Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mình nghĩ nên phân tích từng ý trong câu tục ngữ và dẫn chứng trong đời sống là OK rồi. Chứ sử dụng câu tục ngữ thì chắc là ở mở bài, còn 1 câu nói có cùng ý nghĩa thì không cần.
cách 1:sự khác biệt giã thành thị và nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp
cách 2: sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hóa thu hẹp
-câu bị động có từ được khác vs câu bị đong có từ bị ơ sắc thái biểu đạt:câu bị đông có từ được mang hàm ý tích cực, câu bị đông có từ bị mang hàm ý đánh giá tiêu cực
câu b(bài 2 trang 65)
cách 1: ngôi nhà ấy đc người ta phá đi
cách 2: ngôi nhà ấy đã bị người ta phá đi
Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại mà xã hội ta đang trên con đường đổi mới theo xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để đất nước có thể theo kịp các nước khác chúng ta phải có nhiều nhân tài. Và đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính là người chủ tương lai đất nước, họ phải là những con người có tri thức có trình độ mới có thể làm tốt vai trò quan trọng của mình sau này. Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.
Để hiểu nội dung của lời khuyên này trước hết chúng ta cần hiểu học là gì? Học là một quá trình thu nhận, tích lũy kiến thức, kĩ năng để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về trình độ khoa học, kĩ thuật. Học là một khái niệm rất rộng chứ không phải bó hẹp trong phạm vi ngôi trường mà ngay từ nhỏ khi sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối xử với người trên với bạn bè. Thế rồi khi đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về khoa học về xã hội, và dưới bàn tay chăm sóc Ân cần của các thầy cô giáo ta còn được học cả rèn luyện cả về đạo đức. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở… Song có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng hỏi về bất cứ vấn đề về tự nhiên thì đều biết còn hỏi về các vấn đề xã hội thì chẳng biết gì.
“Học nữa” là học hết trình độ này chúng ta phải chuyển sang trình độ khác, từ dễ đến khó, từ phạm vi hẹp đến phạm vi rộng. Việc học không bao giờ được ngừng nghỉ mà là một mạch nối tiếp nhau và không ngừng nâng cao để ta có cơ hội trau dồi tri thức, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Mỗi lần nâng lên một mức học con người sẽ trưởng thành và vững chắc thêm một bước về tri thức và trình độ và đó là thứ hành trang quý giá giúp con người tự tin khi bước vào cuộc sống tự lập sau này và quan trọng nhất là có tri thức trí tuệ để có thể vận dụng tốt vào công việc và có thể sáng tạo ra những công trình khoa học, góp phần xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.
Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.
Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.
Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.
Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.
Bài làm:
Nhân dân ta hầu như ai cũng biết đến câu nói sâu sắc của nhà bác học thiên tài Lê Nin: 'học, học nữa, học mãi'.
Câu nói này quả nhiên là một lời khuyên răn đối với chúng ta về vấn đề học tập kinh nghiệm, rằng học mãi để hiểu cao biết rộng vì kiến thức như là một đại dương bao la vô tận không bao giờ học hết được.
Câu nói:' học, học nữa, học mãi' quả là không sai. 'Học' có nghĩa là học hỏi, tìm tòi, sự tiếp thu bài, kiến thức của con người dưới sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy co, người dạy học. Khi học, chúng ta phải tìm hiểu thêm về nó để biết sâu hơn và có thể mở rộng những kiến thức mà chúng ta đã học được như lời Lê Nin đã nói, 'Học, học nữa, học mãi'. Câu nói đó có ý nghĩa rằng chúng ta phải học hỏi, tìm tòi không ngừng ề những kiến thức chúng ta học được ở những người xung quanh mình.
Qua đó, ta thấy câu nói đó là một chân lí sâu sắc, đúng đắn từ trước đến nay, con người kể cả những nhà toán học, văn học, sử học, thiên văn,... cũng phải học hỏi, tìm hiểu chuyên sâu vào ấn đề thì mứi trở nên thành tài, thành các nhà bác học như vậy.
