Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
Bậc thầy của truyện ngắn thế giới Raymond Carver đã có câu nói rất hay rằng: “Tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Điều đó không sai bởi nền văn học Việt Nam phát triển thì không thể không công nhận những đóng góp tuyệt diệu của thể loại truyện ngắn, nó dung dị nhưng luôn mang đến cho người đọc những cái nhìn sâu sắc, chân thực nhất về mọi khía cạnh của cuộc sống.
Văn học là một thế giới không bao giờ đóng trong một khuôn khổ mà nó luôn mở ra với muôn hình vạn trạng, đa dạng từ ngôn từ, hình ảnh đến cốt truyện, tinh tế trong cách chọn các biện pháp tu từ, nghệ thuật câu đưa người đọc đi từ cảm nhận này đến những bất ngờ, nút thắt khác. Nếu xem văn học là một nghệ thuật thì các nhà văn chính là những người nghệ sĩ không ngừng tìm kiếm, sáng tạo những điều nhân văn, đặc trưng có phong cách, sở trường riêng biệt làm nên một bức tranh văn học vĩ đại của Việt Nam. Trong những thể loại như tiểu thuyết, truyền thuyết, thơ,… thì truyện ngắn được xem là một cây đại thụ lớn phát triển từ lâu, ghi đậm dấu ấn theo năm tháng với rất nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng”, “Gió đầu mùa – Thạch Lam”, “Tắt đèn – Ngô Tất Tố”… Có thể thấy các nhà văn thể hiện rất thành công những tác phẩm truyện ngắn nói riêng cũng như những tác phẩm văn học với nhiều thể loại khác, nó mang dấu ấn riêng của dân tộc và thời đại. Trong cái riêng biệt của phong cách nhà văn người ta tìm thấy diện mạo của tâm hồn đẹp, tính cách đặc trưng của một dân tộc, đó là điều khiến Tô Hoài có câu: “Mỗi trang văn đều soi bóng thời đại mà nó ra đời” (Tô Hoài). Ở truyện ngắn chính là thể loại thể hiện rõ nhất những điều này, từng câu văn, bối cảnh, cốt truyện, tình tiết của mỗi tác phẩm truyện sẽ mang hơi thở của thời đại, dấu chân của nhà văn. Một thể loại văn học gắn liền cùng cuộc sống con người rất chân thực, dễ hiểu, súc tích nhưng vô cùng cuốn hút là nhận xét dành cho truyện ngắn. Trải qua nhiều thăng trầm thì đến nay truyện ngắn đã có một chỗ đứng vô cùng vững chắc trong nên văn học, nó đã khẳng định với không ít những tác phẩm để đời, bất tử theo thời gian, có thể kể đến “Số đỏ - Vũ Trọng Phụng”, “Chiếc thuyền ngoài xa-Nguyễn Minh Châu”, “Hai đứa trẻ - Thạch Lam”, “Chí Phèo – Nam Cao”…
Thể loại truyện ngắn từ lâu đã trở thành một điểm nhấn quan trọng của Văn học hiện đại Việt Nam. Thời điểm vượt trội, tạo nên dấu ấn mạnh mẽ của thể loại truyện ngắn là vào thế kỉ XX, nó phát triển bền bỉ, ngày càng chất lượng hơn gắn cùng sự đóng góp của những tên tuổi, đó là Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Tô Hoài… Trong thời kì chiến tranh, truyện ngắn có sự chậm lại nhưng không vì thế mà nó ngừng hẳn, nó chảy chậm mà chắc với những tác phẩm tái hiện một cách chân thực nhất từ đời sống, chế độ cùng con người vào thời kì đó. Chúng ta làm sao quên được Chị Dậu hiện lên là người phụ nữ điển hình chất phác, cần cù cùng sự phơi bày một chế độ bọn cường hào thống trị trước Cách Mạng đó là sự tham lam, bản chất tàn bạo của tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố. Khi hòa bình lặp lại trên nước nhà thì có thể nói là giai đoạn truyện ngắn vượt lên, tỏ rõ mình trong nền văn học với không ít những tác phẩm thành công mang đậm giá trị nhân văn từ câu chuyện đời sống con người.
