K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Ca Huế được các ca công biểu diễn điêu luyện bằng những ngón đàn điêu luyện của mình.

Những ngón tay điêu luyện được các ca công biểu diễn ca Huế.

b) "Nguồn gốc của văn chương là lòng thương người, rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài" được Hoài Thanh khẳng định trong văn bản Ý nghĩa văn chương.

"Nguồn gốc của văn chương là lòng thương người, rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài" được khẳng định trong văn bản Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh.

c) Các đơn vị công an biên phòng được thủ tướng biểu dương chiến công.

Chiến công của các đơn vị công an biên phòng được thủ tướng biểu dương,

d) Con Vệ Sĩ được tôi đặt vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thủy.

Con Vệ Sĩ được đặt cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thủy bởi tôi.

 

EM THAM KHẢO NHA!

15 tháng 5 2021

em biết anh oi

15 tháng 5 2021

anh hãy tìm ra phần quan trọng của phần đầu tiên trước đã sau đó anh đọc hiểu phần cuối cùng và tìm ra cách giải ạ .môn học này hiện là môn chuyên của trương em nó gồm có 4 bước giải và 5 cách làm đơn giản ạ anh ko tin có thể liên hệ đến số đt này ạ 0978675456 đây là số chị em ạ chị ấy hiện là giáo viên lớp 7 và là giào viên giỏi cấp quốc gia ạ/thân ái chào tạm biệt

13 tháng 11 2019

Đáp án: D

13 tháng 2 2022

tất cả

 

 

 

Nhầm rồi chị ơi, đề là Chứng minh cho ý kiến của Hoài Thanh trong văn bản "Ý nghĩa văn chương " "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, rộng ra là lòng thương muôn vật, muôn loài " chứ không phải là chứng minh ''Văn chương là tiếng nói điệu đồng đi tìm những tâm hồn đồng điệu.'' Chị xem kĩ đề ạ!

Cậu có thể tham khảo dàn bài của tớ!

Mở đoạn:

-Giới thiệu về Hoài Thanh, nguồn gốc của câu văn.

Thân đoạn:

-Giải thích nghĩa của ''Văn chương''.

-Nêu ra các lí luận, luận điểm, dẫn chứng. Ví dụ: Bánh Trôi Nước, Mùa xuân chín,...

Kết đoạn:

-Khẳng định lại nhận định của Hoài Thanh.

Bài 1: Trong VB Ý nghĩa văn chương có đoạn:Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy mộtcon chim bị thương rơi xuống bên chân mình.(1)Thi sĩ thương hạiquá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của conchim sắp chết.(2) Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồngốc của thi ca.(3)Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song...
Đọc tiếp

Bài 1: Trong VB Ý nghĩa văn chương có đoạn:
Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một
con chim bị thương rơi xuống bên chân mình.(1)Thi sĩ thương hại
quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con
chim sắp chết.(2) Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn
gốc của thi ca.(3)
Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không
phải không có ý nghĩa.(1) Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng
thương người rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài.(2)
a. Tác giả của VB trên là ai? Nêu xuất xứ của văn bản?
b. Đoạn trích trên đã nêu một trong những luận điểm của VB ? Chỉ
rõ câu văn chứa luận điểm, lí lẽ và dẫn chứng?
c. Theo tác giả, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan
niệm của tác giả có đúng hay không? Em có nhận xét gì về cách
dẫn vào nhận định này của tác giả trong văn bản?
d. Cùng với luận điểm vừa xác định ở câu b, lập sơ đồ hệ thống hóa
các luận điểm trong toàn VB Ý nghĩa văn chương? ( Coi nhan đề
Ý nghĩa văn chương là luận đề lớn để triển khai các luận điểm)

0
Cho đoạn văn sau:“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.  Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau:

“Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình. Thi sĩ thương hại quá, khóc nức lên, quả tim cùng hòa một nhịp với sự run rẩy của con chim sắp chết. Tiếng khóc ấy, dịp đau thương ấy chính là nguồn gốc của thi ca.  Câu chuyện có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường, song không phải không có ý nghĩa. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương của muôn vật, muôn loài”.

a. Đoạn văn trên được trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản là ai?

b. Hãy cho biết luận điểm của đoạn văn trên là gì?

