K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 3 2016

Kết cấu dân số theo độ tuổi ở tỉnh ta :

Có 3 độ tuổi

   - Dưới lao động từ 0 – 14 tuổi, chiếm 33,92 %

   - Trong lao động từ 15 – 55 tuổi (nữ), 60 tuổi (nam), chiếm 58,54%

  - Ngoài lao động trên 55 tuổi (nữ), 60 tuổi (nam), chiếm 7,54%

29 tháng 8 2018

- Ảnh hưởng đến cơ cấu giới tính: Đông Nam Bộ có tỉ lệ giới tính thấp nhất cả nước hiện nay do luồng nhập cư nhiều nữ (do ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều ngành công nghiệp nhẹ, thu hút nhiều lao động nữ từ các vùng khác đến).

- Ảnh hưởng đến cơ cấu dân số theo độ tuổi: lao động nhập cư nhiều, đa số lao động trong độ tuổi lao động nên lực lượng lao động hiện tại của vùng lớn

2 tháng 3 2016

Kết cấu lao động theo ngành của tỉnh Tây Ninh:

-Khu vực nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao đang được hạ thấp.

-Khu vực phi nông nghiệp đang phát triển, thu hút nhiều lao động.

-Phân bố theo ngành như sau:

+ Nông lâm nghiệp chiếm 75,08%.

+ Công nghiệp xây dựng chiếm 6,67%.

+ Thương mại - dịch vụ chiếm 18,25%.

4 tháng 7 2017

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi

Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng đang có xu hướng già hoá.

- Tỉ lệ nhóm tuổi lừ 0 - 14 tuổi khá cao và đang có xu hướng giảm (dẫn chứng). Nguyên nhân: tỉ lệ sinh nước ta cao nhưng đang có xu hướng giảm (nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi cao nhất và có xu hướng tăng (dẫn chứng) do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên thấp nhưng đang có xu hướng tăng (dẫn chứng) do tuổi thọ trung bình nước ta chưa cao nhưng đang tăng lên.

b) Ảnh hưởng của cơ cấu dân số theo độ tuổi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta

- Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, trẻ, năng động, khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao; thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Khó khăn:

+ Nguồn lao động dồi dào trong khi trình độ phát triển kinh tế chưa cao dẫn tới tỉ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp lớn.

+ Tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn đặt ra vấn đề cấp bách về văn hoá, giáo dục, y tế.

+ Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao nên tỉ lệ sinh vẫn còn cao.

2 tháng 3 2016

-Người Việt (người Kinh) là dân tộc có số dân đông nhất ở Tây Ninh.

-Phân bố khắp địa bàn trong tỉnh.

-Có nguồn gốc từ các tỉnh miền Bắc, miền Trung.

-Số lượng phát triển nhanh, là lực lượng chính trong xây dựng, bảo vệ và phát triển của tỉnh Tây Ninh.

2 tháng 3 2016

- Dân số Tây Ninh 1.038.616 người (2005).

- Tỷ lệ gia tăng tự nhiên ngày càng giảm (1,3 % năm 2005)

- Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên không đều giữa các địa phương trong Tỉnh.

- Sự gia tăng cơ giới ngày càng cao.

- Tỷ lệ sinh và tỉ lệ tử chưa cân đối.

 

1 tháng 3 2016

-Kết cấu dân số theo độ tuổi gồm 3 nhóm:

+ Độ tuổi dưới tuổi lao động ( từ 0 – 14 tuổi)

+Độ tuổi lao động (từ 15 – 59 tuổi)           

+Độ tuổi trên lao động (60 tuổi trở lên)

           

26 tháng 3 2021

– Ảnh hưởng đến cơ cấu giới tính: Đông Nam Bộ có tỉ số giới tính thấp nhất cả nước hiện nay do luồng nhập cư nhiều nữ (do ở đây tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất với nhiều ngành công nghiệp nhẹ, thu hút nhiều lao động nữ từ các vùng khác đến).
– Ảnh hưởng đến cư cấu dân sô theo độ tuổi: lao động nhập cư nhiều, đa số lao động trong độ tuổi lao động nên lực lượng lao động hiện tại của vùng lớn.

2 tháng 3 2016

Tình hình gia tăng dân số của tỉnh Tây Ninh:

-Gia tăng dân số tự nhiên không đều giữa các địa phương trong tỉnh.

-Các huyện vùng sâu, biên giới tỉ lệ tăng cao hơn vùng thị xã, thị trấn.

+ Các huyện Tân Biên, Tân Châu, Châu Thành, Bến Cầu, Dương Minh Châu mức tăng dân số cao hơn 1,71%.

+ Thị xã Tây Ninh, huyện Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng mức tăng thấp hơn 1,71%.

1 tháng 9 2018

a) Nhận xét và giải thích về sự thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi

* Nhận xét

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm từ 42,5% (năm 1979) xuống còn 39,0% (năm 1989) và 33,5% (năm 1999).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi ngày càng tăng từ 50,4% (năm 1979) lên 53,8% (năm 1989) và đạt 58,4% (năm 1999).

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên cũng ngày càng tăng từ 7,1% (năm 1979) lên 7,2% (năm 1989) và đạt 8,1% (năm 1999).

Kết luận: Nước ta có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá.

* Nguyên nhân

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi ngày càng giảm do tỉ lệ sinh giảm, nhờ vào việc thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, cùng với sự nhận thức của người dân về kế hoạch hoá gia đình ngày càng được nâng cao.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi tăng là do hậu quả của sự bùng nổ dân số ở giai đoạn trước đó.

- Tỉ lệ nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên tăng do chất lượng cuộc sống được cải thiện, cùng với sự tiến bộ của ngành y tế đã làm giảm tỉ lệ tử, tuổi thọ trung bình tăng.

* Ảnh hưởng

- Giảm tỉ lệ dân số phụ thuộc, giảm gánh nặng dân số. Tuy nhiên, tỉ lệ dân số phụ thuộc ở nước ta vẫn còn cao nên các vấn đề giáo dục, y tế, văn hoá,... cũng cần được quan tâm giải quyết.

- Cơ cấu dân số trẻ nên có lực lượng lao động dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật cao, nguồn dự trữ lao động lớn.

- Sự gia tăng nguồn lao động gây sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm.

b) Nhận xét về cơ cấu giới tính và sự thay đổi cơ cấu giới tính

- Ở nhóm tuổi từ 0 - 14 tuổi: tỉ lệ nam nhiều hơn nữ.

- Ở nhóm tuổi từ 15 - 59 tuổi và từ 60 tuổi trở lên: tỉ lệ nam ít hơn nữ.

- Tỉ lệ giới tính nước ta luôn có sự mất cân đối và đang tiến tới cân bằng hơn.

+ Tỉ lệ nữ nhìn chung cao hơn tỉ lệ nam. Năm 1979, tỉ lệ nam: 48,5%, tỉ lệ nữ: 51,5%; năm 1999, tỉ lệ nam: 49,2%, tỉ lệ nữ: 50,8%.

+ Tỉ lệ nam giới có xu hướng ngày càng tăng, tỉ lệ nữ giảm (dẫn chứng).