Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các bài viết trên internet liên quan đến giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong xã hội hiện đại (Theo Tiến sĩ ngôn ngữ học Đỗ Anh Vũ, trích báo Quân đội Nhân dân)
+ Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong bối cảnh toàn cầu hoá (Theo Uông Triều, tuyengiao.vn)
+ Văn bản Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong SGK Ngữ văn 12 (2006)
- Một số dẫn chứng về hiện tượng nói và viết tiếng Việt thiếu trong sáng mà em biết:
+ Trường hợp thêm từ tiếng Anh vào những câu tiếng Việt trong giao tiếp. Những từ ấy không chỉ những người trẻ hay dùng mà đã trở thành những từ gần như cửa miệng, ít nhất là với những cư dân thành thị từ trung niên trở xuống. Thay vì nói “Em chuyển hàng cho chị lúc 5 giờ chiều” thì một chị trung niên ở thành phố sẽ điềm nhiên bảo “Ship lúc 5 giờ nhé”, hoặc các cô gái kể với bạn bè “Bọn mình vừa mới check in ở Mộc Châu”, “Hôm nay đi phỏng vấn viết review mà gặp nhiều drama quá”... Các câu bị tỉnh lược nhiều, giảm bớt cả thành phần và đưa những từ tiếng Anh thông dụng vào.
Tiêu chí để trích dẫn chứng:
- Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng của tác phẩm Tắt Đèn cao hơn những người theo chủ nghĩa cải lương, hoài cổ
+ Ông chú ý nhấn mạnh các mặt của cảnh đời
Nhân vật Đàm Thân:
- Cô là một người chiến sĩ dũng cảm không tiếc mình hi sinh cho nhân dân, đất nước.
- Cô yêu hết mình và rất chung thủy với người yêu.
- Khi không còn tình yêu bên cạnh cô quyết tâm không sống vì bản thân mình nữa mà sống vì đời, giúp đời.
Thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân vật chính - Đàm Thân là thái độ tôn trọng và yêu mến. Điều này được thể hiện qua một số chi tiết như:
+ Nhân vật tôi luôn coi Đàm Thân như vị "bồ tát" nhân từ.
+ Chi tiết "Nhìn bóng Đàm Thân khuất sau... tôi chợt nhớ lời nhà sư nói về sự linh ứng của kinh Pháp hoa, và cứ mường tượng như thể mình đã nhìn thấy hoa của lòng người."
Câu | Hiện tượng đảo ngữ | Tác dụng |
a | “Bỏ quên năm ngoái mùa hoa” (trật tự thông thường là “Bỏ quên mùa hoa năm ngoái”) | Làm cho cách diễn đạt giàu sức biểu cảm hơn, đồng thời cũng giàu nhạc tính hơn. |
b | “ùn ùn từ đâu đến – dân chài bảo từ Thuỷ phủ đùn lên – một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía” (trật tự thông thường là “một đám sương mù dày đặc, mang vị mặn và hơi lạnh thấm thía từ đầu ùn ùn đến – dẫn chài bảo từ Thủy phủ đùn lên”). | Nhấn mạnh sự xuất hiện đột ngột, dữ dội và không biết từ đâu đến của đám sương mù dày đặc; cách diễn đạt này làm tăng sức biểu cảm cho câu văn. |
* Giá trị nhân đạo:
- Thơ chữ Hán của Nguyễn Du như nhật ký cuộc đời tác giả, là bức chân dung tự họa về một con người có tấm lòng nhân đạo bao la, sâu sắc. Trái tim nhân đạo của đại thi hào thể hiện ở lòng thương người và niềm tự thương.
+ Với niềm thương cảm sâu sắc, Nguyễn Du hướng về những số phận đau khổ, bất hạnh.
+ Viết về những con người có tài năng, có khí tiết thanh cao, Nguyễn Du vừa thể hiện niềm cảm thương, vừa trân trọng, ngưỡng mộ.
