Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- mỗi truyện ngắn đã đọc, đã học đều đem đến cho em một cảm nhận riêng. Có khi em ngậm ngùi xót xa, có khi em sung sướng, hạnh phúc. Cũng có khi em buồn, suy nghĩ miên man.
- Một trong những truyện ngắn em nhớ mãi sau khi học là Cuộc chia tay của những con búp bê.
- Đây là câu chuyện nói về vấn đề hạnh phúc gia đình bị đố vỡ, bố mẹ li hôn, các con trở thành nạn nhân chịu nhiều thiệt thòi, đau đớn…
- Truyện ngắn này đã được trao giải Nhì trong cuộc thi thơ – văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen – Thụy Điển tố chức năm 1992.
- Câu chuyện làm em thương cảm và xót xa ngậm ngùi.
Thân bài
Em yêu thích truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” trước hết vì truyện có nội dung rất cảm động
* Em cảm dộng trước tình cảm chân thành sâu nặng của hai anh em Thành và Thủy
- Khi bố mẹ chưa li dị, Thành và Thủy rất thương yêu nhau:
+ Khi Thành đi đá bóng bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, Thành ngồi lì ngoài bãi không dám về. Thủy nghe tin đã mang kim chỉ ra tận sân vận động vá áo cho anh.
+ Đêm đôm, Thành thường chiêm hao thấy ma, Thủv đã lấy con dao díp buộc vào lưng con búp bê lớn để canh giấc ngủ cho anh. Và đêm đó, Thành ngủ không chiêm bao thấy ma nữa. Cũng từ hôm đó, đêm nào Thủy cũng để con vệ sĩ canh cho anh trai mình ngủ ngon giấc.
+ Chiều nào Thành cũng đến trường sớm để đón em. Hai anh em tay trong tay vừa đi vừa trò chuyện.
- Khi bố mẹ li dị, Thành và Thủy càng thương nhau hơn
+ Thành sẵn sàng nhường tất cả đồ chơi cho em.
+ Thủy cũng nhường đồ chơi cho anh.
+ Thành lấy khăn mặt ướt cho em lau mặt.
+ Thành đưa Thủy đến trường đê Thủy chia tay với cô giáo, với bạn bè.
+ Trước khi chia tay, Thủy còn dặn búp bê Vộ Sĩ ở lại canh gác giấc ngủ cho anh trai mình.
+ Thủy dặn anh nêu áo rách thì nhớ tìm Thủy để Thủy vá áo cho anh.
* Em buồn và xót xa, ngậm ngùi trước cảnh hai anh em chia tay
- Nghe mẹ nói anh em chia đồ chơi, Thủy đã run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt nhìn anh. “Cặp mắt đen của em túc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi dã sưng mọng lên vì khóc nhiều”.
- Thành cũng đau khổ, nhưng cách biểu hiện khác với em gái mình. Thành có vẻ “chững chạc” hơn em. Thành cố gắng kìm nén bản thân mình. Thành đã “cắn chặt môi” và “nhếch mép cười cay đắng”.
- Hai anh em dậy sớm rón rén ra ngồi dưới gốc cây hồng xiêm trong vườn. Hai anh em cứ ngồi im như thế rất lâu.
- Hai anh em cứ băn khoăn, day dứt không biết chia con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ như thê nào bởi vì từ trước tới nay, chưa bao giờ hai con búp bê xa nhau. Chi tiết, phân chia búp bê là một chi tiết rất “đắt”. Nó thể hiện tâm trạng đau đớn, giằng xé của hai anh em. Phải mất bôn lần, hai con búp bô mới được đặt vào vị trí mà hai anh em cho là thích hợp nhất là chúng ở bôn cạnh nhau.
- Thành đã mêh máo và đứng như chôn chân xuống đất nhìn bóng em gái mình liêu xiêu và nhìn em khi chiếc xe tải lao đi.
- Những con búp bô là hình ảnh ẩn dụ cho hai anh em Thành và Thủy. Hai búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ khi đặt bôn nhau thì “chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn”. Đó chính là hình ảnh hai anh em luôn yôu thương, gắn bó bôn nhau chưa bao giờ lìa xa giữa Thành và Thủy.
- Khi đọc đến đoạn văn này, em ước rằng Thành và Thủy luôn được ở bôn nhau đế yêu thương, chăm sóc lẫn nhau.