Nhưng không phải trở thành nhà bác học là đã học được hết các kiến thức vì kiến thức là cả một đại dương, hoặc có thể nói rằng, kiến thức là một kho báo bí hiểm mà chúng ta cần phải khám phá. Chỉ cần một ngày trôi qua thôi, có thể sẽ có một phát minh, hoặc một kiến thức mà ai đó khám phá được ra đời. Vì thế, chúng ta phải nỗ lực học tập không ngừng để khám phá ra kho báu bí hiểm kia.
Đất nước ta có rất nhiều nhà bác học nổi tiếng như: Lê Quý Đôn, Lương Thế Vinh,... hay nhà toán học ngày nay như Ngô Bảo Châu. Hay các nhà toán học, bác học nước ngoài như là toán học Pitago, O clit, Newton,... Học đã dày công nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi suốt đời và đã cống hiến, phát iện ra nhiều khiến thức quý báu cho nhân loại, con người. Ngoài ra, em thấy câu nói của Lê Nin còn là một lời giáo dục, dạy bảo có giá trị dành cho con người, giáo dục lí tưởng, chân lí sống cao quý.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng có câu: 'Học hỏi là một việc phải liên tục suốt đời' hoặc câu nói nổi tiếng của Kalinin: 'đường đời là chiếc thang không nấc chốt, việc học là quyển sách không trang cuối cùng'. Qua đó, ta thấy những câu nói của các danh nhân về iệc học, tìm hiểu không ngừng đã phần nào bổ sung thêm tính đúng đắn cho câu nói của Lê Nin.
Nhưng chúng ta có thể cũng cảm thấy buồn vì xã hội ngày nay có rất nhiều học sinh trong độ tuổi đi học rất lười biếng, không chăm chỉ tìm tòi, ngoài ra còn một số người đã đạt được danh hiệu, bằng cấp nên tự kiêu, tự mãn, cho là mình giỏi nên không tiếp tục tìm hiểu , học nữa.
Còn có một số học sinh kiến thức hạn hẹp, có giới hạn, ham chơi nên đã khiến cho những người đó bị phê bình, phê phán. Do đó, tiếp tục học là việc cần phải làm. Nhưng trước đó, ta phải xác định mục tiêu cần đến để có thể nỗ lực học hơn. Chớ nên bỏ dở, thấy mình kém thì bỏ, tự ti.
Em có một lời khuyên cho những bạn đó bằn một câu nói mà em cảm thấy rất tâm đắc: ' Khi bạn muốn kết thúc thì hãy nghĩ đến lí do bạn bắt đầu'.
Chúng ta phải xác định xem chúng ta học để làm gì thì mới có thể học được, có thể chúng ta học để phục vụ đất nước,... Bên cạnh đó, ta cần phải có thái độ học nghiêm túc, học ở trường, học ngoài xã hội.
Khi đã đáp ứng đủ các yếu tố đó, chúng ta có thể sẽ mang lại lợi ích cho xã hội, làm cho xã hội thêm văn minh hơn, phát triển kinh tế,... để có thể sẵn sàng đấu tranh với mọi thử thách.
Qua đó, ta thấy câu nói của Lê Nin rất đúng đắn, theo em nghĩ, chính Lê Nin cũng muốn các nước đều phát triển. Em cũng sẽ cố gắng thực hiện theo lời của Lê Nin.