Nền văn học có phát triển cùng nhiều thể loại thơ, tiểu thuyết hiện đại thì truyện ngắn vẫn mãi có một chỗ đứng vững chắc, bền bỉ theo năm tháng. Những tác phẩm kiệt tác trường tồn mãi, là những lát cắt chân thực từ đời sống, xã hội Việt Nam sẽ là những áng văn bất hủ đi cùng tên tuổi của nhà văn. Thể loại văn học truyện ngắn sẽ mãi là nơi để những nhà văn có thể khai thác, chọn để viết và người đọc đón nhận bằng cả trái tim.
Cái này mik nhớ SGK ghi rõ lắm mà
Bạn mở sách ra xem lại đi
Mở bài:
- Nêu định nghĩa về truyện ngắn
Thân bài:
- Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn
+ Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.
- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.
- Đặc điểm về cốt truyện:
+ Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp
+ Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian
- Ý nghĩa:
Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.
Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân:
+ Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn
+ Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.
Thuyết minh vể đặc điểm chính của truyện ngắn
MB:
-Dẫn dắt từ các thể loại của văn học: Sự phong phú, đa dạng của các thể loại văn học, mỗi thể loại có đặc trưng riêng
-Giới thiệu về thể loại truyện ngắn: là một trong những thể loại tiêu biểu
TB:
-Giới thiệu định nghĩa truyện ngắn: Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu truyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.
-Giới thiệu đặc điểm của truyện ngắn:
+Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của cuộc sống.
+Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn.
Viết và đọc truyện ngắn tạo ra trong ta cảm giác khác hẳn với viết và đọc tiểu thuyết. Trước hết đấy là quan hệ giữa cô đọng và mở rộng. Tiểu thuyết, dù có cô đọng đến đâu, phải hàm chứa khả năng phân nhánh và kéo dài, nếu không nói là đến vô cùng tận. Truyện ngắn thì ngược lại, phải súc tích và ngắn. Dĩ nhiên đây không phải là chuyện dài ngắn đơn thuần, vì một truyện ngắn mười hai trang có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn là một cuốn tiểu thuyết bốn trăm trang. Chúng ta đang nói đến một phạm trù khác của các tác phẩm hư cấu nói chung.
Một cách so sánh thường thấy giữa truyện ngắn và tiểu thuyết là xem tiểu thuyết là bản hợp xướng cho một dàn nhạc lớn và truyện ngắn là khúc tứ tấu cho mấy chiếc đàn. Nhưng theo tôi, cách so sánh này không chính xác: nó dựa trên lượng và vì vậy dễ làm ta lầm lạc. Bản nhạc do hai chiếc violin, một chiếc viola và một cello, thực hiện nghe khác với khi được thực hiện bởi dàn nhạc gồm hàng chục nhạc cụ khác nhau, nhưng một đoạn hoặc một trang truyện ngắn thì không khác gì một đoạn hay một trang tiểu thuyết. Truyện ngắn cũng chứa đựng tất cả các nguồn lực y như tiểu thuyết: ngôn ngữ, nội dung, nhân vật và phong cách. Tiểu thuyết gia có thể sử dụng phương tiện nghệ thuật nào thì nhà văn viết truyện ngắn cũng có thể sử dụng các phương tiện đó. Một so sánh tương đối thịnh hành khác giữa tiểu thuyết và truyện ngắn: anh hùng ca và bản tình ca đưa ta đến gần với bản chất của vấn đề hơn. Có thể nói truyện ngắn là bản tình ca viết bằng văn xuôi, còn tiểu thuyết thì là bản anh hùng ca văn xuôi.
KB: Khẳng định vai trò, vị trí của thể loại truyện ngắn trong sự phát triển của văn học
Mở bài:
- Nêu định nghĩa về truyện ngắn
Thân bài:
- Nêu các đặc điểm chính của truyện ngắn
+ Đặc điểm về dung lượng: số trang viết ít, không dài.
- Đặc điểm về sự kiện, nhân vật: ít nhân vật và sự kiện vì dung lượng truyện ngắn không lớn. Thường chỉ vài nhân vật và sự kiện nhỏ.
- Đặc điểm về cốt truyện:
+ Diễn ra trong một khoảng thời gian và không gian hẹp
+ Không diễn đạt trọn vẹn cuộc đời mà diễn đạt theo từng khoảng thời gian
- Ý nghĩa:
Mang ý nghĩa nhân sinh, ý nghĩa xã hội.