* Em thương cảm và ngậm ngùi trước cảnh Thủy chia tay với cô giáo và các bạn trong lớp 4B.
- Khi Thủy đến lớp chào cô và các bạn, Thủy đã khóc nức nở.
- Cô giáo Tâm thương Thủy lắm vì cô biết chuyện của gia đình Thủy.
- Các bạn trong lớp thì “ồ” lèn kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Những tiếng khóc thút thít của các bạn ở dưới lớp. Một sô” bạn chạy lên nắm chặt tay Thủy chẳng muốn rời.
- Cô Tâm tặng Thủy một cuốn sổ và chiếc bút máy nắp vàng với lời chúc Thủy học tốt khi về trường mới.
- Thủy đã không dám nhận khiến cô tâm sững sờ khi biết rõ lí do Thủy không nhận quà cô tặng. Thủy không được đi học nữa vì nhà bà ngoại xa trường. Mẹ Thủy sắm cho Thủy một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán.
- Mới học lớp 4 thôi mà Thủy đã phải ra chợ ngồi bán hàng. Tương lai của Thủy ra sao khi Thủy không còn được tiếp tục đi học nữa. Thủy mất đi quyền được đến trường, được đi học thì còn gì đáng thương hơn khi các bạn cùng trang lứa đang ngày ngày vui vẻ cắp sách tới trường.
Em yêu thích tác phẩm vì nghệ thuật của tác phẩm rất đặc sắc
- Cốt truyện dung dị, lời văn chân thành, mộc mạc phù hợp với tâm trạng nhân vật nên đã tạo được sự truyền cảm chân thực, tự nhiên.
- Tác giả đã khéo léo kể chuyện bằng cách miêu tả cảnh vật xung quanh để làm nổi bật nội dung muôn thể hiện: “Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn di lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”. Cách miêu tả cảnh vật có tác dụng nhấn mạnh nỗi buồn sâu thẳm trong tâm hồn Thành. Có thể nói, tâm hồn Thành đang nổi dông, nổi bão khi sắp phải chia tay với đứa em gái nhỏ, thân yêu. Cả đất trời như sụp đô trong tâm hồn Thành thế mà bên ngoài mọi người và cảnh vật vẫn ở trạng thái “bình thường”. Đây là một diễn biến tâm lí được tác giả miêu tả rất chính xác, rất hay. Nó làm tăng thêm nỗi thất vọng, bơ vơ của nhân vật Thành giữa thiên nhiên, giữa cuộc đời…
Kết bài
- Học truyện Cuộc chia tay của những con búp bẽ từ đầu học kì một mà đến nay tâm trạng thương xót, ngậm ngùi cho sự bất hạnh của nhân vật Thành và Thủy cứ đọng mãi trong em.
- Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của Thành và Thủy trong truyện khiến người đọc và bản thân em thấm thìa rằng: Tố ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kì lí do gì làm tổn hại đến tình cảm tự nhiên, trong sáng của tuổi thơ.
- nguồn lazi.vn tham khảo nha bạn
- nhớ tk
Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Thành và Thủy là hai anh em hết mực yêu thương nhau nhưng lại phải chia tay nhau vì bố mẹ họ ly dị. Trước khi chia tay, hai anh em chia đồ chơi cho nhau. Thành nhường hết đồ chơi cho em. Thủy sợ anh lại gặp ác mộng, chia cho anh con búp bê Vệ Sĩ để nó canh giấc ngủ cho anh, còn em nhận lấy con Em nhỏ. Hai anh em còn đến trường để Thủy chia tay với cô giáo và bạn bè. Cô giáo tặng Thủy một quyển sổ và một chiếc bút máy nắp vàng nhưng em không dám nhận vì mẹ đã sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. Trước khi chia tay, Thủy suy nghĩ lại, đã đưa luôn cho anh con búp bê Em Nhỏ, đề hai con búp bê không bao giờ phải xa nhau như Thành và Thủy.