Ai về Quảng Ngãi mà xem
Bãi tơ vàng óng đồng ken lúa vàng
Xóm thôn sực nức mùi đàng
Nhắp chè Tam Bảo luận bàn văn chương
2 Ai về núi Ấn sông Trà
Có thương cô bậu ghé nhà mà thăm
3 Ai về Quảng Ngãi
Cho tôi gởi ít tiền
Mua giùm miếng quế lâu niên
Đem về trị bệnh khỏi phiền bà con
4 Ai đi bờ đắp một mình
Phất phơ chéo áo giống hình vợ tôi
5 Ai về Cổ Lũy cô thôn
Nước sông Trà Khúc sóng dồn lăn tăn
6 Ai về quê ấy Nghĩa An
Ghé thăm phong cảnh chùa Hang, Bàn Cờ
7 Ai về Cà Đó
Chịu khó xách ky
Tay cầm đôi đũa
Lưng đi lòm khòm
8 Ai về Long Phụng thì về
Có sông tắm mát giếng kề một bên
9 Ai về Cổ lũy, xóm câu
Nhớ mua đôi chiếu đón dâu về làng
10 Ai về Quảng Ngãi, Ba Tơ
Rừng thiêng nhớ buổi dựng cờ đánh Tây
11 Ai về Sơn Tịnh quê ta
Đừng quên chiến thắng Ba Gia lẫy lừng
12 Ai kêu ai hú bên sông
Tui đang vá áo cho chồng tui đây
Ăn trái nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ gánh dây đi trồng
Đạp xe lấy nước tràn đồng
Lập lăng thờ mẹ ẳm bồng em xưa
13 Ai đi trên đập một mình
Phất phơ chéo áo giống hình phu quân
14 Ai về An Đại nhắn lại vài lời
Duyên nợ tại trời, bớt nhớ bớt thương
Giục mã đơn đường, dứt tình đi sợ tội
Tiếc công anh lặn lội nhiều ngày
Bảng có treo mược bảng, thơ có bày mược thơ
15 Ai đem con én qua sông
Cho nên con én ngồi buồn rỉa lông
Chim khôn quen lấy cái lồng
Cá khôn quen dịch vợ chồng quen hơi
Cá về biển Bắc nghỉ ngơi
Chim dựa gầm trời ngày tháng đinh ninh
Cách xa nhắn một chữ tình
Cảm thương cho bạn một mình bạn ơi
16 Ai về nhắn với nậu nguồn
Mít non gởi xuống, cá chuồn gởi lên
17 Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ con cá bống sông Trà kho tiêu
18 Anh ra đi lính cho làng
Nước mắt ròng ròng nhớ mẹ nhớ cha
Cực vì ông nớ trong tòa
Sức anh đi lính vậy mà phải đi
Ra đi tới rặng Trà Mi
Thấy kẻ thăm con người thăm cháu thiếp đi thăm chàng
Đi ra vừa tới ngoài Hàn
Thấy lính đi tập dư ngàn dư trăm
Thiếp thương chàng mới ghé qua thăm
Chàng qua nước bển biết mấy mươi năm chàng về
Thôi thôi em trở lộn về
Nuôi cha với mẹ trọn bề hiếu trung
19 Anh thương em đừng cho ai biết
Đừng cho ai biểu, đừng cho ai bày
Thâm thâm dìu dịu mỗi ngày mỗi thương
Nước mía trong nấu lọc thành đường
Anh thương em thì anh biết chớ thói thường biết đâu
20 Anh thương em đừng cho ai biết, đừng cho ai hay
Đừng cho ai biểu, đừng cho ai bày
Thâm thâm dìu dịu mỗi ngày mỗi thương
Nước dưới sông ai sá dễ đong lường
Bạn có thương ta bạn biết chớ thói thường có biết đâu
21 Anh sảy thì em lại cào
Lúa bắp mới đặng đầy bồ, đầy chum
22 Anh đi bỏ võng ai nằm
Bỏ dâu ai hái, bỏ tằm ai nuôi
23 Anh muốn chơi đờn bản năm dây