c. Hãy chuyển đổi câu văn sau từ câu chủ động sang câu bị động: “Người ta kể chuyện đời xưa, một nhà thi sĩ Ấn Độ trông thấy một con chim bị thương rơi xuống bên cạnh chân mình”?

giúp mik nhanh với ạ mik đang rất gấp!!!cảm ơn mọi người nhìu ạ

0
16 tháng 2 2021

   ➢ Qua văn bản " cuộc chia tay của những con búp bê " của Khánh Hoài em đã chứng minh: Văn chương là tiếng nói điệu đồng đi tìm những tâm hồn đồng điệu. Văn chương hình thành nhờ có tình yêu, lòng vị tha. Văn chương vì thế mà trở thành tiếng nói của tâm hồn. Nhận định của Hoài Thanh khi nói về văn chương không những đúng với thời xưa, mà còn cả ngày nay và thế hệ mai sau nữa. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài làm rung động lòng trắc ẩn của mỗi chúng ta trước số phận những đứa trẻ tội nghiệp có bố mẹ li dị nhau. Không chỉ thế, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ sắp phải lìa xa người thân.

Đầu năm lớp 7 , ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê chách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.

13 tháng 9 2021

Tham khảo:

Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tình yêu thương con người được tác giả gửi gắm trong tác phẩm văn học (tình cảm nhân đạo).

– Trích dẫn ý kiến.

– Khẳng định qua bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương).

Thân bài:

Giải thích ý kiến:

– Hoài Thanh đã bàn về vấn đề quan trọng , bản chất của văn chương. “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài…”. Lòng thương người, thậm chí thương muôn vật muôn loài là tình cảm rộng lớn, cao cả mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Giá trị đó chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.

– Giá trị nhân đạo là phẩm chất cao quý của tác phẩm văn học chân chính. Biểu hiện của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau: Lòng yêu thương, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh, số phận bất hạnh; lên án, tố cáo những thế lực bạo tàn chà đạp lên quyền sống của con người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý của con người; nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người.

-> Bài thơ “ Bánh trôi nước ” của Hồ Xuân Hương đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Mượn hình ảnh chiếc bánh trôi – một đặc sản của dân tộc, Hồ Xuân Hương đã gửi tấm lòng, tâm sự của một nữ sĩ luôn đấu tranh, bênh vực cho quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội. Bởi vậy, tác phẩm thấm đẫm tình yêu thương con người, ngời sang niềm tin trân trọng với con người, trước hết là với người phụ nữ.

     2. Chứng minh.

* Luận điểm 1:  Bài thơ đã khẳng định, ngợi ca, đề cao vẻ đẹp của người phụ nữ.

– Vẻ đẹp hình thức:

“ Thân em vừa trắng lại vừa tròn”

Nghĩa tả thực đúng là vẻ đẹp của chiếc bánh trôi. Nhưng nghĩa ẩn dụ thì đây chính là nhan sắc của người phụ nữ. Người phụ nữ Việt Nam hiện lên trong câu thơ đẹp quá, da dẻ trắng trẻo, thân hình tròn lẳn, phúc hậu.

– Vẻ đẹp tâm hồn:

“ Bảy nổi ba chìm với nước non

                                Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

                               Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

Mặc dầu cuộc đời long đong vất vả, bị phụ thuộc, nhưng những người phụ nữ Việt Nam đã vượt lên, thách thức và chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận, để gữi vững phẩm chất, đạo đức, tấm lòng nhân hậu, thủy chung với cuộc đời, với con người.

* Luận điểm 2: Bài thơ thể hiện tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho số phận người phụ nữ gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời.

                                        “ Bảy nổi ba chìm với nước non”

–  Hồ Xuân Hương đã sử dụng thành ngữ “Bảy  nổi ba chìm” một cách sáng tạo trong câu thơ để nêu rõ cuộc đời long đong, vất vả của người phụ nữ. Cụm từ “với nước non” nhấn mạnh thêm cuộc đời long đong, chìm nổi vất vả ấy. Từ “với” đi liền cùng hình ảnh “nước non” cho ta hiểu số phận, cuộc đời người phụ nữ bấp bênh chìm nổi, xuống ghềnh, lên thác là vì chồng, vì con và vì cả mọi người, cả non sông đất nước. Một cuộc đời hi sinh, vị tha như thế thật cao cả và thật đáng cảm  thương, trân trọng.