Phải chăng sự ích kỉ của người lớn đã dẫn đến bi kịch cho những đứa trẻ khi mà chúng đang cần sự chăm sóc yêu thương, khi mà ở tuổi chúng những dấu ấn đầu đời như vậy đối với những tâm hồn còn quá non nớt dường như là 1 vết thương quá khủng khiếp, đau đớn và thương tâm, những vết thương ấy sẽ hằn sâu trong tâm thức đứa trẻ đến khi chúng trưởng thành như 1 bóng ma quái ác của định mệnh luôn đè nặng lên chúng. Rồi những cái cây non ấy sẽ phát triển ra sao đây trên cái mảnh đất khô cằn tình thương? Đó là câu hỏi nhức nhối, tiếng chuông cảnh tỉnh của nhà văn dành cho các bậc phụ huynh. Ta còn nhận thấy, ở 2 đứa trẻ ấy dù chúng còn rất nhỏ tuổi đã sớm biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, dành cho nhau những tình cảm thiêng liêng đặc biệt, trong sáng và đầy nhân hậu của tình anh em, những điều mà các bậc làm cha làm mẹ còn ko có. Sự li dị của bố và mẹ chính là sự tan nát của 1 gia đình gây tổn thương, là 1 cái sốc quá lớn với những tâm hồn vốn giàu tình cảm rất cần được yêu thương như Thành và Thuỷ. Cuộc chia tay cảu 2 con búp bê là 1 hình tượng ẩn dụ, nó là sự phản chiếu bi kịch của 1 hiện tượng đang phổ biến trong xã hội hiện nay: những cuộc li dị tan vỡ gia đình. Chính người lớn với những mâu thuẫn ko đáng có của bản thân đã gây ra nỗi đau cho những đứa con của mình. Đây là 1 tác phẩm mang tính thời sự nóng hổi, cách thể hiện rất hiện đại của nhà văn Khánh Hoài về 1 vấn đề trong xã hội hiện nay, nhà văn đã thâm nhập vào những con người cụ thể chứ ko còn là cái tôi công dân - chiến sĩ mang tầm vóc lớn phản ánh những vấn đề lớn lao như những tác phẩm thời kháng chiến, nhưng "cuộc chia tay của những con búp bê" vẫn thập sự mang tính nhân văn sâu sắc, gây cảm động đến từng đầu dây thần kinh trong người đọc.
Bé lá của cây
Lá vàng, đỏ rụng vào thu
Chị mây, chị gió liền ru chiếc cành.
Mùa xuân lá mọc màu xanh
Đàn chim bảo vệ lá lành của cây.
Màu xanh trải tận chân mây
Cô mưa ru lá ngủ say trên cành.
Bé lá ngủ dậy vai vươn
Thấy cây nâu xám, mình tròn, to cao.
Mùa hè bé lá gọi sao
Sao vàng cùng bé múa vào múa ra.
Top Những bài thơ lục bát tự làm 1:Cuộc sống tươi vui
Thương sao mái ấm nhà em
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa
Mái nhà trú nắng sớm trưa
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn
Công cha vất vã không màng
Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau
Mở lời cất tiếng ngọt ngào
Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười
Đàn em học hỏi đùa chơi
Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy
Tình thân gắn kết đắp xây
Ông bà yên dạ thân gầy tâm an
Bà con hàng xóm trong làng
Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau
Bạn bè giữ mãi tình sâu
Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em
Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm
Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa
Đất trời thoáng rộng bao la
Em vui tất dạ lời ca thăng trầm
Đàn chim về tổ quây quần
Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn
Hoa cười lá vỗ khoe sương
Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn
Bài thơ là mái ấm gia đình thân thương nơi có cha có mẹ,nơi tổ ấm thật sự có phép màu có thể dùng tình thương lắp đầy xua tan đi những mệt nhọc hình ảnh lời thơ miêu tả nhiều thế hệ sống hòa thuận yêu thương trong một mái nhà
Những bài thơ 6 8 học sinh tự sáng tác 2 :Không đề
Lớp em là lớp ngoan hiền
Bạn nào cũng giởi bạn hiền bạn ngoan
Mùa hè phượng ở rực trời
Học sinh các lớp rơi rơi lệ sầu
Thầy cô là mẹ là cha
Chúng em là những bông hoa điểm mười
Bài thơ tuy ngắn gon nhưng lại truyền tải nét ngây ngô của những bạn học sinh với tình yêu to lớn dành cho mái trường mến yêu nơi có bạn bè và đã dạy dỗ những tháng năm học trò
Thay lời bà chủ kể về cuộc đời bà chủ, kể về cuộc chia tay trong âm thầm, bà chủ ăn chả ông chủ ăn nem.