Nhà em cũng có năm cây đờn cò
Đờn kêu tiếng nhỏ tiếng to
Đờn bài Lưu thủy xang hò thì xang
Đờn kêu tích tịch tình tang
Đờn kêu cho thấu tai chàng chàng ơi
Đêm năm canh lặng gió thanh trời
Đó anh khoan giấc ngủ đặng nghe lời em phân
24 Anh ra đi đi lính cho làng
Thượng văn hạ võ làm quan triều đình
Ra đi có tướng có binh
Lên lưng con tuấn mã ra kinh một hồi
Phò vua một dạ trên ngôi
Em tưởng anh có ngãi em ngồi em trông
Hay đâu anh bạc ngãi vong ân
Liệng ra biển Bắc trôi lần biển Đông
Bấy lâu tưởng ngãi vợ chồng
Hay đâu tác nước biển Đông một mình
25 Anh về trồng trúc ngay hàng
Trồng tre ra trái đây nàng theo không
26 Anh thương em xách rượu qua cầu
Đứt dây rượu đổ
Trầu sổ trầu trôi
Cái lá trôi xuống
Cái cuống trôi lên
Làm người chẳng sự sao nên
Anh thương em đỡ đỡ thương bền đặng lâu
27 Anh nói với em không thiệt không thà
Đùng đình ra trái nửa già nửa non
Anh nói với em anh chưa vợ chưa con
Con đâu mà khóc đầu non tè tè
Thôi thôi anh trở lộn về
Trước nuôi cha mẹ sau trọn bề gia phong
28 Anh thương em thì đừng có luân con mắt, đừng có quẹt ngón
tay
Người ta đông như hội cứ thẳng ngay mà nhìn
Miếng trầu miếng thuốc em không xin
Thuốc anh anh hút đừng đưa, đừng mời
Miệng thế gian họ đồn thổi anh ơi
Cứ giả lơ làm lảng như hồi chưa quen
29 Anh ơi giữ đạo tam cang
Dù sanh dù tử cũng giữ cho toàn trước sau
Anh ơi đừng có ham giàu
Tỉ như con chim kêu núi Bắc, con cá sầu biển Đông
Có duyên thì vợ thì chồng
Không duyên ở vậy lập vườn hồng trồng hoa
Hỡi người bạn cũ gần xa
Ham nơi phú quý bỏ nghĩa ta sao đành
30 Anh gặp em đây như vợ gặp chồng
Thác như đòn gánh gãy giữa đồng gặp tre
Anh gặp em đây như chén gặp ve
Thác như bình tích gặp chè Ô Long
31 Anh đi đâu bỏ quạt lăn châu
Bỏ thương bỏ nhớ bỏ sầu lại đây
Anh đi đâu bỏ cửa bỏ nhà
Bỏ ba cây kiểng cho gà nó bươi
32 Anh có vợ trước anh có con trước
Em lấy chồng sau em có con sau
Lúa đen trổ trước phơi màu
Trì trì trổ muộn hai màu giống nhau
33 Anh với em như quế với gừng
Dẫu xa nhân nghĩa xin đừng tiếng chi
Anh về cuốc đất trồng cau
Cho em trồng ké giây trầu một bên
Bao giờ trầu nọ lớn lên
Cau kia có trái thì nên vợ chồng
34 Anh chẻ tre bện sáo ngăn sông
Kịp khi đó vợ đây chồng kết đôi
Anh chẻ tre bện sáo cho dày
Ngăn sông Trà Khúc chờ ngày gặp em
35 Anh thương em anh để đó đã
Chèo ghe ra giã mua bộ chén chung
Chén lớn sơn đỏ, chén nhỏ sơn vàng
Rượu lưu ly chiết để hai hàng
Cha với mẹ nhận lễ, thiếp với chàng gầy duyên
36 Anh có thương em thì anh để đó đã
Đi lên chợ giã mua bộ chén chung
Chén lớn sơn đỏ, chén nhỏ bịt vàng
Rượu lưu ly thiếp để hai hàng
Cha với mẹ uống trước thiếp với chàng uống sau