Kết bài: Nêu cảm nhận của bản thân:
+ Về vẻ đẹp, sức hấp dẫn của truyện ngắn
+ Phù hợp với cuộc sống lao động khẩn trương hiện nay.
Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình. Truyện ngắn xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỉXIX, pháttriển lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào Nga Chekhov và trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỉ XX.
Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỉXIX) nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên hiện đại, hậu hiện đại, khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết. Con người không có đủ thời gian cho những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Hồng Lâu mộng, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm đềm.... Truyện ngắn là tác phẩm tự sự loại nhỏ, đơn giản là lối trần thuật khiến “độc giả có thể đọc liền một mạch”. Truyện ngắn tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của cuộc sống xã hội. Truyện ít nhân vật và sự kiện, cốt truyện diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu: sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật chủ đề. Tuy ngắn nhưng truyện ngắn có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời.Còn Poe viết: “Trong cấu trúc tổng thể của nó, không có một từ nào mà sự thể hiện khuynh hướng trực tiếp hoặc gián tiếp của nó không được nhà văn sắp đặt trước. Với ý nghĩa đó, bằng tài năng và sự chăm sóc kĩ lưỡng của nhà văn, tác phẩm như một bức tranh hiện lên với trọn vẹn màu sắc, đưa lại cho người đọc sự thỏa mãn đầy đủ nhất”. Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại.
Raymond Carver - một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiêu mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Truyện ngắn gắn chặt với báo chí. Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổvới tốc độ chóng mặt. Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút họặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi đểcác cây bút trẻ khẳng định tài năng.
Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Thế kỉ XX, truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng... Từ sau Cánh mạng tháng Tám truyện ngắn có chững lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu... Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhât là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in.Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình - lí luận về truyện ngắn những năm gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã được mởra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đă từng tạo nên một cơn lốc xoáy văn học. Gần đây không khí văn chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu - Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất tận. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa", “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới.
Như vậy truyện ngắn là một thể loại văn học hiện đại. Ngày nay nó đã và đang phát huy được ưu thế và đóng góp không nhỏ vào thành tựu của văn học Việt Nam thế kỉ XX, XXI và mãi về sau.
Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống. Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình. Truyện ngắn xuất hiện trên một tạp chí xuất bản đầu thế kỉXIX, pháttriển lên đến đỉnh cao nhờ những sáng tác xuất sắc của văn hào Nga Chekhov và trở thành một hình thức nghệ thuật lớn của văn học thế kỉ XX.
Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỉXIX) nhưng bản thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầm của thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ nguyên hiện đại, hậu hiện đại, khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết. Con người không có đủ thời gian cho những bộ tiểu thuyết đồ sộ như: Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Thuỷ hử, Hồng Lâu mộng, Những người khốn khổ, Chiến tranh và hòa bình, Sông Đông êm đềm.... Truyện ngắn là tác phẩm tự sự loại nhỏ, đơn giản là lối trần thuật khiến “độc giả có thể đọc liền một mạch”. Truyện ngắn tập trung mô tả một mảnh của cuộc sống, một biến cố, một hành động, một trạng thái nào đó trong cuộc đời nhân vật, thể hiện một khía cạnh của tính cách hay một mặt nào đó của cuộc sống xã hội. Truyện ít nhân vật và sự kiện, cốt truyện diễn ra trong một không gian, thời gian hạn chế. Không kể trọn vẹn một quá trình diễn biến đời người mà chọn lấy những khoảnh khắc, những "lát cắt" của cuộc sống để thể hiện. Kết cấu: sắp đặt những đối chiếu, tương phản để làm bật chủ đề. Tuy ngắn nhưng truyện ngắn có thể đề cập tới những vấn đề lớn của cuộc đời.Còn Poe viết: “Trong cấu trúc tổng thể của nó, không có một từ nào mà sự thể hiện khuynh hướng trực tiếp hoặc gián tiếp của nó không được nhà văn sắp đặt trước. Với ý nghĩa đó, bằng tài năng và sự chăm sóc kĩ lưỡng của nhà văn, tác phẩm như một bức tranh hiện lên với trọn vẹn màu sắc, đưa lại cho người đọc sự thỏa mãn đầy đủ nhất”. Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương đại.