Đây là tình huống có thực ngoài đời trong gia đình 1 bà chủ có vỏ bọc bề ngoài trí thức điềm đạm nhưng trong lòng đầy sống ngầm đố kị sân si và hận thù. Bà chủ lùn, luôn ra vẻ đầm thấm nết na nhưng thâm hiểm ngầm, sống luôn thủ đoạn với mọi người nên bị chính chồng, mẹ chồng, ở đợ cho mẹ chồng, cả nhà chồng lẫn người thân anh chị em cháu chắt trong nhà ném đá chơi xấu làm nhục bà chủ khiến bà chủ chán nản, cùn đường, tuyệt vọng trong tủi nhục đắng cay vô cùng tận còn bị bơ mặt ngập đầu trong tiếng chê bai khinh bỉ xa lánh "là đồ bỏ đi, là hạng giẻ rách, là thứ đáng ghét, kinh tởm" của anh chị em trong nhà, của gia đình chồng và bạn bè mà đem lòng ghen tức đố kị với bạn bè hàng xóm và cả chính chị em trong nhà. Bà chủ phải giỏi cắn răng chịu đựng cố sống giả trong sự cô độc buồn tủi nhục vì cùn đường, hết cách. Bà chủ chỉ muốn trả thù, muốn cả nhà chồng phải chịu nhục chịu đau như bà chủ. Bà chủ đang cắn răng cô độc chịu đựng để giải tỏa mối hận trong lòng vì bà chủ bơ mặt ngập đầu trong tiếng chê bai khinh bỉ xa lánh "là đồ bỏ đi, là hạng giẻ rách, là thứ đáng ghét, kinh tởm" của anh chị em trong nhà, của gia đình chồng và bạn bè, gục chết giữa đường đời và đường tình, vùi thân vào con đường ông ăn chả bà ăn nem để trả thù. Trong lòng bà chủ đang ngập tràn hận thâm sâu ông chủ và nhà chồng, ghen tị đố kị với bạn bè, hàng xóm. Bạn bè. chồng con, anh chị em cháu chắt trong nhà lẫn tôi tớ cho bà chủ là để bà chủ lợi dụng mọi thứ có thể lợi dụng không từ 1 việc nhỏ nào, làm công cụ không công cho con bà chủ, tự nguyện làm bình phong tô vẽ làm đẹp vỏ bọc bề ngoài tri thức giả tạo của bà chủ nhưng trong lòng đầy sống ngầm đố kị sân si và hận thù. Căn bệnh của bà chủ là tâm bệnh chủ động. Chính yếu tố sân si háo thắng ẩn giấu bên trong con người bà chủ đã đẩy bà chủ xuống vực sâu đen tối, ngày càng lún sâu vào bùn nhơ tội lỗi phát bệnh tâm thần.
Bà chủ không thể hòa nhập được vì đố kị và tiểu nhân với mọi người kể cả chồng con anh em cháu trong nhà. Bà chủ tôi phát bệnh tâm thần vì ham tiền và vì ông chủ ăn chả bà ăn nem. Bà chủ vớ phải nem hôi trong khi ông chủ gặm cỏ non nên bà chủ điên tức. Với bà chủ thì tiền là trên hết, luôn mở miệng dạy chồng "tiền, tiền, tiền" ép chồng làm chuyện thất đức, bậy bạ cũng được, cần gì đạo đức, cần gì nhân cách tư cách miễn có nhiều tiền đem về cho bà chủ được giàu sang hưởng thụ sung sướng hơn người là được. Bà chủ ngồi chỉ tay 5 ngón, túc trực 24 tiếng trên YHĐ và trên tất cả các trang mạng khác ngồi đọc, đọc, đọc rồi sao chép ăn cắp thông tin của người khác trở thành của mình, còn tự đắc tự khen bả giỏi hơn người và toàn mở miệng nói sai nói ngược ngạo để dẫn dụ xúi dại người khác để bà chủ luôn hơn mọi người. Rồi bà chủ bắt chồng con mẹ chồng tôi tớ làm thay hết mọi việc để bả được toàn quyền hưởng thụ thăng tiến leo cao. Ông chủ tôi càng trắng tay trong khi bà chủ càng leo cao thì chồng con càng lệ thuộc càng sợ bà chủ nhưng kết cuộc ông chủ có sợ đâu càng mừng đc rảnh rang đi ăn chả đến khuya có hôm không về, còn bà chủ cùng đua với ông chủ đi ăn nem ở nhà nghỉ cũng đến khuya, cũng đi qua đêm không thua kém gì ông chủ.