37 Anh thương em không lẽ anh thương thầm
Thương thì rượu quế trầu mâm tới nhà
38 Anh về mỗi bước mỗi biên
Bước bao nhiêu bước dạ anh phiền bấy nhiêu
39 Anh về dưới nớ em ở lại trên ni
Dặn em hai chữ nhớ ghi vào lòng
Thương nhau nước đục cũng trong
Ghét nhau nước chảy giữa dòng cũng dơ
Mực sa xuống giấy thành thơ
Đừng nghi mà tội đừng ngờ mà oan
Kề tai nghe tiếng anh than
Trước sao sau vậy giữ đàng thủy chung
40 Anh về bán ruộng cây da
Bán đôi trâu già mới cưới đặng em
41 Anh về bán cái nồi rang
Bán đôi đũa bếp cưới nàng còn dư
42 Anh về tìm vảy con cá trê
Tìm gan con tôm sú tìm mề con lươn
Bao giờ bún nọ có xương
Dây tơ hồng có rễ thiếp mới thương đặng chàng
43 Anh đi đường ấy xa xa
Để em ôm bóng trăng tà năm canh
44 Anh đi ba bữa anh về
Rừng sâu nước độc chớ hề ở lâu
45 Anh đi em mới trồng hoa
Anh về hoa nở được ba trăm nhành
Một nhành là chín búp xanh
Bán ba đồng một để dành một nơi
Tiếng anh ăn học một đời
Cậy anh tính thử vốn lời bao nhiêu
46 Anh có vợ trước lâm đàng cực khổ
Em có chồng sau đặng chữ thanh nhàn
Ra đi cáng võng nghinh ngang
Nghiêng mình xuống cáng chào chàng, cảm ơn
Con chim huỳnh nó đậu cành sơn
Ở sao cho trọn nghĩa thì hơn bạc vàng
47 Anh có vợ trước lâm đàng cực khổ
Em có chồng sau đặng chỗ giàu sang
Ra đi quân lính hai hàng
Nghiêng mình xuống võng chào chàng buổi xưa
Chào rồi thiếp đón chàng đưa
Đây em đà trọn nghĩa sao anh chưa trọn tình
48 Anh trách con chim bạc con chim không bạc
Lồng kia rách nát lưới nọ rã rời
Lồng treo một nơi sào dựng một ngả
Con chim chết trong lòng bụng dạ thảo ngay
49 Anh gặp em đây con bóng vừa trưa
Nghĩa đà hết nghĩa tình chưa phỉ tình
50 Anh xách bầu rượu tới đó
Thôi anh chịu khó xách về
Giàu nghèo em chẳng dám chê
Để em nuôi từ mẫu cho trọn bề hiếu trung
51 Anh đi lên
Em gởi thơ lên
Anh đi xuống
Em gởi thơ xuống
Đương ăn đương uống
Ngừng đũa coi thơ
Coi được nửa tờ
Ruông ruống nước mắt
Thiếp Bắc chàng Nam
Em cam bụng chịu
52 Anh đưa em về từ thuở mười ba
Công việc cửa nhà giao hết cho em
Bây giờ tuổi tác hom hem
Anh đi theo nẫu tòm ten sao đành
53 Anh đốn thì anh lấy
Máu ai thâm thịt nấy, tội gì em lo
Hổ phụ sinh hổ tử
Long mẫu xuất long nhi
Qua với em rủi có điều chi
Chín trăng anh không bỏ nữ nhi một mình
54 Anh thương em anh mới đi đêm
Té xuống bờ ruộng đất mềm không đau
Cảm thương chỗ đất không đau
Anh về bữa trước bữa sau em xa rồi
55 Anh với em cùng ở một làng
Bởi anh chậm bước nên đôi đàng cách xa
Bây giờ trách mẹ hờn cha
Trách trong căn số sinh ra lỗi giờ
Trách cùng bà Nguyệt ông Tơ
Xe Nam xe Bắc sao hai đứa mình không xe
