. Chúng em ra về với niềm hân hoan, phấn chấn. Ai cũng rạng rỡ nụ cười tươi thắm trên môi. Em mong sao các buổi học sau đều như thế.
I – Mở bài
– Giới thiệu về ngày đi học đầu tiên đáng ghi nhớ .
– Cảm xúc , ấn tượng chung
II – Thân bài
1 –Chuẩn bị tới trường
– Cảnh sắc thiên nhiên , tâm trạng (miêu tả cảnh và miêu tả nội tâm)
– Chuẩn bị đến trường : Bút thước , sách vở , các đồ dùng khác
– Trên đường đi tới trường : Cảnh vật , tâm trạng , bạn bè
2 – Tới trường
– Cảnh ngôi trường : Cồng trường , sân trường , không khí náo nức , đông vui
– Lớp học : Phòng học mới , cô giáo , bạn bè , đồ dùng trong lớp .
– Tâm trạng , cảm xúc trước những điều mới lạ .
3 – Sự việc gây ấn tượng
– Cô giáo , một vài bạn trong lớp
– Sự việc hoặc người bạn cùng bàn đáng ghi nhớ .
– Bài học đầu tiên
III – Kết bài
– Ý nghĩa của trường lớp đối với tuổi thơ .
– Ấn tượng , cảm xúc sâu sắc của bản thân , lời tự hứa
Bạn Tham Khảo Dàn Ý Sau Nha:
1. Mở bài:
- Giới thiệu người giàu tình yêu thương mà em ấn tượng nhất.
- Cảm nghĩ chung về người ấy.
2. Thân bài:
- Miêu tả vóc dáng, ngoại hình,... Từ đó bộc lộ cảm xúc.
+ VD: Nụ cười, gương mặt, vầng trán, mái tóc, làn da, đôi bàn tay,... chọn chi tiết ấn tượng để biểu cảm, tránh liệt kê.
- Cảm xúc của em về những hành động, việc làm, hoạt động, các mối quan hệ, tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn của đối tượng....
- Cảm xúc của em qua những kỉ niệm, mong ước tương lai...
- Suy nghĩ, hứa hẹn, hành động thể hiện tình cảm,...
3. Kết bài: Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc của em về người ấy.
Bạn Tham Khảo Bài Văn Sau!
"Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời"
Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chợt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.
Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.
Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.
"Bàn tay ta làm nên tất cả, có sức người sỏi đá cũng thành cơm". Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lớn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao chai sạn, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua. Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.
Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.
Lập dàn ý chi tiết bằng cách trả lời các câu hỏi bên dưới cho đề bài sau:
Phát biểu cảm nghĩ về bài Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh.
1. Đó là tác phẩm nào, của tác giả nào?
=> Đó là bài Tiếng Gà Trưa của Xuân Quỳnh.
2. Tình cảm suy nghĩ chung về tác phẩm đó?
=> Đây là một bài thơ hay , ý nghĩa và sâu sắc, nhiều hình ảnh.
3. Em đã đọc tác phẩm trong hoàn cảnh nào?
=> Em đọc nó trong quyển sách Ngữ Văn 7 khi đang học lớp 7.
4. Điều gì từ cuộc sống đã khiến em quan tâm đến tác phẩm?
=> Tình cảm bà cháu, tình thương gia đình, tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống khiến em quan tâm tác phẩm đó.
5.Tình cảm, cảm xúc đó có gì đồng điệu với tình cảm, cảm xúc của em?
=> Tình cảm bà cháu, tình thương gia đình, tình yêu quê hương đất nước đồng điệu với tình cảm, cảm xúc của em.
6.Những hình ảnh nào của bài thơ khiến em thích thú vì sao?
=> Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng bên những ổ trứng hồng.Vì đây là hình ảnh thân thuộc của làng quê ta.
=> Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu từng đàn gà, quả trứng để chăm lo cho cháu. Vì đây là hình ảnh người bà tần tảo, chất chiu, chịu thương , chịu khó.
