Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Chiếu dời đô của vua Lý Công Uẩn khi vừa ban ra đã nhận được sự đồng tình của nhiều người vì nó kết hợp hài hoà giữa lí và tình . Thật vậy , trước tiên là về lí. Để cho mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc chọn nơi định đô Lý Công Uẩn đã lần lượt viện dẫn sử sách Trung Quốc qua hai triều đại hưng thịnh là Thương và Chu . Hai nhà ấy , năm lần bảy lượt dời đô cho nên vận nước lâu dài , phong tục phồn thịnh . Đồng thời ông phê phán hay nhà Đinh Lê vì không Vân theo mệnh trời mà cứ mãi đóng đô ở đất Hoa Lư dẫn đến triều đại không được lâu bền , trăm họ hao tốn. Tiếp đó , để chứng minh ý kiến của mình là đúng ông phân tích về địa thế , những điểm mạnh của thành Đại La . những gì Lý Công Uẩn đưa ra đều rất hợp lý và logic , tạo nên kết cấu chặt chẽ cho bản chiếu. Đi đôi với lí là tình , Tuy ở hình thức 1 bản Chiếu đề ra lệnh nhưng có những đoạn Ông viết ra để tỏa nỗi lòng mình. Ngôn từ của Lý Công Uẩn nghe như không thể hiện mối quan hệ vua tôi - chủ tớ mà lại vô cùng thân mật , gần gũi . Ta có thể dễ dàng nhận ra điều này khi đến với hai câu cuối " Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào ? " Nếu ở vẽ đầu là mệnh lệnh thì tải về sau Lý Công Uẩn lại tỏ sự tôn trọng các đại thần khi đã quyết định nhưng ông vẫn để họ được đưa ra ý kiến để cùng bàn luận . Nhờ vậy , ông có được sự đồng cảm của mọi người . Qua Bản chiếu người đọc có thể nhận ra Lý Công Uẩn là một vị vua vô cùng anh minh sáng suốt , ông đã đúng khi dời đô đến thành Đại La và tỏ rõ sự lớn mạnh của Đại Việt.
Nói Chiếu dời đô đã phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt bởi những lí do sau:
- Thứ nhất, việc dời đô không chỉ có ý nghĩa noi theo tấm gương của người đi trước mà còn là việc "tính kế muôn đời cho con cháu" mai sau. Như vậy, quyết định dời đô thể hiện khát vọng mãnh liệt về một đất nước độc lập, thống nhất, phát triển giàu đẹp trong tương lai.
- Thứ hai, hai triều Đinh, Lê trước đó thế và lực chưa đủ mạnh nên đã phải dựa vào vùng núi rừng Hoa Lư hiểm trở. Đến triều Lí dời đô từ nơi có núi non hiểm trở (thích hợp cho việc phòng thủ và chiến đấu) xuống vùng đồng bằng rộng lớn (khả năng phòng thủ thấp) chứng tỏ dân tộc đã có nội lực phát triển vững vàng, triều đại mạnh mẽ. Cho nên đây là biểu hiện của một khát vọng tự lực, tự cường, quyết tâm dựng nước đi liền với việc giữ nước hết sức cháy bỏng, mãnh liệt của dân tộc Đại Việt.
- Vùng Hoa Lư là vùng núi hiểm trở, khi đất nước còn chưa ổn định phát triển thì đây là nơi chiến lược phòng thủ.
- Đến thời nhà Lí, Lí Công Uẩn giám dời đô ra vùng đồng bằng chứng tỏ nhà Lí đã có đủ thực lực để xây dựng đất nước, phát triển kinh thế. Có thể trấn an dân chúng, chống lại giặc ngoại xâm.
1,Trong bài "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.
2,
Lý Công Uẩn lên ngôi trong hoàn cảnh là Lê Hoàn có nhiều con và ông đã trao ngôi cho con cả nhưng ít lâu sau con cả chết, sau đó ông ko truyền ngôi cho ai nữa và chết luôn. Các người con của ôn tranh giành quyền lực, ngai vàng. Một người con thắng, lên ngôi vua được 3 ngày rồi bị Lê Long Đĩnh sát hại. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Vua suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ rồi bị bệnh chết ( do quá dâm ). Triều thần chán ghét Tiền Lê nên cho Lý Công Uẩn - là người cực có tài lên làm vua
Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì Hoa lư có địa hình hiểm trở, xung quanh toàn núi non, rừng cây um tùm, chỉ thích hợp cho việc phòng ngự. Còn Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, thế đất sáng sủa, phía trước có núi, phía sau có sông rất tiện lợi. Nhân dân không bị khổ vì thiên tai mà lại còn di chuyển dễ, là nơi thích hợp để phát triển kinh tế, khắp nơi màu mỡ là nơi thích hợp để ngự trị suốt đời
- Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài (tham khảo Chiếu dời đô).
- Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
- Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
,Trong bài "Chiếu dời đô", Lý Công Uẩn với khát vọng dời đô, mong muốn đất nước phát triển trong thời bình không còn giặc giã qua đó thể hiện ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ta. Để có thể thuyết phục khát vọng dời đô của mình, đầu tiên tác giả nêu lên dẫn chứng về các làn dời đô thời Tam đại của Trung Quốc, rồi qua đó phê phán hai triều Đinh, Lê khinh thường mệnh trời, theo ý riêng mình mà cứ đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, tác giả còn đưa ra những tác hại của việc ko chịu dời đô của hai nhà Đinh, Lê và tỏ lòng đau xót : "Trẫm rất đau xót về việc đó, không thể không dời đổi". Tiếp theo, nhà vua đưa ra những thuận lợi của Đại La : "Ở vào nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rồng mà bằng ; đất cao mà thoáng". Thậm chí ông còn tỏ vẻ quan tâm đến người dân : "Dân chúng khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". Kết thúc bài văn bằng một câu hỏi thân tình "Các khanh nghĩ thế nào?", nhà vua đã khiến bài chiếu này trở thành một văn bản bàn luận, hỏi ý kiến của quần thần chứ không còn là một mệnh lệnh nữa, điều đó phần nào đã xích nhà vua lại gần quần thần, khiến cho văn bản lại càng tăng tính thuyết phục hơn. Và quả nhiên, việc dời đô đã là một việc làm đúng đắn, không chỉ là trong lịch sử, mà sau này, Thăng Long Hà Nội vẫn còn là thủ đô của Việt Nam.
2,
Lý Công Uẩn lên ngôi trong hoàn cảnh là Lê Hoàn có nhiều con và ông đã trao ngôi cho con cả nhưng ít lâu sau con cả chết, sau đó ông ko truyền ngôi cho ai nữa và chết luôn. Các người con của ôn tranh giành quyền lực, ngai vàng. Một người con thắng, lên ngôi vua được 3 ngày rồi bị Lê Long Đĩnh sát hại. Lê Long Đĩnh lên ngôi vua. Vua suốt ngày chỉ ăn chơi sa đọa, hoang dâm vô độ rồi bị bệnh chết ( do quá dâm ). Triều thần chán ghét Tiền Lê nên cho Lý Công Uẩn - là người cực có tài lên làm vua
Lý Công Uẩn quyết định rời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì Hoa lư có địa hình hiểm trở, xung quanh toàn núi non, rừng cây um tùm, chỉ thích hợp cho việc phòng ngự. Còn Đại La được thế rồng cuộn hổ ngồi, thế đất sáng sủa, phía trước có núi, phía sau có sông rất tiện lợi. Nhân dân không bị khổ vì thiên tai mà lại còn di chuyển dễ, là nơi thích hợp để phát triển kinh tế, khắp nơi màu mỡ là nơi thích hợp để ngự trị suốt đời
Việc dời đô phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt vì:
+ Khi từ bỏ vùng núi hiểm trở Ninh Bình ra thành Đại La, nơi giao lưu trọng yếu có nghĩa là nhà Lý đủ sức mạnh phòng thủ đất nước, chống lại sự xâm lược phương Bắc.
+ Đại La là nơi trung tâm, có địa thế thuận lợi, để đất nước phát triển về kinh tế, dân có cơ hội phát triển.
+ Dời đô là dám đưa kinh đô ra đồng bằng chính là phản ánh sự lớn mạnh về thế lực, sự bản lĩnh khi dám đương đầu với thách thức.
+ Dời đô còn thể hiện tầm nhìn chiến lược, sự hiểu biết sâu rộng của người đứng đầu đất nước.
→ Việc dời đô khẳng định ý chí độc lập, tự cường, sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt có thể tự dựa vào sức mạnh của mình để đương đầu với thách thức mới.
Dời đô từ Hoa Lư ra vùng đồng bằng đất rộng chứng tỏ triều đình nhà Lý đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, xây dựng đất nước độc lập tự cường.
Ý định dời đô cho ta thấy ý chí và khát vọng mãnh liệt nào của Lý Công Uẩn ?