– Không chỉ có số phận chìm nổi, long đong, người phụ nữ trong xã hội phong kiến còn bị lệ thuộc. Câu thơ “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn” đã hình tượng hóa cuộc đời không được làm chủ, không được tự quyết định tương lai, hạnh phúc của người phụ nữ.

* Luận điểm 3: Qua bài thơ, tác giả đã lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con người.

– Xã hội phong kiến với tư tưởng trọng nam khinh nữ nên thân phận người phụ nữ bị coi rẻ. Xã hội đã tước đi quyền sống, thậm chí quyền làm người của phụ nữ, bắt họ phải hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, trói buộc họ vào đạo “ Tam tòng”. Câu thơ “ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn ”, đặc biệt hai từ “ rắn”, “ nát” đọc lên nghe thật tội nghiệp. Thân phận người phụ nữ bị coi như một vật dụng nhỏ nhoi, tầm thường nhất.

* Luận điểm 4: Bài thơ còn thể hiện sự trân trọng, đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ.

– Ẩn sau lời chiếc bánh trôi tâm sự về mình, người đọc có thể cảm nhận được đó chính là bản lĩnh của người phụ nữ: Họ khẳng định vẻ đẹp, giá trị của mình trong cuộc đời. Cho dù cuộc đời nhiều bất công với họ nhưng họ luôn khát vọng vượt lên, chiến thắng số phận, khẳng định quyền sống, vẻ đẹp, phẩm giá, tấm lòng thủy chung son sắt của mình trong xã hội  :“Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.

      3. Đánh giá:

– Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc của văn chương là đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học : Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

– Bài thơ “ Bánh trôi nước” mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con người.

– Hồ Xuân Hương xứng đáng là nhà nhân đạo chủ nghĩa luôn đấu tranh cho quyền sống của con người mà trước hết là người phụ nữ.

III. Kết bài:

+ Khẳng định lại ý kiến và giá trị của bài thơ.

+ Liên hệ mở rộng.

 

28 tháng 2 2017

MB:Văn chương là 1 điều vô cùng quan trọng của cuộc sống.Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc sống của chúng ta.Văn chương là nguồn gốc của tình cảm và lòng vị tha.Văn chương còn góp phần xây dựng cho con người những tình cảm tốt đẹp.Ý nghĩa này cũng đc nhà văn Hoài Thanh nói tới trong bài Ý nghĩa văn chương(hình như tên này do người soạn sách đặt) nằm trong tác phẩm :Thi nhân Việt Nam.

TB:Thế nào là văn chương?-Văn là gì?Văn là vẻ đẹp-chương là gì?Chương là vẻ sángDẫn chứng:Lời của người ta, rực rỡ bóng bẩy, tựa có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương(Phan Kế Bính)-Nghĩa rộng:bao gồm cả văn học, sử học,triết học,...-Nghĩa hẹp:Vẻ đẹp của nghệ thuạtcủa câu thơ, câu văn,...*Nguồn gốc của văn chương:-Là lòng thương người-Thương cả muôn vật muôn loài-là hiện thực cuộc sống của chúng ta*Tác dụng của văn chương:(Đoạn :Văn chương là hình dung sự sống muôn hình vạn trạng...Văn chương còn tạo ra sự sống...Rộng rãi thêm trăm nghìn lần-Văn chương khơi dậy những xúc cảm cao thượng trong mỗi chúng ta-Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sốngtinh thần nhân loại

KB:Đặc sắc nghệ thuật trong văn bản Ý nghĩa văn chương chính là cách lập luận chặt chẽ, khoa học,kết hợp nhuần nhuyễn với xúc cảmn tinh tế của tác giả.Ta có thể thấy thái đọ và tình cảm của tác giả đc bộc lộ rõ trong bài văn này.Ông rất am hiểu văn chương và đã dùng lí lẽ để bày tỏ quan điểm của mình.Qua quá trình lập luận, phân tích, thái đọ của ổngtc sau như 1:Trân trọng và đề cao giá trị của văn chương.Tác giả khẳng định thế giới văn chương thậtkì diệu và rộng lớn, có sức hấp dẫn muôn đời đối với con người.Nếu như trên thế giới ko có văn chương thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt và bực bội đến như thế nào nữa.Gọn lại, văn chương là 1 yếu tố vô cùng quan trọng của cuộc sống.