56 Anh biểu em về dọn dẹp trong nhà
Mượn gấm cùng phản lót ra ba bốn từng
Họ hàng anh không để đi chưn
Đi xe cùng kiệu, trắp bưng không thiếu gì
Em ơi em chớ có đòi chi
Để qua về qua định liệu qua đi cho nàng
Qua đi cho em một quả hột xoàng
Cây trâm hột ngọc dây loan đủ rồi
Kiềng đồng, kiềng bạc, cà rá đủ đôi
Bông tai vàng nở, lược đồi mồi huyên thiên
Ăn rồi các họ đi liền
Những ngựa cùng ché theo liền một trăm
No nê hể hả thì nằm
Kẻ nằm lên võng người nằm kiệu mây
Bà con cô bác sum vầy
Xôm xôm bước tới đà đầy chật sân
Sui gia đây đó xa gần
Kẻ thời cột ngựa, người lần hiên mai
Thầy hương, bá hộ, tú tài
Thầy chánh, thầy phó, thầy cai những là
Một trăm hai họ đàn bà
Bà chánh, bà phó, bà già bước vô
Những còn ông chú, bà cô
Ông cậu, bà bác lô nhô hai hàng
Lẽ gì em lên em chào hết các quan
Em chào luôn tiếng nữa họ hàng bên qua
Lẽ gì trầu rượu em bưng ra
Trước em chào hai họ, sau em ra em nhận vàng
Hai bên xứng mặt giàu sang
Cha với mẹ đứng đó thiếp với chàng hòa duyên
57 Anh với em gá nghĩa tam tùng
Lạy cha cùng mẹ định dùm con thơ
Mau mau trời đã đến giờ
Những xe cùng ngựa đứng chờ ngoài sân
Cuối đầu mà lạy mẫu thân
Bước lên võng lược thẳng đàng theo anh
58 Anh về chẳng biết lấy gì đưa
Bánh trâm, bánh lạc, bánh lá dừa đưa anh
59 Anh đà biết ngõ em chưa
Ngõ em ngõ ngói mà chưa chạm rồng
Hai bên lê với lựu trổ bông
Anh có vợ năm trước em có chồng năm sau
Bây giờ hai đứa bằng nhau
Miễn là có phước chớ trước với sau làm gì
60 Anh đừng ham đờn bản năm giây
Nhà em cũng có năm cây đờn cò
Đờn kêu tiếng nhỏ tiếng to
Đờn kêu lưu thủy là hò xừ xang
Đờn kêu cho thấu tai chàng
Chàng ơi bớt ngủ nghe lời em phân
61 Anh về giữ dạ trung trinh
Gửi thư con ngư rước, gửi lời con nhạn đưa
Lời nguyền phơi nắng dầm mưa
Bát nước dư thiếp uống, bát cơm thừa chàng ăn
Em nguyền cùng anh ba bốn con trăng
Anh về giữ dạ đừng có nhíu nhăng nơi nào
62 Anh với em cùng ở một làng
Bởi anh chậm bước nên nàng đi xa
Bây giờ em không trách mẹ hờn cha
Trách rằng căn số sinh ra lỗi giờ
Trách cùng bà Nguyệt ông Tơ
Xui đường cho thiếp, bỏ bơ vơ duyên chàng
63 Anh gặp em đây muốn kết chỉ xe dây
Nhớ lời thề sơn minh hải thệ
Chiếc kim xuyến em còn dành để
Khăn vuông hường anh còn thế lại đây
Chàng thấy đó thì tường tâm sự
Lời giao ước của kia còn giữ
Duyên Châu Trần nghĩa nọ còn ghi
Anh nguyền với em thiên chiếu địa tri
Thôi thì thôi gặp nàng có thuở
Biển dầu cạn lòng Kiều còn nhớ
Non dầu mòn tình Trọng chớ quên
64 Anh về không lẽ em đi theo
Ruột đau từng đoạn bộ lông nheo ướt dầm
Ra đi không phép lẽ em dám cầm
Ra về tới ngõ châu dầm lệ rơi
65 Anh thương em thì đừng có luân con mắt, đừng có bắt cái tay