Kết cục bây giờ bà chủ hiện giờ muốn chết không chết đc, sống thì không ra sống, điên điên khùng khùng, tâm thần hoang tưởng, ngậm đắng nuốt cay vì nhận ra chẳng ai ưa bà chủ cả từ chồng, con, gđ chồng, anh chị em cháu chắt trong nhà đến bạn bè.
Một ngày cuối năm 1947, nhà thơ Tố Hữu có chuyến công tác đến tỉnh Thừa Thiên – Huế. Hôm ấy đến đồn Mang Cá, ông thấy không khí chiến đấu của chiến sĩ rất sôi nổi nên rất vui mừng. Sau khi báo cáo tình hình của đồn, các đồng chí chỉ huy đồn mời nhà thơ đi tham quan tình hình xung quanh. Bất chợt ông nhìn thấy chú bé khoảng hơn 10 tuổi trông rất lanh lẹ và hoạt bát đang xem xét những bao thư trong túi xắc. Nhà thơ nhìn chú bé rất chăm chú.
Cậu bé có dáng người nhỏ nhắn nhưng rất nhanh nhẹn, đôi chân cứ thoăn thoắt chạy đi chạy lại hỏi han nhưng người xung quanh điều gì đó. Bên hông chú chiếc xắc nhỏ xinh cứ lắc đập tung tẩy. Đôi mắt cậu mở to, trong sáng, hồn nhiên, rất hợp với chiếc mũ ca nô xinh xắn đội lệch trên đầu. Đồng chí Tố Hữu hỏi một chiến sĩ đi cùng thì được trả lời:
- Báo cáo đồng chí, đó là em Lượm, liên lạc viên xuất sắc nhất của đồn hiện nay. Có lẽ em đang hỏi để đưa thư cho mọi người.
Nhà thơ Tố Hữu vui vẻ lại gần chú bé Lượm hỏi chuyện:
- Thế cháu mấy tuổi rồi?
- Dạ, cháu 11 tuổi ạ!
- Đi liên lạc cháu thấy thế nào?
- Dạ, vui lắm chú ạ! Mọi người ai cũng vui vẻ, hăng hái. Ở đồn Mang Cá cháu còn thích hơn ở nhà nữa cơ.
- Nếu thành Huế ai cũng như cháu thì quân Pháp sẽ bại trận trong một ngày không xa.
Nhà thơ chưa kịp hỏi chuyện thêm thì Lượm đã cất tiếng chào để tiếp tục đi làm nhiệm vụ.
Bẵng đi một vài tháng, một hôm nhà thơ Tố Hữu đang làm việc ở cơ quan thì có một đồng chí trong ban chỉ huy đồn Mang Cá xin được vào báo cáo. Sau khi làm xong việc, nhân được gặp người quen, Tố Hữu và đồng chí ở đồn Mang Cá hàn huyên trò chuyện. Nghe hỏi đến tình hình anh em trong đồn, đồng chí ở đồn Mang Cá bỗng trầm xuống, ngậm ngùi nói:
- Anh có nhớ chú bé Lượm liên lạc không? Cháu bé mà anh rất thích ấy ... Cháu đã hi sinh rồi!
Tố Hữu sững người.
- Hôm ấy, như mọi ngày, Lượm nhận công văn của đồn để chuyển đến vùng ngoại ô. Em tức tốc đi ngay. Không ngờ trên đường đi, em gặp ngay một ổ phục kích của quân địch. Em vội lánh chạy nhưng không kịp, giặc đã bắn theo tới tấp. Lượm hi sinh! Khi chúng tôi nhận được tin rồi cùng dân làng chạy ra thì thấy người em đã lạnh, chỉ riêng làn môi là vẫn còn mỉm cười. Một tay chú giữ chiếc ca nô, tay kia cầm chặt bông lúa sữa. Cách đó không xa, dưới lòng mương, những mảnh vụn của tờ điện khẩn đã nát vụn, ướt sũng.