Raymond Carver - một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: ngày nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiêu mặt, thậm chí có lẽ tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện ngắn”. Truyện ngắn gắn chặt với báo chí. Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo chí kể cả báo điện tử đang bùng nổvới tốc độ chóng mặt. Người đọc quen và thích đọc truyện ngắn trong vài chục phút họặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều kiện hết sức thuận lợi đểcác cây bút trẻ khẳng định tài năng.
Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với truyện ngắn. Thế kỉ XX, truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân, Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng... Từ sau Cánh mạng tháng Tám truyện ngắn có chững lại nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu... Chiến tranh kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời sống. Nhât là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in.Thực tế ấy đã kích thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình - lí luận về truyện ngắn những năm gần đây. Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã được mởra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ, truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất. Nguyễn Huy Thiệp đă từng tạo nên một cơn lốc xoáy văn học. Gần đây không khí văn chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu - Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh đồng bất tận. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa", “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng tỏ truyện ngắn đã được đổi mới.
Như vậy truyện ngắn là một thể loại văn học hiện đại. Ngày nay nó đã và đang phát huy được ưu thế và đóng góp không nhỏ vào thành tựu của văn học Việt Nam thế kỉ XX, XXI và mãi về sau.
Từ trước tới nay chúng ta đã được đọc nhiều tác phẩm viết dưới nhìu thể loại:truyền thuyết,truyện cười,truyện ngắn,tiểu thuyết,...nhưng truyện ngắn có nhiều điểm khác với các thể loại truyện khác.Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hỉu về truyện ngắn.
Truyện ngắn đúng là rất ngắn phù hợp với tên gọi của truyện,nó là hình thức tự sự nhỏ.Truyện ngắn có dung lượng nhỏ,kể người thật việc thật nên nó khác với các thể loại khác.truyện ngắn khắc sâu vào tâm trí người đọc 1 hình ảnh,suy nghĩ sâu sắc,1 ấn tượng khó phai vì vậy khi đọc truyện nhắn dù chỉ 1 lần cũng nhớ mãi về nội dung của nó.Tác phảm Lão Hạc của Nam Cao đã tập trung mô tả 1 mảnh cuộc sống của lão Hạc đưa ra 1 hoàn cảnh éo le,con trai không lấy được vợ bỏ làng ra đi để lại người cha già và con chó Vàng.Người con ra đi có thể sẽ khong trở về nhưng lão vẫn mong đợi dành dụm chắt chiu cho con.Cuối cùng lão phải ra đi phải lìa xa cõi đời để giữ được tiền cho con.Lão là một nạn nhân của xã hội thời xưa,qua đó tác phâmt tố cáo xã hội đương thời xưa nhỏ nhen .Tác phẩm khắc sâu vào người đọc =nghệ thuật của truyện ngắn .Cca stác phẩm truyện nhắn thường nêu cao phảm chất của con nhười,phên phán thói hư tật xấu ,giáo dục con người đi theo hướng tích cực.Như trong truyện ngắn "Chiếc lá cuối cùng"của O-hen-ri đã đề cao lòng nhân đạo,sự hi sinh cao cả của cụ Bơ-men_1 hoạ sĩ nghèo để cứa mạng sống cho Giôn-xi.Sự hi sinh này làm người đọc cảm động.Truyện ngắn thậy phi thường vì nội dung của truyện ngắn tuy ít nhưng sâu sắc thường ít nhân vật và sự kiện diễn ra.Tuy nhiên những nhân vật và sự kiện đó phải thật đặc sắc.Truiyện nắn không thể trọn vẹn một quá trình biến đổi 1 quá trình sống của 1 đời người mà nó thường chọn lấy những khỏanh khắc,lát cắt quan trọng,bất ngờ đặc biệt để thể hiện.Nhờ sự sắp đặt bố cục rõ ràng có biện pháp tu từ những phép dối chiếu tương phản mạch lạc giàu cảm xúc,hình ảnh đã làm nổi bật chủ đề chính của toàn bài.Chủ đề ấy có thể nằm sâu bên trong cũng có thể bên ngoài.truyện ngắn do đó mà hay được mọi người chấp nhận.
