Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những tác động tiêu cực:
- Khai thác mỏ, quặng bừa bãi
- Vứt rác không đúng nơi quy định
- Những tác động tích cực
- Trồng rừng ngập mặn
Tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo
=> Con người đã ngày càng tác động quá nhiều đến môi trường, việc khai thác đến mức cạn kiệt các nguồn tài nguyên, thải nhiều chất độc làm cho môi trường không còn khả năng tự tái sinh. Biểu hiện dễ thấy nhất là các hậu quả như cháy rừng, biến đổi khí hậu, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, băng tan, mưa axit,…
Những khó khăn:
+ Không xác định nghề mình muốn lựa chọn
+ Định hướng không phù hợp hoàn cảnh.
+ Nghề nghiệp lựa chọn không phải điểm mạnh của bản thân.
Khi xác định được những khó khăn mà mình gặp phải, em đã tự xem xét, đánh giá năng lực của bản thân, đồng thời tìm những nghề nghiệp mà mình thực sự yêu thích và phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, nghe tư vấn từ mọi người xung quanh về việc định hướng nghề nghiệp.
Đánh giá thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương em:
+ Môi trường địa phương em đang rơi vào tình trạng ô nhiễm khá nghiêm trọng
+ Tình trạng ô nhiễm nguồn nước và đất do xả thải nước thải sinh hoạt và công nghiệp chưa qua xử lí ra ao, hồ, sông ngày một nhiều với những thủ đoạn hết sức tinh vi nhằm tránh sự điều tra của cơ quan chức năng
+ Tuy nhiên, ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường đã được nâng cao rõ rệt nhờ vào các hoạt động tuyên truyền, vận động của cơ quan, đoàn thể địa phương được tổ chức hàng tháng
Môi trường là nơi chúng ta sinh sống, phát triển hàng ngày, là không gian để sinh tồn của rất nhiều những loại động vật, thực vật trong tự nhiên. Tuy nhiên, ngày nay do ý thức không tốt của con người mà môi trường đang ngày càng trở nên ô nhiễm nặng nề. Sự ô nhiễm này không chỉ gây suy giảm chất lượng môi trường sống mà còn đe dọa đến chính sự sống của con người trên trái đất.
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, đời sống xã hội tuy đã được cải thiện rất nhiều. Nhưng song song với nó là những tác hại vô hình nhưng lại để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với cuộc sống của con người. Đó chính là thực trạng suy giảm môi trường sống, môi trường tự nhiên. Sự phát triển của công nghiệp kéo theo một loạt các mặt trái như: rác thải trong quá trình sản xuất, khói bụi thải ra từ các nhà máy, rồi để phục vụ cho sản xuất, cho phát triển kinh tế mà con người đã khai thác quá mức cho phép các nguồn lực tự nhiên, từ đó gây suy giảm sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Môi trường sống ở đây có thể hiểu là bao gồm các yếu tố tự nhiên như: nước, không khí, cây cối, đất đai…là những yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Mà khi những yếu tố này bị nguy hại, nó sẽ đe dọa trực tiếp đến sự tồn vong của con người cũng như của các loài sinh vật, thực vật trong tự nhiên.
Sự phát triển công nghiệp, sự phát triển của đời sống xã hội, đời sống kinh tế đã kéo theo một loạt những tác hại đối với môi trường. Cụ thể như: khi khói bụi ở các nhà máy sản xuất công nghiệp, khói bụi ở đường xá xe cộ thải vào trong không khí sẽ làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, cũng như sức khỏe của con người trong xã hội. Ta có thể thấy không khí là yếu tố duy trì sự sống của con người thông qua hoạt động hô hấp của cơ thể. Vì vậy, một khi môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của con người. Con người có thể một ngày không ăn hoặc không uống nhưng không thể không thở, dù chỉ là một phút. Nói như thế ta mới thấy được vai trò của môi trường không khí, và sự nguy hiểm, đe dọa của ô nhiễm môi trường đến sự sống của con người.
Không chỉ có môi trường không khí bị ô nhiễm mà nguồn nước thải trong công nghiệp, trong sinh hoạt chưa được xử lí mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước. Môi trường nước khá nhạy cảm, chỉ cần ô nhiễm một vùng nước sẽ có nguy cơ lây lan ra rất nhiều các vùng khác, các ao hồ, sông suối khu vực xung quanh. Môi trường nước bị ô nhiễm không chỉ làm cho cá, tôm, các loài thủy sinh chết mà còn gây nguy hiểm cho con người bởi nguồn nước bị ô nhiễm là nguồn nước con người sinh hoạt hàng ngày, từ đó sẽ gây ra nhiều căn bệnh lạ về da, về đường hô hấp, đặc biệt là căn bệnh ung thư. Hẳn chúng ta còn nhớ vụ việc công ty sản xuất mì chính Vedan xả nước thải sản xuất ra môi trường mà không hề qua khâu xử lí nước thải nào. Hành động vô ý thức này đã khiến cho nước của cả một vùng bị ô nhiễm trầm trọng, người dân một làng lân cận đó bị ung thư rất nhiều. Vụ việc này đã thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận trong một thời gian dài.
