K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2018

chưa thi chiều nay ms thi văn thôi! 

Chúc thi tốt

17 tháng 12 2018

Em ơi ngày kia lớp 7 trường THCS Nhân Đạo mới có đề thi em nhé, chưa ai lộ đề ra trước đâu!!!

18 tháng 12 2019

no scammer

21 tháng 12 2018

https://vndoc.com/de-kiem-tra-hoc-ki-i-lop-7-mon-lich-su-de-so-1/download

Bài làm

Câu 1: Thời Đinh ra đời như thế nào ?

Câu 2: Vẽ sơ đồ thời Lý, Trần và so sánh

~ Đến đây mình không nhớ nữa ~

# Chúc bạn thi tốt #

4 tháng 5 2016

I. VĂN - TIẾNG VIỆT: (5.0 điểm)

Câu 1: (1.0 điểm) Chép nguyên văn hai câu tục ngữ về con người và xã hội mà em đã học trong chương trình ngữ văn 7, HKII?

Câu 2: (1.0 điểm) Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm “Sống chết mặc bay” - Phạm Duy Tốn?

Câu 3: (3.0 điểm) Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

a. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? (0.75 điểm)

b. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào? (1.0 điểm)

c. Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích? (0.5 điểm)

d. Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau? (0.75 điểm)

“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm)

Viết một bài văn nghị luận giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.

Môn: Lịch Sử lớp 7

Thời gian làm bài 45 phút

Câu 1: (2 điểm) Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào? Nước Việt Nam có hai quần đảo lớn là gì? Nằm ở hướng nào?

Câu 2: (2 điểm) Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?

Câu 3: (3 điểm) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê? Rút ra nhận xét?

Câu 4( 3 điểm) Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên là gì ? Tác giả bài Hịch tướng sĩ là ai? Tác dụng của bài thơ này đến các tướng sĩ thời Trần ra sao ?

 

5 tháng 5 2016

                          Đề sử

1 Trình bày diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động cuối năm 1426 ? Tại sao cuộc khửi nghĩa Lam Sơn Kết thúc dành thắng lợi ?

2 Những việc làm của Quang Trung trong việc giành độc lập và xây dựng đất nước

3 Chữ Quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào?Ý nghĩa của sự ra đời đó?

4 Tại sao nói nghệ thuật nước ta cuối thế kỉ 19 có những nết đặc sắc hơn so với các thế kỉ trước?

25 tháng 12 2018

ban co face ko

mk gui cho

25 tháng 12 2018

Ngữ văn bài QUA ĐÈO NGANG, TLV bài biểu cảm về món quà mà em yêu thích.

31 tháng 12 2021

ko

31 tháng 12 2021

...XD

27 tháng 10 2018

Hà Nội - biết bao năm trôi qua vẫn chẳng đổi thay... Cứ mỗi độ xuân sang, thời tiết ấm áp lên, hoa sưa lại rực nở trên những con đường đầy mộng mơ của Hà Nội. Hoa sưa trắng cây, trắng trời như những bông tuyết bay trong gió mà chẳng bao giờ tan biến mất. Cái màu trắng muốt tinh khôi trong tiết trời se se lạnh sao mà yêu đến lạ. Cây sưa ngủ vùi giữa mùa đông lạnh lẽo dưới cái tán sù sì, với lớp lá vàng ảm đạm, để rồi một ngày xuân bỗng bừng lên trút cái lớp vỏ già nua trở thành nàng tiên mùa xuân xinh đẹp.

Chẳng có một tâm hồn nào lại không một lần rung lên khi bắt gặp vòm hoa lặng lẽ kiêu sa ấy. Cũng chẳng có vần thơ, tranh nào diễn tả hết cái hồn của sưa, giống như tâm hồn người con gái Hà Nội. Một chiều lang thang trên những con đường quen thuộc, tôi chợt giật mình vì mới chỉ mấy hôm trước đây thôi, hoa sưa còn e ấp điểm vài sắc trắng trên những thân cành khẳng khiu mà giờ lại nồng nàn bung lên sức sống mãnh liệt. Bỗng nhiên cảm thấy lòng rưng rưng, như gặp lại một người bạn cũ. Chẳng có loài hoa nào lại cùng thay lá, đâm chồi, ra hoa và lụi tàn trong một mùa duy nhất như hoa sưa.

Cũng thật chẳng sai khi ai đó nói rằng: "hoa sưa có mùa và mùa ngắn nhất năm". Nhanh lắm, cái khoảnh khắc hoa rộ lên để rồi lại vụt qua chỉ như trong chớp mắt. Vẻ đẹp tươi tắn nhưng cũng thấm đẫm những u hoài, hoa mang trong mình quy luật vĩnh hằng của tạo hoá, cái đẹp thế gian chẳng thể được cho riêng ai, rồi sẽ đến một lúc lụi tàn. Nếu như Hà Nội mùa thu làm say lòng người bởi hương hoa sữa thơm nồng từng con phố, nếu như mùa đông làm hiu hắt không gian với những cây sấu già trơ trụi, nếu như mùa hè cháy lên sắc tím bằng lăng, thì tạo hoá cũng thật công bằng khi ban cho mùa xuân một nét riêng của mình – hoa sưa. Dưới cái nắng nhẹ nhàng của mùa xuân, sắc hoa sưa thật chan hoà, dịu dàng, nhưng nếu đứng dưới tán hoa sưa sau cơn mưa, mới cảm nhận hết sự khác biệt kỳ lạ của nó.