Truyện ngắn thường đề cập đến những ván đề lớn của cuộc đời,thường cho con người những bài hcj về cách sống cách làm người tu dưỡng con người những tư tưởng tốt đẹp.Truyện ngắn phải được quan tâm và phát triển nhìu hơn nữa để kho tàng văn học VN ngày càng phong phú,đặc sắc.
MB:
-Dẫn dắt từ các thể loại của văn học: Sự phong phú, đa dạng của các thể loại văn học, mỗi thể loại có đặc trưng riêng
-Giới thiệu về thể loại truyện ngắn: là một trong những thể loại tiêu biểu
TB:
-Giới thiệu định nghĩa truyện ngắn: Truyện ngắn là một thể loại văn học. Nó thường là các câu truyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. Thông thường truyện ngắn có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang, trong khi đó tiểu thuyết rất khó dừng lại ở con số đó. Vì thế, tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn.
-Giới thiệu đặc điểm của truyện ngắn:
+Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ đề nhất định. Trong khi đó, tiểu thuyết chứa được nhiều vấn đề, phủ sóng được một diện rộng lớn của đời sống. Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian trong truyện ngắn cũng không trải dài như tiểu thuyết. Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảng khắc của cuộc sống.
+Truyện ngắn thì gây cho người đọc một cái nút, một khúc mắc cần giải đáp. Cái nút đó càng ngày càng thắt lại đến đỉnh điểm thì đột ngột cởi tung ra, khiến người đọc hả hê, hết băn khoăn.
+ Truyện ngắn có tính cô đọng và mở rộng, súc tích và ngắn. Dĩ nhiên đây không phải là chuyện dài ngắn đơn thuần, vì một truyện ngắn mười hai trang có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa hơn là một cuốn tiểu thuyết bốn trăm trang. Chúng ta đang nói đến một phạm trù khác của các tác phẩm hư cấu nói chung.
Truyện ngắn cũng chứa đựng tất cả các nguồn lực y như tiểu thuyết: ngôn ngữ, nội dung, nhân vật và phong cách. Tiểu thuyết gia có thể sử dụng phương tiện nghệ thuật nào thì nhà văn viết truyện ngắn cũng có thể sử dụng các phương tiện đó. Có thể nói, truyện ngắn là bản tình ca viết bằng văn xuôi.
KB: Khẳng định vai trò, vị trí của thể loại truyện ngắn trong sự phát triển của văn học
1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về thể thơ lục bát (do người Việt sáng tạo, dễ bộc lộ cảm xúc).
2. Thân bài.
a. Các đặc điểm của thể thơ lục bát: Lục bát chỉnh thể (tuân đúng những quy định):
* Số câu, số tiếng:
- Số dòng: Một câu gồm hai dòng (một cặp) gồm: Một dòng có sáu tiếng và một dòng có tám tiếng.
- Số câu: Không giới hạn nhưng khi kết thúc phải dừng lại ở câu tám tiếng.
Một bài thơ lục bát: Có thể có một câu, hai câu, ba câu hay có thể có nhiều câu nối dài.
* Cách gieo vần:
- Âm tiết cuối của dòng sáu tiếng hiệp vần với âm tiết thứ sáu cuả dòng tám tiếng theo từng cặp. Âm tiết cuối của dòng tám tiếng lại hiệp vần với âm tiết thứ sáu của dòng sáu tiếng nối tiếp. Cứ thế luân chuyển như vậy cho đến hết bài.
- Vần cuối dòng là vần chân, vần ở giữa dòng là vần lưng.
* Phối thanh:
- Chỉ bắt buộc: Các tiếng thứ tư phải là trắc; các tiếng thứ hai, sáu, thứ tám phải là bằng.
- Nhưng câu tám tiếng thì tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám phải khác dấu (nếu tiếng trước là dấu huyền thì tiếng sau phải không có dấu và ngược lại).
- Các tiếng thứ một, ba, năm, bảy của cả hai câu sáu tiếng, tám tiếng và âm tiết thứ hai (của cả hai câu) có thể linh động tuỳ ý về bằng trắc.
* Nhịp và đối trong thơ lục bát:
- Cách ngắt nhịp khá uyển chuyển: Nhịp 2 / 4; Nhịp 3/3
* Đối: Thơ lục bát không nhất thiết phải sử dụng phép đối. Nhưng đôi khi để làm nổi bật một ý nào đó, người làm thơ có thể sử dụng tiểu đối trong từng cặp hoặc từng câu thơ.
b. Trường hợp Ngoại lệ:
* Lục bát biến thể:
- Số chữ tăng lên: Vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo.
