Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Câu sử dụng biện pháp nói quá
1. Bạn Nam cao lớn như người khổng lồ.
2. Da bạn Mai trắng như tuyết.
3. Ngôi nhà to như cái cột đình.
- Câu dùng biện pháp nói giảm, nói tránh.
1. Các chiến sĩ đã hy sinh anh dũng ngoài chiến trường.
2. Bác Hùng đã từ trần vào chiều qua.
3. Cô ấy trông không được xinh lắm nhưng rất dễ thương.
Ba câu sử dụng biện pháp nói quá:
- Bài toán này hóc búa quá, mình nghĩ nát óc mà vẫn không ra cách giải.
- Vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành của Tây Thi khiến nhiều người anh hùng phải si mê.
- Chúng ta đoàn kết lại có thể lấp biển vá trời.
Ba câu sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh:
- Chiếc áo này không được đẹp cho lắm.
- Lan phải cố gắng nhiều hơn trong môn Hóa.
- Bà Mai bị bệnh nặng nên không thể qua khỏi.
a, Bữa ăn hôm nay mẹ nấu không bằng hôm qua.
b, Thằng bé này tăng động dữ lắm.
c, Anh ấy chưa thật sự chăm chỉ làm việc.
d, Chiếc đầm này chưa thật sự ấn tượng với tôi.
"Giải pháp lần này bạn đưa ra chưa có hiệu quả lắm"
"Sau khi xem kết quả lần thi này, cô nghĩ em cần cố gắng nhiều hơn để cải thiện điểm số"
- Tác dụng:
+ Biểu đạt vấn đề một cách nhẹ nhàng và tế nhị.
+ Tránh làm tổn thương đối phương và giúp ý kiến mang tính xây dựng hơn với người khác.
- Chia tay mùa hạ của Nguyễn Thị Kim Chi ( nói giảm nói tránh )
- Viếng lăng Bác - Viễn Phương ( nói giảm nói tránh )
- Bác ơi ! - Tỗ Hữu ( nói giảm nói tránh )
- Bài ca vỡ đất - Hoàng Trung Thông ( nói quá )
- Truyện Kiều - Nguyễn Du ( nói quá )
Trong đại dịch COVID, em đã có những trải nghiệm đáng nhớ nhất trong quãng đời học sinh. Thay vì đến trường học trực tiếp, chúng em dành thời gian học online ở nhà. Dẫu quãng thời gian ấy đầy căng thẳng và mệt mỏi nhưng vẫn có những niềm vui nho nhỏ khiến lớp gắn kết với nhau hơn. Trong lúc nghỉ dịch, em cũng có thêm thời gian để chăm sóc cho đời sống tinh thần và cải thiện những thiếu sót của bản thân. Nhưng vẫn có những ám ảnh khủng khiếp khi phải chứng kiến người thân của mình ra đi vì COVID. Dù đã trải qua điều gì trong thời đại dịch, ta hãy bỏ lại ở phía sau để tiến tới tương lai tốt đẹp hơn.
Ở nhà, hầu như lúc nào chúng tôi cũng dính với nhau như hình với bóng. Làm bài tập cùng nhau, chơi thể thao cùng nhau, xem phim cùng nhau. Cô giáo và các bạn trong lớp hay đùa rằng chúng tôi là chị em song sinh. Tháng vừa rồi, bố Lan chuyển công tác đột xuất nên gia đình bạn phải chuyển đi nơi khác. Ngày bạn lên đường theo gia đình đi xa tôi chỉ biết chúc bạn bình yên mà nước mắt rơi như mưa. Sau này, dù có phải đi lên đến tận trời, tôi cũng sẽ nhất định tìm gặp lại bạn.
=> Biện pháp tu từ nói quá: cao như cây chuối hột.
Những trường hợp không nên nói giảm nói tránh:
1. Trong các tình huống cần sự minh bạch ví dụ trong kinh doanh hoặc đối diện với báo chí :Khi đối thoại với khách hàng hoặc trả lời với các phòng viên truyền tin cần đưa ra câu trả lời chính xác và rõ ràng nhất nhằm tạo niềm tin với người nghe.
2. Trong các tình huống chính trị quan trọng: Đặc biệt là trong các cuộc họp, diễn thuyết hoặc báo cáo nên sử dụng cách nói rõ ràng. Việc nói giảm nói tránh dễ gây nhầm lẫn khiến nhiều người hiểu sai tình hình thực tế.
3. Trong tình huống yêu cầu thông tin chính xác như tình hình sức khỏe của bệnh nhân hoặc các vấn đề liên quan pháp lý. Nếu sử dụng nói giảm nói tránh quá nhiều lần dễ dẫn đến hiểu sai dẫn gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Thằng bé này hư lắm
=>Cách nói giảm:
Thằng bé này cần được dạy bảo nhiều hơn
Chữ cậu xấu lắm
=>Cách nói giảm:
Cậu cố gắng luyện chữ cho đẹp hơn nhé