28 tháng 2 2017

tác giả Hoài Thanh có viết: " nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài"
và:" Văn chương sẽ là hình dung của sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống.."
Các bạn nghĩ sao về những áng văn này?
Xin mờ các bạn cùng thanm gia bình luận cùng mình nhé!
Xin công bố ý kiên của mình trong 1 tuần nữa . Mình rất mong các bạn yêu môn ngữ văn cùng tham gia.Tạm biệt.
Xin chú ý: Mình mong các bạn hãy đưa ra ý kiến cho đúng chuẩn mực. :-hvà đây, xin các bạn tham khảo ý kiến của mình nha! Phan Lan96 hân hạnh được tái ngộ!( hơi muộn một chút)
Hoài Thanh là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, Nghệ thuật.Để bình luận về văn chương, ông có viết: " nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài" và: văn chương sẽ là hình dung của sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống..."
Văn chương ở đây là các tác phẩm văn học, nghệ thuật ngôn từ, vẻ đẹp câu văn, lời nói. " Nguồn gốc cốt yếu"có nghĩa là nơi bắt nguồn, là yếu tố để hình thành tác phẩm văn chương.. Theo Hoài Thanh, nguồn gốc chính của văn chương chính là lòng "thương người" và" muôn vật muôn loài".Câu văn đã khẳng đinh răng: "Văn chương bắt nguồn từ lòng nhân ái
Tất cả mọi vật đều có nguyên nhân nguồn gốc của riêng nó. Và sự thật ấy đã được chứng minh qua nhiều tác phẩm văn chương của các thời đại từ xưa và nay.Từ lòng thương xot cho số phận của người phụ nữ "long đong, lận đận, sóng gió", nhà thơ bà chúa thơ Nôm hồ Xuân Hương mới có bài thơ :
Thân em vừ trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc đầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son.
Hay những bài ca dao từ xa xưa của ông cha ta:
Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông mênh mông bát ngât
Đứng bên ni đòng ngó bên tê đông bát ngât mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đong
Phất phơ dưới ngọn nắng hông ban mai.
Từ tình yêu gia đình, ta mới có được những thơ đặc sắc như mẹ ốm của thi sĩ Trần Đăng Khoa, hay như tình bà cháu thật cảm động trong tác phẩm " Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh,...kho tàng ca dao dân ca Việt nam rất phong phú, có biết bao câu ca dao cũng bắt nguồn từ tình cảm gia đình:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông
núi cao biể rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Hay như bài ca doa:
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
Từ tình yêu quê hương đất nước, ta mới được thửng thức bao bài thơ tuyệt tác. Đó là hình ảnh của vị quan trên bước đường công danh mà tinh quê vẫn vơi đầy trong lòng người li khách trong tác phẩm "Hồi hương ngẫu thư" của Hạ Tri Chương, Hình ảnh của Hồ Chủ Tịch giữa cảnh rừng Việt Bắc dưới ánh trăng thơ mộng trong "Cảnh khuya".Nỗi nhớ quê nhà gửi gắm qua ánh trăng của đại thi hào Lí Bạch trong" Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh".Ta còn có thể kẻ thêm 1 số tác phẩm khác như: "bên kia sông Đuống " của Hoàng Cầm, "Từ ấy " của Tố Hữu,"Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm, Chế Lan Viên với "tiếng hát con tàu'', "nhớ con sông quê hương " của Tế Hanh, "Lan" của Kim Lân,...
Từ tình yêu thiên nhiên, ta có được Những tác phẩm rất nổi tiếng:" Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi,"Nguyên tiêu " của Hồ Chí Minh
Từ sự đồng cảm xót xa cho những số phận của nông dân nước ta trong c\xã hội thực đân nửa phong kiến, đã bao tác phẩm ra đời: " Sống chết mạc bay" của Phạm Duy Tốn."đông hào có ma" của Nguyễn công hoan,...
Và cũng từ tình yêu trai gái, ta cũng được thưởng thức bao bài thơ lãng mạn như: "Sóng ", thuyền và biẻn" của Xuân Quỳnh, hay những câu ca dao mộc mạc chân tình nơi thôn quê ngõ xóm:
Cô kia đội nón mới mua
Cho anh mượn tạm 1 mùa chăn trâu
về nhà mẹ hỏi nón đâu
Thì em cứ bảo qua cầu gió bay.
Từ đây, ta thấy được lòng thương người là 1 phần to lớn trong các tác phẩm văn chương