Lý Công Uẩn mong muốn đất nước bền vững lâu dài, phồn thịnh, khát vọng muốn thay đổi để phát triển đất nước
=> Đó cũng là nguyện vọng của muôn dân
Trong những áng văn nghị luận trung đại, Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn có một vị trí quan trọng. nó là áng văn khởi đầu cho nền văn học thời Lí – Trần. Hơn nữa, nó là áng văn đầu tiên thể hiện khát vọng về một đất nước độc lập, thống nhất, hung cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh.
Chiếu dời đô ra đời trong hoàn cảnh lịch sử khá đặc biệt. Tuy không phải là hoàn cảnh giặc thù đang lăm le ngoài biên ải, vận mệnh Tổ quốc lâm nguy như hoàn cảnh ra đời của Hịch tướng sĩ. Cũng không phải không khí tưng bừng rộn rã của cả dân tộc đang ca khúc khải hoàn như hoàn cảnh ra đời của Bình ngô đại cáo. Đây là hoàn cảnh đất nước đã thái bình. Nhưng nền thái bình ấy còn mong manh, nguy cơ giặc giã thôn tính Đại Việt chưa phải là hết. Đây là thời điểm dân tộc ta đã giành được chủ quyền, có núi sông riêng, chế độ riêng, nhưng các triều đại Đinh- Tiền Lê nối tiếp nhau ra đời rồi cũng nhanh chóng tiêu vong. Nhà Lí thành lập. Một trọng trách nặng nề đè nặng trên đôi vai vương triều họ Lí. Làm thế nào để giữ yên giang sơn bờ cõi, bảo tồn được thành quả của cha ông đã giành được? làm thế nào để phát triển đất nước ngày càng hùng cường? Niềm trăn trở ấy đã biến thành quyết định dời đô của Lí Thái Tổ(Lí Công Uẩn), và bài Chiếu đã ra đời. Hơn ai hết, Lí Công Uẩn hiểu rõ lí do phải dời đô cũng như lợi ích của việc dời đô. Trong lịch sử nhân loại , đã có không ít những lần dời đô. Không xét đâu xa lạ, chỉ riêng một quốc gia cận kề với Đại Việt là Trung Hoa, chỉ ở hai triều đại thôi cũng đã có tới vài lần phải thay đổi kinh đô: Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô, nhà Chu đến vua Thành Vương cũng ba lần dời đô. Việc dời đô của các vị đế vương Thương, Chu ấy phải đâu là những việc làm tùy tiện, theo ý riêng của mình. Đó là những việc làm có suy tính đến sự thiệt hơn, đến sự hưng thịnh, tồn vong của giang sơn, xã tắc, đến hạnh phúc lâu dài của trăm họ, muôn dân. Thật là một việc làm trên theo mệnh trời, dưới theo ý dân, đáng là tấm gương để đời sau noi theo. Từ bài học của các đế vương Trung Hoa, đi sâu vào thực tế của Đại Việt, Lí Thái Tổ càng thấy bức xúc, trăn trở: Kinh Đô của Đại Việt đóng ở Hoa Lư, nơi đất hẹp hè thưa, địa thế tuy có hiểm trở nhưng đâu phải là nơi thuận tiện cho việc giao lưu phát triển, làm sao vận nước có thể lâu dài, phong tục có thể phồn vinh như các triều đại Thương, Chu bên Trung Quốc? Và thực tế là số vận của hai nhà Đinh, Lê không được lâu bền, số vận ngắn ngủi và trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi há chẳng phải là điều đang diễn ra đó sao? Không chỉ bức xúc, trăn trở, nhà vua còn cảm thấy rất đau xót về việc đó. Tình cảm chân thành của ông là khát vọng về đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường. Khát vọng ấy biến thành ý chí hành động không thể chuyển dời. Bắt nguồn từ một khát vọng lớn lao, cao cả, với một vị trí mẫn tiệp, với tầm nhìn xa, trông rộng của một bặc thiên tài kiệt xuất, vị đế vương nhà Lí đã tìm được cho dân tộc ta một địa danh lí tưởng để định đô lâu dài. Đó là thành Đại La.