Người ta đông như hội ngó ngay chứ đừng nhìn
Anh thương em để dạ làm tin
Miếng trầu miếng thuốc giữ gìn anh ăn
Trầu em, em để trong khăn
Thuốc anh, anh hút đừng quăng, đừng dồi
Miệng thế gian quá lắm anh ơi
Chồng em hay đặng, vậy thời em nói sao
66 Anh đi mười một năm Thân
Ở nhà em đợi đã gần ba năm
Dầu mà nơi tử nơi sanh
Thì em cũng đợi nơi anh trở về
Ở nhà không dám ngoa nguê
Áo em năm nút chưa hề hở bâu
69 Anh về sao đặng mà về
Nhân nghĩa lời thề bỏ lại cho ai
Ra về đường liễu dặm mai
Khuyên anh ở lại khéo phai lời nguyền
70 Áo vàng đừng để sứt khuy
Cải lời cha mẹ làm chi tội trời
71 Áo anh cởi mãi không ra
Lời thề năm ấy anh đà bỏ quên
72 Áo thay tay chờ ngày giao bạn
Miệng kêu ới chàng cho xứng trượng phu
Đó bạn hò nhu ta cũng hò nhu
Ai mà hò hoán, hò thù mặc ai
73 Ăn tiêu nhớ tỏi ngậm ngùi
Tay bưng đĩa thịt nhớ mùi nước mắm ngon
Em tưởng anh lòng dạ sắt son
Hay đâu anh có vợ con ở nhà
Anh đến đây cũng muốn kết nghĩa giao hòa
Kết nghĩa cũng đặng sợ con vợ già nó ghen
74 Ăn tiêu nhớ tỏi ngậm ngùi
Ngồi trong đám hẹ nhớ mùi hành hương
Ăn chanh nhớ tới mùi hường
Bưng chén cơm tấm nhớ dĩa muối gừng còn cay
75 Ăn chanh chép miệng chua chua
Anh đưa em đến chợ Chùa xa xa
Mảng lo cha yếu mẹ già
Đặt lưng xuống đất con nhạn đà trở canh
76 Ân tình chưa đặng bao lâu
Tằm sao nở bỏ nghĩa dâu hỡi tằm
1. Ai lên làng Quỷnh hái chè,
Hái dăm ba lá xuống khe ta ngồi!
2. Muốn ăn cơm trắng cá mè,
Thì lên làng Quỷnh hái chè với anh.
Muốn ăn cơm trắng cá rô,
Thì lên làng Quỷnh quẩy bồ cho anh!
3. Hà Nội ba mươi sáu phố phường
Hàng Gai, hàng Đường, hàng Muối trắng tinh.
Từ ngày ta phải lòng mình
Bác mẹ đi rình đã mấy mươi phen.
Làm quen chẳng được nên quen
Làm bạn mất bạn ai đền công cho
4. Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng
5. Ai về Hà nội ngược nước Hồng Hà
Buồm giong ba ngọn vui đà nên vui
Đường về xứ Lạng mù xa..
Có về Hà nội với ta thì về
Trên trời có đám mây xanh,
Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng,
6. Ai đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt, biết còn thương chăng?
7. Ngày xuân cái én xôn xao
Con công cái bán ra vào chùa Hương.
Chim đón lối, vượn đưa đường
Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.
8. Ra đi anh nhớ Nghệ An,
Nhớ Thanh Chương ngon nhút, nhớ Nam đàn thơm tương.
9. "Yến sào Vinh Sơn
Cửu khổng cửa Ròn
Nam sâm Bố Trạch
Cua gạch Quảng Khê
Sò nghêu quán Hàn...
Rượu dâu Thuận Lý..."
10. Ước gì anh lấy được nàng,
Để anh mua gạch Bát Tràng về xây.
Xây dọc rồi lại xây ngang,
Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.
