Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi?
Trùng roi vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng, sinh sản vô tính theo cách phân đôi.
2. Trùng biến hình: nơi sống, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi?
- Nơi sống: mặt bùn trong các ao tù, hồ nước lặng hay váng trên mặt ao hồ.
- Di chuyển: Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía).
- Bắt mồi nhờ hình thành chân giả.
- Tiêu hóa nội bào.
3. Trùng giày: di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và nhả bã?
- Di chuyển: bằng lông bơi theo kiểu vừa tiến vừa xoay.
- Lấy thức ăn: được lông bơi dồn vê lỗ miệng.
- Tiêu hóa: thức ăn miệng hầu vo viên trong không bào tiêu hóa di chuyển trong cơ thể theo quỹ đạo biến đổi nhờ enzim (biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh).
- Nhả bã: chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát.
4. So sánh dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị?
- Giống: đều ăn hồng cầu.
- Khác: Trùng kiết lị lớn, "nuốt" nhiều hồng cầu cùng một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp. Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu kí sinh (gọi là kí sinh nội bào), ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều kí sinh mới cùng một lúc (gọi là kiểu phân nhiều hay liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu để để ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác để lặp lại quá trình đó.
5. Nêu tác hại của trùng kiết lị, sốt rét đối với sức khỏe con người?
- Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa chạy kịp thời.
- Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét cho người:
- Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.
- Gan to, lách to .
- Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.
- Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.
6. Vẽ sơ đồ vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét.
7. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?
- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng
- Dinh dưỡng: phần lớn dị dưỡng
- Di chuyển bằng chân giả, roi bơi, lông bơi hay tiêu giảm.
- Sinh sản vô tính kiểu phân đôi.
8. Kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá?
Trùng roi xanh và các trùng roi tương tự, các loại trùng cỏ khác nhau,... Chúng là thức ăn của các giáp xác nhỏ và động vật nhỏ khác. Các động vật này là thức ăn quan trọng của cá và các động vật thủy sinh khác (ốc, tôm, ấu trùng sâu bọ,...)
9. Kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh cho người và cách truyền bệnh.
- Các động vật nguyên sinh gây bệnh cho người: trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng gây bệnh ngủ,...
- Cách truyền bệnh:
- Trùng kiết lị: bào xác chúng qua con đường tiêu hóa và gây bệnh ở ruột người.
- Trùng sốt rét: qua muỗi Anôphen truyền vào máu.
- Trùng bệnh ngủ: qua loài ruồi tsê – tsê ở châu Phi.
10. Dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức.
- Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hóa thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ tb tuyến
- Sự TĐ khí thực hiện qua thành cơ thể
- Các hình thức sinh sản:
- Sinh sản vô tính: mọc chồi
- Sinh sản hữu tính: hình thành tb sinh dục đực, cái (tinh trùng và trứng)
- Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo nên 1 cơ thể mới
11. Ý nghĩa của tế bào gai trong đời sống của thủy tức?
Tế bào gai có vai trò quan trọng trong lối sống bắt mồi và tự vệ của thủy tức. Đây cũng là đặc điểm chung của tất cả đại diện khác của ruột khoang.
12. Thủy tức thải chất bã ra khỏi cơ thể bằng con đường nào?
Vì chỉ có một lỗ thông với môi trường ngoài nên thủy tức ăn và nhả bã đều qua lỗ miệng. Đây là cũng đặc điểm của kiểu cấu tạo ruột túi của Ruột khoang.
13. Cách di chuyển của sứa trong nước?
Sứa si chuyển bằng dù. Khi phồng lên, nước biển được hút vào. Khi dù cụp lại, nước biển bị ép mạnh thoát ra ở phía sau giúp sứa lao nhanh về phía trước. Như vậy sứa di chuyển theo kiểu phản lực. Thức ăn cũng theo dòng nước mà hút vào lỗ miệng.
14. Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi?
Sự mọc chồi của san hô và thủy tức hoàn toàn giống nhau. Chúng khác nhau ở chỗ: khi thủy tức trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập, còn san hô thhì cứ tiếp tục dính với cơ thể bố mẹ để tạo thành các tập đoàn.
TÓM LẠI LÀ CÓ HAY KO ???? MÌNH ĐANG THỰC SỰ CẦN RẤT GẤP ĐÂY NÀY!!!!
có ai biết sinh học ôn bài nào ko? (mink ko có đề cương thầy của mik ko cho đề cương giúp mik với..)
Trùng kiết lị vào cơ thể người qua thức ăn nên chúng ta phải giữ gìn vệ sinh cá nhân, đồ ăn phải được sơ chế cẩn thận, ăn chín uống sôi
Trùng sốt rét có vật chủ trung gian là muỗi Anôphen nên ta phải vệ sinh môi trường; diệt muỗi, bọ gậy, loăng quăng; phát quang bụi rậm; ko để ao tù nc đọng, ngủ phải có màn.
* Đặc điểm chung của ngành thân mềm là:
- Thân mềm, không phân đốt.
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Cơ quan di chuyển thường đơn giản.
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
Tham khảo
ặc điểm chung của ngành thân mềm là:
- Thân mềm, không phân đốt
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo
- Hệ tiêu hóa phân hóa
- Cơ quan di chuyển thường đơn giảm
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển
II .Tự Luận ( 6 điểm)
Câu 1 :Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của Lưỡng Cư có g . trị bổ sung cho hđ của chim về ban ngày?
Câu 2: Chứng minh lớp thú có ~ đặc điểm tiến hóa hơn so vs các lớp ĐV có xuo7gn sống đã học?
Câu 3 " Căn cứ vào cơ sở phân hạng đv quý hiếm , g thích từng cấp độ nguy cấp?
Câu 4" Nhân dịp nghỉ lễ e đã cùng gia đình đi tham quan .Trog chuyên đi e gặp 1 người xấu đang rao bán 1 con gà lôi trắng e pải làm j và sẽ g. thích vs người đó ntn?
Câu 5:Hãy nêu các biện pháp đấu tranh sinh học ?Cho vd?
Câu 6: Lập BẢNG so sánh cấu tạo hệ tuần hoàn , hô hấp của ếch đồng và thằn lằn?
- Qua đào hang và vận chuyển, giun đất đã làm cho đất tơi, xốp hơn, không khí hòa tan trong đất nhiều hơn giúp rễ cây dễ nhận oxi để hô hấp.
- Phân giun có cấu trúc hạt cần thiết cho cây trồng. Chúng làm tăng tính chịu nước, tăng lượng mùn, các muối canxi và kali dễ tiêu hóa cho đất. Chúng chuyển từ môi trường chất chua hoặc kiềm về môi trường trung tính thích hợp cho cây. Chúng đẩy mạnh hoạt động của visinh vật có ích trong đất.
=> Chỗ có nhiều giun đất cây cối xanh tốt.
Chắc chỵ vào link nài nha:")
Đề cương ôn tập môn Sinh học lớp 7 học kì 2 năm 2021 - Tài liệu ôn thi học kỳ 2 lớp 7 môn Sinh học có đáp án - VnDoc.com
Đây là môn sinh nha bạn!!!
Lộn mình cần sinh cảm ơn nha