( Hà Nội ngay nay). Nhà vua chỉ rõ các bá quan văn võ, cho thần dân cả nước thấy được những lợi thế vô cùng lớn của thành Đại La mà không nơi nào trên quốc gia Đại Việt có được. Thứ nhất, về vị trí địa lí ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuốn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi phải chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. Thứ hai, vế chính trị, văn hóa thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương, cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời. Đóng đô ở một nơi như thế hỏi làm sao vận nước có thể ngắn ngủi, trăm họ có thể hao tổn, muôn vật có thể không được thích nghi? Chắc chắn là vận nước sẽ được lâu dài, phong tục sẽ được phồn vinh, trăm dân muôn họ sẽ được an hưởng thái bình hạnh phúc. Hỏi có còn mong ước gì hơn? Một khát vọng thật đẹp. Khát vọng của Lí Thái Tổ cũng là khát vọng của những người dân Đại Việt lúc ấy và cả sau này. Chiếu dời đô đã đánh trúng vào niềm khao khát xây dựng một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cườngcuar cả dân tộc nên nó được mọi người nồng nhiệt hưởng ứng. Một kinh đô mới đã ra đời và tồn tại vĩnh viễn. Chiếu dời đô không chỉ thể hiện một khát vọng lớn, nó còn thể hiện được khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Do thế và lực còn yếu, chưa đủ sức để đối phó với nạn ngoại xâm nếu định đô ở đồng bằng, nên hai nhà Đinh, Lê phải chọn Hoa Lư làm kinh đô mong dựa vào địa thế hiểm trở để bảo tồn vương triều, giữ vững chủ quyền. Bởi chưa lớn mạnh nên số vận ngắn ngủi, trăm họk phải hao tổn là lẽ đương nhiên. Nhưng nay, nhà Lí là sự kế tục sự nghiệp của các triều đại cha anh,có thế đã lớn mạnh hơn. Nhưng dù có lớn mạnh hơnhay chưa thực sự lớn mạnh thì quyết định dời đô của vị Thái Tổ họ Lí cũng đã khẳng định được khí phách anh hùng, dám đương đầu với mọi thử thách, vững tin vào khả năng của mình. Khí phách của vị đế vương đầu tiên của nhà Lí cũng là khí phách của cả một vương triều, của cả một dân tộc đang trên đà lớn mạnh. Ngày nay, càng đọc kĩ Chiếu dời đô, càng suy ngẫm kĩ về tư tưởng bài Chiếu, ta càng thấy thấm thía sự sang suốt và quyết định đúng đắn của một bậc đế vương hào kiệt, càng thêm biết ơn ông đã đặt nền móng cho sự bền vững, hưng thịnh lâu dài của đất nước, càng thêm cảm phục và quý mến ông. |
Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Vì chiếu dời đô của vua Lí Công Uẩn khi vừa ban ra đã nhận được sự đồng tình của nhiều người vì nó kết hợp hài hòa giữa lí và tình. Thật vậy, trước tiên là về lí. Để cho mọi người nhận ra tầm quan trọng của việc chọn nơi định đô Lí Công Uẩn đã lần lượt viện dẫn sử sách Trung Quốc qua hai triều đại hưng thịnh là Thương và Chu. Hai nhà ấy năm lần bảy lượt dời đô cho nên vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh. Đồng thời ông phê phán hai nhà Đinh Lê vì không vâng theo mệnh trời mà cứ mãi đóng đô ở đất Hoa Lư dẫn đến triều đại không được lâu bền, trăm họ hao tốn. Tiếp đó, để chứng minh ý kiến của mình là đúng ông phân tích về địa thế, những điểm mạnh của thành Đại La. Những gì Lí Công Uẩn đưa ra đều rất hợp lí và lôgic, tạo nên kết cấu chặt chẽ cho bản chiếu. Đi đôi với lí là tình, tuy ở hình thức một bản chiếu để ra lệnh nhưng có những đoạn ông viết ra để tỏ nỗi lòng mình. Ngôn từ của Lí Công Uẩn nghe như không thể hiện mối quan hẹ vua tôi- chủ tớ mà lại vô cùng thân mạt, gần gũi. Ta có thể dễ dàng nhận ra điều này khi đến với hai câu cuối " Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. Các khanh nghĩ thế nào?" Nếu ở vế đầu là mệnh lệnh thì tại vế sau Lí Công Uẩn lại tỏ sự tôn trọng các đại thần tuy đã quyết định nhưng ông vẫn để họ được đưa ra ý kiến đẻ cùng bàn luận. Nhờ vậy, ông có được sự đồng cảm của mọi người. Qua bản chiếu người đọc có thể nhận ra Lí Công Uẩn là một vị vua vô cùng anh minh sáng suốt, ông đã đúng khi dời đô đến thành Đại La và tỏ rõ sự lớn mạnh của Đại Việt.
_Kiều Trang_