7.Nhạc điệu giọng điệu của bài thơ có gì đặc biệt đối với cảm nhận của em?
=> Nhạc điệu, giọng điệu bài thơ rất là bình dị, sâu sắc .
8.Những biện pháp tu từ ẩn dụ,so sánh, nhân hóa... có điểm nào khiến bài thơ thêm sâu sắc cô đọng?
=> Những biện pháp tu từ ẩn dụ,so sánh, nhân hóa... có những điểm khiến bài thơ thêm sâu sắc cô đọng là : " Nghe xao động nắng trưa - Nghe bàn chân đỡ mỏi - Nghe gọi về tuổi thơ" ; " Nghe xao động nắng trưa Nghe bàn chân đỡ mỏi Nghe gọi về tuổi thơ"; " Ổ rơm hồng những trứng"; " Vì lòng yêu Tổ quốc - Vì xóm làng thân thuộc - Bà ơi, cũng vì bà - Vì tiếng gà cục tác - Ổ trứng hồng tuổi thơ" và lặp lại câu " Tiếng gà trưa".
9 Không gian và thời gian của tác phẩm đó gợi lên trong em cảm xúc gì?
=> Không gian và thời gian của tác phẩm gợi lên cho em cảm xcs xao xuyến, bồi hồi và hiện lên âm thanh bình dị của làng quê ta.
10.Thông điệp gì được gửi gắm trong tác phẩm?
=> .Thông điệp được gửi gắm trong tác phẩm là" Tình cảm bà cháu là vô cùng thiêng liêng , cao cả mà lại hết sức bình dị. hãy biết trân trọng tình cảm này và biết yêu thương , kính trọng bà của mình. Ngoài ra chúng ta còn phải yêu thương, bảo vệ gia đình và làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước, con người.'
11.Khẳng định lại tình cảm suy nghĩ về tác phẩm đó?
=> Đây là một bài thơ ý nghĩa nhất mà em từng đọc . Bài thơ này như mợ lời tâm tình của người chiến sĩ gửi về hậu phương cho người bà yêu mếm của mình. Bài thơ rất hay, rất đẹp.
~ Hok Tốt ~
Bạn ạ!
Tất cả các câu hỏi của bạn thực sự không khó nhưng bạn cũng có thể tìm đáp án theo từ ý một trên Google.
Bạn cứ tìm đáp án từng câu rồi ghép lại với nhau, thêm mắm thêm muối vào là ok. Chứ bạn đăng một câu hỏi dài như thế này, nhìn qua đã không muốn làm rồi (cái này mình nói thật) với lại có nhiều câu chắc bạn cũng thừa biết đáp án, ví dụ như câu 1 (trong sgk có), câu 3 (bạn đọc trong hàn cảnh nào thì kể ra),
câu 6 (bạn thích cái nào thì cứ nói, đó là bạn thích chứ có phải minh thích đâu, cái này nên động não)
Chúc bạn học tốt! Hãy tự vận dụng khả năng và kiến thức của mình chứ đừng phụ thuộc vào sự giúp đỡ của người khác!
Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:
Mở đoạn: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Trong gia đình em, bố hay đi làm xa, chỉ có cuối tuần mới về nhà nên người chăm sóc em nhiều nhất và cũng là người em có nhiều kỉ niệm gắn bó nhất...)
Thân đoạn:
Giới thiệu về mẹ em:
+ Mẹ em bao nhiêu tuổi?
+ Mẹ em làm nghề gì?
Kể lại một kỉ niệm của em với mẹ:
Ví dụ: Khi em ốm, bố đi làm xa, mẹ vừa đi làm vừa chăm sóc em...
Mẹ dạy em học bài...
...
Cảm nghĩ của em về kỉ niệm với mẹ
Kết đoạn.
Trình bày tình cảm của em đối với mẹ.
cũng hơi hay