- Thanh: Tiếng thứ hai có thể là thanh trắc:
- Gieo vần: Có thể gieo vần trắc:
c. Tác dụng của thơ lục bát:
- Phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của Tiếng Việt.
- Cách gieo vần và phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng làm cho thơ lục bát dồi dào khả năng diễn tả.
3. Kết bài
- Nêu vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.
- Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến mức hoàn thiện với các thiên tài như Nguyễn Du …
- Được tiếp tục phát huy qua các thế hệ sau như Tố Hữu …
-> Thơ lục bát có sức sống mãnh liệt trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Chúc bạn học tốt. Nhớ tick cho mình nha.
Tham khảo:
Hải Dương là vùng đất sản sinh ra nhiều bậc đại khoa, tiến sĩ nho học đứng đầu trong cả nước. Trấn Hải Dương xưa có 637 tiến sĩ, 12 trạng nguyên. Sau chia tách địa giới hành chính, toàn tỉnh có 486 tiến sĩ, 11 trạng nguyên. Văn miếu Mao Điền không chỉ là nơi lưu danh những bậc hiền tài mà còn là địa chỉ giáo dục, khích lệ hậu thế noi gương học tập, tạo ra một mạch nguồn văn hóa không ngừng chảy. Văn miếu Mao Điền là một trung tâm đào tạo nhân tài, tôn vinh học vấn, tạo nguồn lực xây dựng đất nước và tồn tại cho đến ngày nay.
Văn miếu Mao Điền ngày nay thuộc làng Mậu Tài, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng là một trong số ít văn miếu còn tồn tại ở Việt Nam. Nguyên được lập ra để tổ chức các kỳ thi Hương của trấn Hải Dương xưa nhưng vào thời nhà Mạc đã bốn lần tổ chức khoa thi Hội.
Từ giữa thế kỷ 15, với chủ trương mở mang việc học hành và đào tạo nho sĩ, nhà Lê sơ đã cho xây dựng một loạt những trường học (trường quốc lập), trong đó có trường thi hương Mao Điền (huyện Cẩm Giàng) và Văn miếu Vĩnh Lại (huyện Đường An). Qua hơn 300 năm, đến năm 1801 dưới thời Tây Sơn, Văn miếu được di chuyển từ Vĩnh Lại về Mao Điền cùng với Trường thi hương trấn Hải Dương và trở thành nơi đào tạo hàng nghìn cử nhân, tiến sỹ Nho học, đứng hàng đầu cả nước.
Nhìn từ xa, Văn miếu Mao Điền trông như một toà thành lớn, nổi bật giữa màu xanh của những ruộng lúa Xuân mới cấy. Qua cổng Tam quan đồ sộ là khoảng sân rộng dẫn lên cây cầu đá cong cong duyên dáng. Bên hồ nước xanh, cây gạo cổ thụ có tuổi đời hơn 200 năm vẫn đang trổ lộc non trong tiết Xuân ấm áp. Sảnh chính của văn miếu với gian nhà giữa và gác chuông, gác trống hai bên, ở sân có cây gạo cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ngoài có đài nghiên, tháp Bút, Nghi Môn, Thiên Quang Tinh, Khái Thánh thờ thân Phụ và thân Mẫu của Khổng Tử. Tiếp đến là gác Chuông, gác Trống đối xứng với nhau và nằm ở phía hai đầu hồi dãy nhà giải vũ. Tiếp đến là hai gác chuông xây cất rất hoành tráng.
Ngay từ khi mới xây dựng, Văn Miếu đã là một công trình uy nghi, bề thế và thâm trầm cổ kính với thời gian. Phần chính gồm hai toà nhà lớn 7 gian, mái cong vút chạm trổ hình rồng phượng áp sát vào nhau. Kiến trúc xây theo kiểu chữ Nhị, rộng 10 mẫu (3,6 ha), các hạng mục được quy hoạch đẹp mắt, cân đối, hài hòa từ trong ra ngoài.