Đồng chí ấy vừa kể xong thì òa khóc. Nhà thơ Tố Hữu cũng nghẹn lời.
Sau ngày hôm ấy, bài thơ "Lượm" ra đời và nhanh chóng lan truyền rộng rãi trong các đội thiếu niên nhi đồng. Bài thơ như nhắc nhở chúng ta phải sống sao cho xứng đáng với những anh hùng thiếu niên. Các anh ấy tuy nhỏ tuổi nhưng là những con người dũng cảm, dám hi sinh mình cho tổ quốc. Và nếu không có chiến tranh thì các anh các chị cũng hạnh phúc như chúng ta bây giờ.
A. Mở bài: Giới thệu (tưởng tượng) về câu chuyện mà em định kể (Lượm hay Đêm nay Bác không ngủ).
Trong cuộc đời tôi, những ngày tháng đẹp nhất là những ngày tôi được sống và chiến đấu bên cạnh Bác. Những ngày ấy thực sự đã để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên. Lúc ấy, tôi là một anh lính mới (người chiến sĩ khi đó thường được gọi là đội viên). Đơn vị tôi vừa mới hành quân ra mặt trận thì cũng vừa lúc Bác trực tiếp ra chiến trường để chỉ đạo tiến quân. Đêm đó Bác ngủ lại cùng anh em ở đơn vị. Và cũng trong đêm đó, Bác đã để lại trong niềm yêu kính của tôi một ấn tượng khó phai. Khoảng quá nửa đêm khi tất cả anh em chiến sĩ đã say sưa trong giấc ngủ thì không hiểu sao tôi lại bỗng nhiên chợt thức. Tôi chưa kịp nhổm dậy nhưng đã nhìn thấy khuôn mặt Bác. Bác còn thức và hình như Bác chưa hề ngủ. Bác ngồi trầm ngâm lặng yên bên bếp lửa. Ngoài trời mưa đã lác đác rơi. Tôi nhìn dáng Bác, càng nhìn tôi lại càng thương. Bác đang khơi ngọn lửa. Người cha già tóc bạc đang đốt lửa sưởi ấm cho tôi. Tôi vẫn lặng yên và quan sát. Tôi thấy Bác đứng dậy. Bác đi dém lại những mảnh chăn một cách nhẹ nhàng. Nhìn Bác, tôi mơ màng như đang nằm trong giấc mộng. Bác mênh mông quá! Ấm nóng và cao quý quá! Tôi thổn thức và thì thầm hỏi nhỏ: – Bác ơi! Bác chưa ngủ! Bác có lạnh lắm không? Bác quay lại nhìn tôi trìu mến: – Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc. Tôi vâng lời Bác nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Tôi bồn chồn, nằm và lo Bác Ốm. Chiến địch vẫn còn dài và bao khó khăn vẫn đợi chờ phía trước. Lần thứ ba tôi tỉnh giấc. Tôi hốt hoảng giật mình khi thấy Bác vẫn ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc. Tôi vội vàng luống cuống: – Bác ơi! Trời sắp sáng mất rồi, Bác nghỉ đi một lát. Bác vẫn nhẹ nhàng như lần trước: – Chú cứ việc ngủ ngon. Ngày mai đi đánh giặc. Bác ngủ không ngon vì Bác không thấy an lòng. Trời mưa như vậy không biết các cô chú dân công ăn ngủ làm sao. Ở trong rừng mà có mỗi manh áo mồng thì chắc là ướt mất. Bác thấy nóng ruột quá. Bác mong sao trời sáng thật mau. Tôi nhìn Bác, lòng tôi ấm áp và vui sướng mênh mông. Đêm ấy, tôi thức luôn cùng Bác. Tôi cảm thấy hạnh phúc vô cùng bởi tôi đã nhân ra một điều đường như đã trở thành chân lý: Bác của chúng ta vĩ đại bởi Bác đã dành trọn cuộc đời cho những lo lắng và yêu thương. Kể lại nội dung một câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự như( lượm) theo ngôi thứ nhất? Đó là những ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, năm 1947. Tôi lúc bấy giờ ở Hà Nội nhận lệnh khẩn cấp về Huế. Trên đường đi, tôi tình cờ gặp một chú bé giao liên tên Lượm, ở Hàng Bè. Lượm là một chú