Đừng thủy thì tiện thuyền bè
Đường bộ cứ bến Bồ Đề mà sang
Xuân! Xuân đã về-mùa của ước mơ,mùa của sức sống,khát khao đã về rồi . Trong vườn, cây cối bỏ đi cái áo khoác mà đã mang suốt mùa đông lạnh lẽo để thay vào đó là bộ quần áo mới tràn đầy những lá non,lộc biếc. Hoa khoe sắc, lộng lẫy trước nắng xuân.Trong các vòm cây,kẽ lá,những chú chim sơn ca cất vang lên bản nhạc chào xuân,rộn rã.Chỉ mới có vài hôm trước, mọi vật còn ủ rũ trong mùa đông mà giờ đã xanh tốt,tươi vui lạ thường.Trên nền trời,cánh én chao liệng vu vơ,từng đám mây bông trắng xốp nhẹ nhàng lững thững trôi,vui mừng.Ôi!thật là đẹp.Tất cả thật là đẹp.
Tham khảo ~~~
Chúc học tốt!
Tham khảo:
Quê hương tôi là thành phố Vũng Tàu . Đây là một bãi biển đẹp và là khu du lịch nổi tiếng. Biển rất đẹp, mênh mông khiến tôi phải thốt ra lời nói : " Ôi! Bãi biển này thật đẹp và mênh mông biết bao ! Lần đầu tiên tôi đến đây, bạn có biết không tôi đã rất ngạc nhiên là không ngờ biển lại đẹp đến vậy. Xế chiều, nhìn ra ngoài biển tôi thấy ông mặt trời đang từ từ lặn xuống. Trên bầu trời, từng đàn chim đang rầu ríu bay về tổ. Chao ôi! Cảnh hoàng hôn mới đẹp làm sao! Tôi đã được xem cảnh hoang hôn rất nhiều lần rồi nhưng không bao thấy chán. Tôi thật tự hào và hạnh phúc vì đã được sinh ra trên mảnh đất yêu dấu này.
- Câu đặc biệt: Ôi!, Chao ôi! (Bộc lộ cảm xúc)
- Trạng ngữ: Lần đầu tiên tôi đến đây (xác định thời gian, nơi chốn), xế chiều (xác định thời gian)
Soạn bài: Thêm trạng ngữ cho câu
I. Đặc điểm của trạng ngữ
Câu 1: Xác định trạng ngữ:
- (1) Dưới bóng tre xanh
- (2) Đã từ lâu đời
- (3) Đời đời, kiếp kiếp
- (4) Từ nghìn đời nay
Câu 2: Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có tác dụng mở rộng ý nghĩa cho câu.
Theo thứ tự trạng từ đánh dấu ở câu 1 ta thấy các trạng từ bổ sung ý nghĩa cho câu như sau:
(1): làm rõ, xác định về mặt không gian (nơi chốn) cho điều được nói đến trong câu.
(2), (3), (4): bổ sung thêm thành phần ý nghĩa xác định về mặt thời gian cho câu
Câu 3: Có thể chuyển những trạng ngữ trên sang những vị trí khác trong câu như:
- Trạng ngữ có thể nằm ở đầu câu: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
- Trạng ngữ nằm ở cuối câu: Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
- Trạng ngữ có thể nằm ở giữa câu: Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
II. Luyện tập:
Câu 1: Cụm từ "Mùa xuân" đóng vai trò:
a. chủ ngữ (đầu câu), vị ngữ (giữa câu)
b. trạng ngữ chỉ thời gian
c. phụ ngữ của cụm động từ
d. Câu đặc biệt.
Câu 2 + 3: Trạng ngữ trong các câu:
a.
- khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi(Trạng ngữ chỉ thời gian)
- trong cái vỏ xanh kia, dưới ánh nắng (Trạng ngữ chỉ không gian (nơi chốn))
- vì cái chất quý trong sạch của Trời (Trạng ngữ chỉ nguyên nhân)
- như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết (Trạng ngữ chỉ cách thức)
b.
- với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây (Trạng ngữ chỉ phương tiện)
hok tốt!!
c.ơn bn