Ô nhiễm nước còn làm các con sông trở thành sông chết. Ví dụ như con sông Tô Lịch ở Hà Nội, do lượng rác sinh hoạt thải xuống quá nhiều mà giờ đây nó đã trở thành một con sông chết, không có bất kì loài sinh vật nào có thể sống ở đó, màu nước đen đục như màu của nước cống, khi di chuyển qua khu vực này còn có mùi thối của rác thải. Ô nhiễm môi trường nước còn gây ra những hệ lụy quan trọng, đó là gây ô nhiễm môi trường đất. Vì giữa chúng có mối quan hệ rất thân thiết. Nước thải, rác thải ngấm vào đất gây ô nhiễm. Vùng đất bị ô nhiễm này khiến cây cối không thể sinh trưởng được, mặt khác đất bị ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến mạch nước ngầm, làm nó ô nhiễm theo. Khi con người sử dụng nguồn nước ô nhiễm này thì rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Ngoài ra, thực trạng chặt phá rừng để phục vụ cho sản xuất một cách bừa bãi, thiếu hợp lí cũng làm cho môi trường bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mất rừng sẽ gia tăng các loại thiên tai, làm cho thời tiết thất thường. Mưa lớn nhưng không có những cánh rừng đầu nguồn cản trở dòng chảy dễ gây sạt lở đất đá, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Như vậy, môi trường sống của chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng vì hiện trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, vì vậy để bảo vệ môi trường sống cũng chính là bảo vệ sự sống của con người, thì chúng ta cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tuyên truyền để bạn bè, người thân cùng những người trong xã hội cùng chung tay bảo vệ môi trường. Chỉ có như thế môi trường sống của chúng ta mới trở nên trong sạch, tốt đẹp.
Những khó khăn khi thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên:
+ Một bộ phận thanh niên và người trung tuổi không chịu hợp tác thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường, vẫn ngang nhiên vứt rác bừa bãi.
+ Khó khăn về kinh tế khi không đủ nguồn vốn để các nhà máy, xí nghiệp nhỏ trang bị, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải.
+ Vấn đề em lựa chọn: Học tập trực tuyến có thể thay thế học tập trực tiếp tại trường
+ Hình thức thể hiện tư duy phản biện: thuyết trình
+ Vấn đề chính cần bàn luận: học trực tuyến có thể thay thế học trực tiếp tại trường
+ Thu thập thông tin, dữ liệu: Các lớp học trực tuyến (online) đã trở nên phổ biến trong bối cảnh đại dịch COVID-19, công nghệ cũng mang lại nhiều lợi ích đối với giao tiếp giữa giáo viên và học sinh.
+ Phân tích tổng hợp thông tin, đưa ra đánh giá:
- Lợi ích của việc học trực tuyến: linh hoạt địa điểm, thời gian dạy và học; tiết kiệm nhiều chi phí; tạo không gian học tập thoải mái; lưu trữ tài liệu học tập dễ dàng;…
- Trong bối cảnh đại dịch Covid – 19 diễn ra phức tạo ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người thì đây là giải pháp được coi là tốt nhất cho học sinh, sinh viên trong việc học tập
+ Thể hiện quan điểm cá nhân:
Theo em việc học trực tuyến có thể là giải pháp tốt nhất trong bối cảnh đại dịch diễn ra phức tạp nhưng không thể thay thế cho học tập trực tiếp tại trường vì:
- Việc tới lớp cùng thầy cô, bạn bè là đặc biệt quan trọng, là động lực khiến người học tiếp tục nghiên cứu quá trình học tập của mình. Nó giúp gắn kết giữa lý thuyết với thực hành và biến hoạt động tiếp nhận thông tin thành tương tác thông tin.
- Đặc biệt, học trực tiếp thúc đẩy các giao tiếp xã hội do có sự tương tác trực tiếp giữa người học với nhau cũng như giữa người học với người dạy.
- Lớp học trực tiếp xây dựng cho người học các kỹ năng tổ chức kỷ luật như: đi học đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp…
Hoạt động giáo dục truyền thống nhà trường đã mang cho em nhiều ý nghĩa:
Cảm thấy tự hào hơn về ngôi trường mình đang học tập, để ý thức trong học tập và rèn luyện, làm sao xứng với tên tuổi của ngôi trường.
Tự xây dựng cho mình sự tự giác, trách nhiệm bản thân trong việc gìn giữ hình ảnh ngôi trường.
Tạo động lực phấn đấu học tập, rèn luyện, thể hiện trách nhiệm của bản thân với tập thể;
- Tác động đến môi trường đất:
+ Tích cực: người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất.
+ Tiêu cực: một số người dân vẫn còn lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp, thói quen sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt của người dân,....
- Tác động đến môi trường không khí:
+ Tích cực: đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.
+ Tiêu cực: các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả nhiều khí thải ra môi trường.
- Tác động đến môi trường nước:
+ Tích cực: nhà máy hóa chất đã có hệ thống xử lý nước thải theo quy định.
+ Tiêu cực: vẫn còn một số trại chăn nuôi xả nước thải chưa qua xử lý ra sông hồ.