K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 12 2016

I. Trắc nghiệm(2 điểm):

Chọn đáp án trả lời đúng nhất rồi ghi vào bài làm.

Câu 1: Yêu cầu “Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu , không thừa” thuộc về phương châm hội thoại nào?

A. Phương châm về lượng;

B. Phương châm về chất;

C. Phương châm quan hệ;

D. Phương châm cách thức.

Câu 2: Phương án nào sau đây không nói về thuật ngữ?

A. Là từ ngữ biểu thị các khái niệm khoa học, công nghệ;

B. Là từ ngữ có tính biểu cảm cao;

C. Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm khoa họ;

D. Mỗi khái niệm được biểu thị bằng một thuật ngữ.

Câu 3: Đoạn trường tân thanh là tên gốc của tác phẩm nào?

A.Truyện Lục Vân Tiên;

B.Truyện Kiều;

C, Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh;

D. Chuyện người con gái Nam Xương.

Câu 4: Truyện Kiều viết bằng thể loại nào dưới đây ?

A. Truyện thơ;

B. Tiểu thuyết chương hồi;

C. Truyện ngắn;

D. Tiểu thuyết lịch sử.

II. Tự luận( 8 điểm):

Bài 1 (2 điểm): Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nhận xét về nghệ thuật tả người của Nguyễn Du qua đoạn trích Chị em Thúy Kiều (Ngữ văn 9 –tập 1)

Bài 2 (6 điểm): Kể lại một giấc mơ trong đó em được gặp người thân đã xa cách lâu ngày.

 

14 tháng 12 2016

Bạn nên tập chung vào phần nghị luận văn học và nghị luận xã hội . Phần nghị luận xã hội gồm : nghị luận về một hiện tượng đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí , đây sẽ là phần tập làm văn đó . Còn phần tiếng Việt thì ôn lại các kiến thức đã học trong học kì một là bạn sẽ có kết quả tốt thôi , chúc bạn thành công !

9 tháng 8 2016

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THANH HOÁ

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

 

 

 

 

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

Năm học: 2013 - 2014

Môn thi: NGỮ VĂN

Lớp 9 - THCS

Ngày thi: 21 tháng 3 năm 2014

Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi có 03 câu, gồm 01 trang.

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

"Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,

Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh..."

(Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997)

Câu 2 (6.0 điểm)

Trong bài thơ Quê hương, Đỗ Trung Quân viết:

" ...Quê hương mỗi người chỉ một

Như là chỉ một mẹ thôi..."

Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương.

Câu 3 (12.0 điểm)

Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất.

Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí.

Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên.

===== Hết =====

14 tháng 8 2016

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN HOẰNG HÓA

 

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC: 2015 - 2016

Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: 13/10/2015

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng".

(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)

Câu 2 (3.0 điểm)

Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.

Câu 3 (5.0 điểm)

Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận.

Viết một bài văn (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em vấn đề trên.

Câu 4 (10.0 điểm)

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.

Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương?

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HUYỆN HOẰNG HÓA

 

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9

NĂM HỌC: 2015 - 2016

Môn thi: Ngữ văn

Ngày thi: 13/10/2015

Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2.0 điểm)

Xác định và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong khổ thơ sau:

"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Toả nắng xuống dòng sông lấp loáng".

(Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh)

Câu 2 (3.0 điểm)

Trong tác phẩm "Lão Hạc" của Nam Cao, nhân vật ông giáo có suy nghĩ:

"Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi... toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương... Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận."

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy trình bày thành một đoạn văn.

Câu 3 (5.0 điểm)

Hiện nay, bạo lực học đường đang là vấn nạn gây nhức nhối trong dư luận.

Viết một bài văn (không quá 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em vấn đề trên.

Câu 4 (10.0 điểm)

Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" (Nguyễn Dữ), nhân vật Trương Sinh vội tin câu nói ngây thơ của con trẻ đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi. Vũ Nương bị oan ức nên nhảy xuống sông tự vẫn.

Theo em khi kể chuyện tác giả có hé mở chi tiết nào trong truyện để có thể tránh được thảm kịch đau thương cho Vũ Nương. Suy nghĩ của em về cái chết của Vũ Nương? 

12 tháng 2 2020

Trả lời : Đó không phải câu nghi vấn

12 tháng 2 2020

Không phải câu nghi vấn

27 tháng 12 2018

Mình có đề huyện mình, bạn đọc rồi tham khảo nhớ

Phần I (6đ)

Viết 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ sau:

" ....Không có kính rồi xe không có đèn..."

1. Đoạn thơ vừa chép được trích từ tác phầm nào? Của ai? (0.5đ)

2. Giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm? (1đ)

3. Hãy chỉ ra những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong khổ thơ? (1đ)

4. Bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu, hãy nêu cảm nhận của em về phẩm chất cao đẹp của những người lính lái xe trong khổ thơ trên. ( 3.5đ)

Phần II. (4đ)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

"Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!"

1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ ấy? (0,75đ)

2. Từ "nhóm" được nhắc lại nhiều lần trong đoạn thơ là biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó? (1đ)

3. Dựa vào đoạn thơ trên và hiểu biết của mình em hãy viết một đoạn văn nghị luận (có độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi) làm rõ vai trò của tình cảm gia đình trong xã hội hiện nay? (2đ)

Ôn thi học kì cẩn thận nhé

P/S: Chép đề mỏi tay quá

26 tháng 11 2018

⚠ Tham khảo qua ✔

https://hoc24.vn/ly-thuyet/bai-viet-so-3-van-lop-9.2370/

18 tháng 11 2018

tren goole day mak bn leu