bé có dáng người nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn. Chú đeo một cái túi xinh xinh bên mình. Chú có một đôi chân thoăn thoắt và cái đầu nghênh nghênh. Vẻ hồn nhiên và vui tươi ấy càng được tôn thêm bởi chiếc ca lô đội lệch, và mồm luôn huýt sáo như chú chim chích nhảy trên đường vàng. Giữa những ngày kháng chiến toàn dân, chhu1 bé liên lạc như làm tăng thêm niềm tin trong lòng người lính chúng tôi. Tranh thủ ph1ut rảnh rỗi, tôi lại gần hỏi han, trò chuyện với chú. Chú vừa cười vừa nói với tôi: "Cháu đi liên lạc Vui lắm chú à Ở đồn Mang Cá Thích hơn ở nhà" Tôi thật sự xúc động trước sự vô tư và hồn nhiên của chú bé. Cháu cười mà hai mí híp cả lại, má đỏ nâu như trái bồ quân chín tới... Chiến tranh còn dài, chúng tôi chia tay nhau, mỗi người đều quyết tâm làm tròn bổn phận của mình. Tôi lưu luyến nhình theo bóng Lượm xa dần mà lòng thầm mong gặp lại cháu trong ngày khải hoàn ca chiến thắng. Nhưng chiến tranh vẫn chứa nhiều tàn nhẫn. Vào một ngày tháng sáu, có giao liên đem tin đến, tôi bàng hoàng được tin Lượm đã hi sinh! Mắt tôi nhoà đi theo lời kể của người liên lạc... "Lượm hi sinh khi đang làm nhiệm vụ. Cháu bị một viên đạn địch bắn tỉa. Nhìn cháu nằm trên lúa, tay còn nắm chặt bông, lá thư đề "Thượng khẩn" còn nằm trong cái xắc... mọi người không cầm được nước mắt..." Cổ họng tôi nghẹn lại, hình ảnh yêu thương ngày nào của cháu hiện lên rõ mồn một: "Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng" ... Tôi giật mình tỉnh giấc, nước mắt còn đẫm trên mi... Giấc mơ trôi qua mà lòng tôi mãi còn bồi hồi xúc động. Khói lửa chiến tranh đã tắt hẳn lâu rồi. Lớp trên chúng tôi đang sống những ngày tháng thanh bình và có thể nói là đầy đủ, sung túc. Tất cả là do cha mẹ đã không quản công lao chăm chút, nhưng không thể không kể đến sự hi sinh to lớn của những người anh hùng, trong đó có Lượm - chú giao liên quả cảm! Hãy ngủ yên Lượm ơi! Chúng tôi xin hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để gìn giữ và xây dựng đất nước này. Giữa những ngày tháng thanh bình, trang viết của tôi thay nén hương thơm, xin được tri ân những người anh hùng vị quốc vong thân...
ko copy giừ ngồi viết thì lâu lắm còn hơn gian đó hc cái khác
Thành dẫn Thủy đến lớp học
Thủy:bước vào khóc và nói
cô giáo:cô biết hoàn cảnh nhà em như thế nào rồi
cô giáo quay xuống lớp nói về tình hình của nhà Thủy
các bạn: chạy lên ôm Thủy
cô giáo bước tới bàn lấy trong giớ sách 1 cây bút và nói Thủy cố gắng học tập
Thủy bạt khóc nức nở và nói (em không được đi học nữa...bán hoa)
nói xong Thỷ ra về ngắm nhình ại quang cảnh trường học
xong rồi đó bạn hihi
tôi đến bên cạnh trường, đảo mắt nhìn quanh các lớp học. nước mắt tôi chực trào ra, đột nhiên, cô kêu tên tôi và kéo tôi vào lớp. các bạn cũng khóc, tôi cảm thấy tim mình như có ai xé tan thành từng mảnh. cô tặng cho tôi một quyển sách, tôi chợt nghĩ đến việc mk ko được đi học nữa. cô và các bạn khóc to hơn. để không làm gián đoạn đến tiết học của các bạn, tôi xin phép cô và ra về. tôi chợt nghĩ đến những vệc tôi phải trải qua. tim tôi lại nhói lên...
câu chuyện nào
cuộc chia tay của những con búp bê