+ Nguyễn Du cảm nhận mình là người cùng hội cùng thuyền với số phận tài hoa mà bi kịch, do vậy từ lòng thương người, ông trở về với niềm tự thương.
- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo với tầng lớp quan lại gian ác, những kẻ lưu manh, vô lại bất nhân, sự khuynh đảo của thế lực đồng tiền,… Trong xã hội ấy, những người lương thiện, những thân phận nhỏ bé bị chà đạp, dập vùi.
- Ông thể hiện tiếng nói đồng cảm với bi kịch, đồng tình với những khát vọng chân chính của con người: khát vọng tình yêu, khát vọng
* Giá trị hiện thực:
- Tái hiện lên hoàn cảnh sống của những số phận cơ cực, hẩm hiu (ông già mù hát rong, người mẹ dắt con đi ăn xin,…), những con người sắc tài mà bi kịch (người phụ nữ gảy đàn đất Long Thành, nàng Tiểu Thanh;…). => những bất công của xã hội, những cảnh đời trái ngược.
Gia- ve được khắc họa thông qua một loạt chi tiết quy chiếu về một ẩn dụ: hình tượng con ác thú Gia- ve
- Bộ dạng, ngôn ngữ, hành động như con ác thú chuẩn bị vồ mồi
+ Những tiếng “thú gầm”
+ Phóng vào Giăng Van- giăng cặp mắt nhìn như cái móc sắt
+ Túm lấy cổ áo
+ Phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng
- Hắn mang dã tâm của loài thú (quát tháo, dọa dẫm, nói những lời kích động mạnh khiến Phăng- tin đột tử)
- Ở Giăng Van-giăng ta không tìm thấy một hệ thống hình ảnh so sánh quy về ẩn dụ như Gia-ve
+ Giăng Van- giăng được quy chiếu về hình ảnh: Con người chân chính, con người của tình yêu thương
- Để cứu một nạn nhân bị Gia-ve bắt oan, Giăng Van- giăng buộc phải tự thú
- Hiện tượng mà tác giả nêu: phân biệt chủng tộc
- Tác giả viết về hiện tượng đó vì: Người da đen vẫn chưa tự do và vẫn bị kì thị. Tác giả nêu ra nguyên nhân chính đáng của cuộc đấu tranh, thực trạng đáng xấu hổ và cần chấm dứt.
- Mục đích của người viết là: thôi thúc mỗi người da đen hãy đứng lên giành lấy những quyền lợi chính đáng.
b) Viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống là viết bài văn trình bày ý kiến, phân tích, trao đổi, bàn luận về một hiện tượng của đời sống nhân sinh (chính trị, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, đạo đức, khoa học công nghệ, giáo dục, môi trường,...) mà người viết quan tâm.
1.2. Để viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, các em cần chú ý:
- Xác định đối tượng chính mà bài viết muốn hướng tới (Viết cho ai?).
- Xác định mục đích của bài viết (Viết để làm gi?)
- Xác định nội dung cụ thể cần viết (Viết cái gì?).
- Xác định cách thức viết, bao gồm: phương thức và các thao tác nghị luận, các phương thức hỗ trợ khác (miêu tả, tự sự, biểu cảm, thuyết minh), cấu trúc bài viết tranh, ảnh, bảng biểu, số liệu đi kèm... (Viết như thế nào).
- Thu thập các tư liệu liên quan đến hiện tượng đời sống được bản luận trong bài viết.
- Hiện tượng mà tác giả nêu: phân biệt chủng tộc
- Tác giả viết về hiện tượng đó vì: Người da đen vẫn chưa tự do và vẫn bị kì thị. Tác giả nêu ra nguyên nhân chính đáng của cuộc đấu tranh, thực trạng đáng xấu hổ và cần chấm dứt.
- Mục đích của người viết là: thôi thúc mỗi người da đen hãy đứng lên giành lấy những quyền lợi chính đáng.
Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.
Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.
Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.
Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.
Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.
Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.
Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.