Nhà ngoài là nơi tụ hội bái lễ của các bậc quan trường học giả. Hai bên là hai dãy nhà giải vũ 5 gian đối diện nhau, do nằm ở hai hướng Đông và Tây nên người dân nơi đây vẫn quen gọi là nhà Đông vu, Tây vu. Đông vu là nhà truyền thống còn Tây vu là nhà khách. Hai bên vách treo danh sách 637 vị tiến sĩ quê Hải Dương đỗ đạt trong các thời kỳ khoa cử Việt Nam.
Bài trí thờ tự tại di tích trước đây được sắp xếp theo mô hình của Văn miếu Quốc Tử giám Hà Nội. Ngoài Bái đường có 01 ban thờ công đồng để nho sinh xa, gần đến lễ bái. Ngoài việc thờ Khổng Tử như trước còn phối thờ thêm 08 vị Đại khoa người Việt, trong đó đúc tượng đồng 5 Danh nhân là: Đức Khổng Tử, Tư nghiệp Quốc Tử giám Chu Văn An, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tượng được đặt trong khám gỗ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ. Đồng thời lập bài vị cho 04 danh nhân còn lại là: Đại danh y, Thái học sinh Tuệ Tĩnh, Thần toán Việt Nam Vũ Hữu, Nhập nội Hành khiển Phạm Sư Mệnh, Nghi Ái quan Nguyễn Thị Duệ.
Xưa kia Hải Dương nằm ở phía đông kinh thành Thăng Long nên gọi là xứ Đông. Đây là vùng “đất học” vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi Hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng Tràn phía trước. Trong số các sĩ tử đó có nhiều người Hải Dương đã tham dự và hiển đạt, như danh sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535).
Trong quá trình tồn tại, Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho đất nước. Tại miền Bắc Việt Nam, Văn miếu Mao Điền có quy mô và lịch sử lâu đời đứng thứ 2, chỉ sau Văn miếu Quốc Tử Giám. Văn miếu Mao Điền được lập ra để thờ Khổng Tử và các bậc đại nho theo truyền thống của Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Á khác.
Trải qua thời gian, Văn Miếu Mao Điền bị tàn phá do chiến tranh và thiên tai, bị hư hại nhiều. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Từ năm 2002, chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn miếu. Năm 1993, Văn miếu Mao Điền được Nhà nước công nhận di tích và xếp hạng cấp quốc gia.
Tháng 2 âm lịch hàng năm, tỉnh Hải Dương lại mở hội Văn Miếu Mao Điền. Người Hải Dương ở khắp nơi lại tề tựu về dự lễ hội, báo công, dâng hương tưởng nhớ các bậc danh nhân, tiên hiền của đất nước. Không khí lễ hội tưng bừng mà trang nghiêm. Truyền thống ấy còn giữ gìn tới ngày nay. Chẳng những người Mao Điền, Cẩm Giàng mà khắp vùng, khách thập phương hân hoan đón chờ ngày lễ.
Trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, cứ vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hằng năm, quan tổng đốc cùng các quan lại, cử nhân, tiến sĩ… lại về Văn miếu Mao Điền làm lễ nêu cao cương thường, thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, khuyến khích lớp trẻ học tập và rèn luyện nhân phẩm. Ngày nay, Văn miếu Mao Điền trở thành địa chỉ giáo dục quan trọng cho các thế hệ trẻ về lịch sử, văn hóa, truyền thống khoa bảng và được coi là nơi tôn vinh đạo học của tỉnh Đông. Sự ra đời, tồn tại của Văn miếu Mao Điền suốt hơn 2 thế kỷ qua chứng minh Hải Dương là vùng đất học, đất danh nhân, đất văn hiến.
Hiện nay, Văn miếu là địa chỉ “khuyến học, khuyến tài” giáo dục mọi thế hệ học sinh tỉnh Hải Dương và học sinh cả nước về phát huy tinh thần “tôn sư trọng đạo” và hiếu học của người tỉnh Đông. Những ngày đầu Xuân mới, nhiều gia đình đưa con em đến thăm Văn miếu Mao Điền để xin chữ đầu năm lấy may, thắp hương tưởng nhớ các bậc hiền tài được thờ tự tại Văn miếu và cầu mong các vị tiên hiền phù hộ cho mọi người bền gan vững chí phấn đấu, rèn đức, luyện tài góp phần xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phồn vinh.
Lược bớt đi để ngắn gọn hơn nhé!