Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 11 Đặc điểm chung của tình hình kinh tế- xã hội châu Phi sau khi giành độc lập là gì?
A. Kinh tế- xã hội phát triển ổn định
B. Hầu hết vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định
C. Kinh tế có bước phát triển nhưng chính trị bất ổn
D. Chính trị ổn định nhưng kinh tế lại lạc hậu
Câu 12 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng không ổn định ở châu Phi từ cuối những năm 80 của thế kỉ XX là
A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, đói nghèo, dịch bệnh
B. Sự can thiệp trở lại của các nước lớn
C. Di hại của chủ nghĩa thực dân để lại
D. Ảnh hưởng của chiến tranh lạnh
Câu 13 Vì sao năm 1960 lại được gọi là “Năm châu Phi”?
A. 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập
B. Chủ nghĩa thực dân cũ bị sụp đổ hoàn toàn
C. Chủ nghĩa thực dân mới bị sụp đổ về cơ bản
D. Chế độ phân biệt chủng tộc bị tiêu diệt
Câu 14 Anh (chị) hiểu như thế nào là chế độ Apácthai?
A. Là sự phân biệt con người dựa trên tài sản
B. Là sự phân biệt con người dựa trên chủng tộc (màu da)
C. Là sự phân biệt con người dựa quốc gia
D. Là sự phân biệt con người dựa trên cơ sở văn hóa
Câu 15 Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi cũng được xếp vào phong trào giải phóng dân tộc?
A. Chế độ phân biệt chủng tộc là một hình thái của chủ nghĩa thực dân
B. Cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc là sự tiếp nối của phong trào giải phóng dân tộc
C. Nó là sự áp bức, kì thị của người da trắng với người da màu
D. Nó lật đổ quyền thống trị của thực dân da trắng ở Nam Phi
Câu 16 Tình trạng không ổn định của châu Phi đặt ra yêu cầu gì cho toàn nhân loại hiện nay?
A. Cần có sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng quốc tế trên tất cả các lĩnh vực
B. Cần phải xóa bỏ triệt để chế độ phân biệt chủng tộc
C. Cần phải phân định lại đường biên giới cho phù hợp
D. Cần phải loại bỏ các phần tử khủng bố ở khu vực
Đáp án: D
Đại cách mạng văn hóa vô sản kết thúc đã để lại hậu quả nặng nề đối với đất nước Trung Quốc nhất là đối với nền kinh tế. Hai năm sau sự kiện này , đát nước Trung Quốc bắt đầu bước vào công cuộc cải cách, mở cửa được thông qua trong Hội nghị trung ương lần thứ 3 khóa XI của Đảng cộng sản Trung Quốc (12 - 1978).Tại hội nghị này, Đảng cộng sản đã chủ trương chuyển sang cải cách, mở cửa về kinh tế với hàng loạt các biện pháp nằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sau đó, qua các kì đại hội XII và XIII, Đảng cộng sản Trung Quốc cũng nhấn mạnh vấn đề cải cách kinh tế đi đôi với những cải cách về chính trị và xã hội. Tuy nhiên trọng tâm của công cuộc cải cách mở cửa là lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm
đường lối mới trong chủ trương xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc trung quốc có đặc điểm gì
A. lấy phát triển kinh tế, chính trị làm trọng tâm
B Lấy phát triển văn hóa làm trọng tâm
C lấy cải tổ chính trị làm trọng tâm
D lấy phát triển kinh tế làm trong tâm
-Thời cơ :là có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế của thế giới và khu vực ,có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển ,áp dụng kĩ thuật khoa học vào sản xuất.
-Thách thức :nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ tụt hậu ,hội nhập sẽ hòa tan.
-Là vì các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế ,văn hóa ,nhân lực còn nhiều hạn chế với sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới .Việc giữ gìn bản sắc dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại.Nếu không nắm bắt thời cơ thì sẽ bị tụt hậu so với các dân tộc khác.Nếu nắm bắt thời cơ nhưng không có đường lối chính sách đúng đắn phù hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
-Vì vậy mỗi dân tộc đều có những chính sách ,đường lối phù hợp để phát triển kinh tế xã hội của đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc.
* Thời cơ: -có điều kiện để hội nhập vào nền kinh tế củ thế giới cũng như là của khu vực
-có điều kiện rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển,áp dụng thành tựu KH-KT vào sản xuất.
* Thách thức: nếu các dân tộc không chớp thời cơ để phát triển thì sẽ tụt hậu,hội nhập sẽ bị hòa tan,đồng nghĩa với việc đánh mất bản sắc dân tộc.
* Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
Tháng 12/1989, Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh, mở ra một thời kì mới trong quan hệ quốc tế:
+ Xuất hiện xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Đang xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái.
*Về thời cơ:
Từ sau “chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.
- Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.
- Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
* Về thách thức:
- Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu, và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.
- Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn nhiều hạn chế…
- Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới…
- Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài…
- Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại cần được lưu ý…
- Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách, đường lối phù hợp, nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập dần vào đời sống khu vực và thế giới
Đáp án cần chọn là: B
Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bước vào thời kì xây dựng đất nước. Mặc dù đạt được một số thành tựu nhưng rất nhiều nước châu Phi vẫn trong tình trạng lạc hậu, không ổn định và khó khăn do xung đột, đảo chính, nội chiến diễn ra liên miên.