Giống như một thứ ánh sáng mát mẻ, vừa làm tâm hồn người ta thanh tĩnh, có thể xua tan hết muộn phiền... hoa sưa gắn với tôi "cả một trời" kỉ niệm của thời sinh viên. Đó là những ngày đi học qua con đường Hoàng Hoa Thám xanh mướt bốn mùa với những tán cây rợp lá. Đó là những chiều lang thang trong vườn Bách thảo để nhớ tên của các loài cây. Và đặc biệt hơn, đó là vào mùa xuân, khi những chùm sưa đầu tiên hé nở, rồi rộ lên như say, như mê trong một sắc màu tinh khiết.

Năm nay, hoa sưa nở vẫn nhiều, vẫn đẹp đến lạ, nhưng tôi chợt thấy buồn vì không phải ai cũng hiểu và trân trọng vẻ đẹp một thành phố, nhờ có những chùm hoa sưa tinh khiết thanh tao. Tiền bạc, lợi lộc đã làm con người ta mờ mắt và ích kỷ phạm tội, để chẳng ngại ngần giữa đêm trộm đốn ngã từng thân cây gỗ sưa, để những dòng nhựa chảy ra âm thầm, xa xót. Khách du lịch đến Hà Nội cũng yêu sắc trắng thuần khiết của những chùm hoa li ti kia lắm. Thế nhưng họ đâu hiểu rằng loài hoa bé nhỏ này giờ không còn được sống cuộc sống bình yên.

Giữa lòng phố cổ yên ả, cây sưa vẫn từng ngày từng giờ lo lắng bởi không biết sẽ bị đốn ngã lúc nào.. Năm nay, hoa sưa vẫn đẹp dịu dàng, vẫn say men hương nồng trời đất... Nhưng hoa có cảm hoá được chăng những tâm hồn cằn cỗi để một ngày biết rung động trước vẻ đẹp của cuộc sống? Biết hoa có lòng người? Biết người có hiểu lòng hoa......!?

10 tháng 1 2022

1. Dòng nào sau đây nêu đúng vẻ đẹp của mùa xuân miền Bắc mà tác giả đã thể hiện trong văn bản Muà xuân của tôi?

A. Lạnh lẽo và u buồn.

B. Không gian trong sáng và ấm áp.

C. Tươi tắn và sôi động.

D. Thiên nhiên se lạnh nhưng lòng người ấm áp tình thương.

2. Trong câu văn: "Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong [...]" trong văn bản Mùa xuân của tôi, từ "phong" có nghĩa là gì?

A. Bọc kín.

B. Oai phong.

C. Cơn gió.

D. Đẹp đẽ.

3. Câu nào thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội trong văn bản Mùa xuân của tôi?

A. " Mùa xuân của tôi [...] là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...]".

B. "Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn[...]".

C. "Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến".

D. "[...]Đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng[...]".

4. Trong văn bản Mùa xuân của tôi, tác giả yêu thích nhất mùa xuân vào thời điểm nào?

A. Vào ngày mùng một đầu năm.

B. Sau rằm tháng giêng.

C. Trong khoảng vài ba ngày Tết.

D. Trước rằm tháng giêng.

5.

[...] "Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

[...] Đẹp quá đi, mùa xuân ơi - mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. [...]

(Ngữ văn 7, tập 1) Đoạn văn Mùa xuân của tôi được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

A. Tự sự.

B. Biểu cảm.

C. Miêu tả.

D. Nghị luận.

6. Câu nào không nêu đúng đặc điểm thiên nhiên mùa xuân ở xứ Bắc trong bài văn Mùa xuân của tôi?

A. Trời có mưa riêu riêu và gió lành lạnh.

B. Ra giêng, trời đã hết nồm, mưa xuân thay thế cho mưa phùn.

C. Gió đông về, báo hiệu mùa xuân mới đã bắt đầu.

D. Cỏ tháng giêng nức một mùi hương man mác.

7. Theo tác giả bài Mùa xuân của tôi, có điều gì thay đổi trong sinh hoạt của mọi người sau ngày rằm tháng giêng?

A. Mọi người cùng lên chùa cầu chúc những điều may mắn trong năm mới.

B. Mọi người nô nức đi trẩy hội xuân.

C. Khi thịt mỡ dưa hành đã hết, mọi người bắt đầu trở về với những bữa cơm giản dị thường ngày.

D. Sau kì nghỉ tết, mọi người trở lại công sở và bắt đầu những ngày làm việc bận rộn.

8. Văn bản Mùa xuân của tôi được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Tác giả miêu tả và bộc lộ cảm xúc về mùa xuân từ những điều được nghe kể.

B. Đất nước chia cắt, tác giả ở miền Nam nhớ và hoài vọng về mùa xuân ở miền Bắc.

C. Tác giả trực tiếp chứng kiến và miêu tả vẻ đẹp của mùa xuân.

D. Tác giả đang sống trong mùa xuân thống nhất.

9. Tác giả đoạn văn Mùa xuân của tôi là ai?

A. Xuân Quỳnh.

B. Thạch Lam.

C. Vũ Bằng.

D. Nguyễn Tuân.

10. Đọc đoạn văn: "Ấy đấy, cái mùa xuân thần thánh của tôi nó làm cho người ta muốn phát điên lên như thế đấy. Ngồi yên không chịu được. Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh."(trích Mùa xuân của tôi)
Đoạn văn trên sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. Nói quá.

B. So sánh.

C. Hoán dụ.

D. Ẩn dụ.

dc ko bn êi