">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 4 2019

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày
Vậy ăn quả nhớ quả trồng cây là gì? Khi ăn Quả Ta là người hưởng thụ còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả nghĩa là khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó
Nhà nhà đều thờ tổ tiên, ngày giỗ các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà , cụ kị .Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi ko quản đường xá xa xôi cùng nhau cùng nhau về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa chiền thờ các bặc tiền bối các anh hùng dân tộc cua mọi thời đại để rồi đó ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liêt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiên sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã bị hi sinh hạnh phúc , hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước ngày 20-11 là ngày được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống mình nthì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước 
Là học sinh , để thể hiện đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với cha mẹ, chúng ta cần hêt lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa
Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.

Có j ko hiểu bạn cứ hỏi mik nha !!!

21 tháng 4 2019

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Là đạo lý biết ơn tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân Việt Nam được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày
Vậy ăn quả nhớ quả trồng cây là gì? Khi ăn Quả Ta là người hưởng thụ còn kẻ trồng cây là người tạo ra thành quả nghĩa là khi thừa hưởng một thành quả nào ta phải biết ơn đến người tạo ra thành quả đó
Nhà nhà đều thờ tổ tiên, ngày giỗ các thành viên trong gia đình sum họp lại để thắp nén nhang tưởng nhớ ông bà , cụ kị .Dân tộc ta còn có ngày mồng 10-3 âm lịch hàng năm là ngày giỗ tổ Hùng Vương. Cứ vào ngày này mọi người từ khắp nơi ko quản đường xá xa xôi cùng nhau cùng nhau về để dâng hương tưởng nhớ người đã có công dựng nước và giữ nước. Trên khắp đất nước thường có các chùa chiền thờ các bặc tiền bối các anh hùng dân tộc cua mọi thời đại để rồi đó ngày 27-7 được chọn làm ngày thương binh liêt sĩ Việt Nam để tưởng nhớ những thương binh chiên sĩ, những gia đình có công với cách mạng, những bà mẹ Việt Nam anh hùng đã bị hi sinh hạnh phúc , hi sinh bản thân mình để bảo vệ tổ quốc. Để nhớ ơn các thầy cô giáo, những người đã có công gieo trồng mầm non đất nước ngày 20-11 là ngày được chọn làm ngày nhà giáo Việt Nam. Còn để nhớ ơn những người đã giúp đỡ và cứu sống mình nthì ngày 27-2 được chọn làm ngày thầy thuốc Việt Nam … Còn rất nhiều rất nhiều những hành động ân nghĩa của nhân dân ta đối với thế hệ đi trước 
Là học sinh , để thể hiện đạo lí “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đối với cha mẹ, chúng ta cần hêt lòng yêu thương, kính trọng. Còn đối với thầy cô chúng ta cần ngoan ngoãn, lễ phép, học chăm, học giỏi. Nếu có điều kiện chúng ta tham gia vào những hoạt động xã hội. Tuy nhỏ nhưng tràn đầy những ý nghĩa
Câu tục ngữ trên đã giúp ta hiểu rõ hơn về đạo lý làm người: sống trên đời phải nhớ đến ân nhân trước sau, lòng biết ơn là tình cảm cao quý thiên liêng cần có của mỗi người và thể hiện ta là người có văn hóa, lịch sự. Mỗi chúng ta cần trau dồi thêm phẩm chất cao quý đó để lòng biết ơn mãi là bài học quý có giá trị trong cuộc sống chúng ta.

10 tháng 3 2022

giúp mình nốt câu câu này đc k?

10 tháng 3 2022

Tham khảo ( Lấy trên mạng thui đừng tiick )

Lòng biết ơn là một điều tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy. Bởi vậy mà ông cha ta có câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để gửi gắm lời khuyên đến mỗi người.

Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh đơn giản, dễ hiểu. Khi ăn quả ngọt, chúng ta nhớ đến người vun trồng và chăm sóc cây cối phát triển, để cho ra trái ngọt. Con người sống trong cuộc đời cũng vậy, nhận được sự giúp đỡ của người khác hay hưởng thụ thành quả nào đó cần phải nhớ ơn, trân trọng.

Lời khuyên trên là hoàn toàn đúng đắn, bởi lẽ không gì tự nhiên có được. Từ xa xưa, ông cha ta đã thể hiện lòng biết ơn thiên thiên khi có được mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no qua các lễ hội. Hay như cục thờ cúng tổ tiên, hoặc những người anh hùng có công với đất nước. Đến hôm nay, sự biết ơn được thể hiện qua rất nhiều hành động. Các ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 2 để tri ân những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Lời nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, dạy bảo từ người khác. Hoặc thái độ giữ gìn và trân trọng những sản phẩm chúng ta đang được sử dụng. Tất cả hành động đó tuy đơn giản, nhưng lại rất ý nghĩa.
Học cách sống biết ơn sẽ giúp con người biết trân trọng mọi thứ. Từ đó, chúng ta mới có được thành công, hay nhận được sự yêu mến của những người xung quanh. Ngược lại thái độ sống vô ơn, bội bạc cần lên án, và tránh xa. Đặc biệt là đối với học sinh - những chủ nhân của đất nước thì lòng biết ơn là cần thiết.

29 tháng 3 2021

Ở đời, đạo đức được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mỗi con người. Đạo đức sẽ thể hiện được tính cách, phẩm chất và giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Đồng thời, trong đạo đức có rất nhiều phạm trù khác nhau để đánh giá bản chất của con người. Và lòng biết ơn, sự ghi nhớ ơn nghĩa của người khác đối với mình cũng là một phạm trù quan trọng của đạo đức. Đây được coi là một phẩm chất không thể thiếu trong cuộc sống. Đó cũng là lý do mà ông cha ta đã ghi lại câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để răn dạy con cháu mai sau.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

 

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Có thể thấy, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện. Chúng ta có những ngày lễ kỷ niệm như: Ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc; ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của những người thầy người cô; Ngày 10 tháng 3 giỗ tổ Vua Hùng.... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh....

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.

Bạn tham khảo nhé!

2 tháng 5 2021

 

Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thống đạo đức tốt đẹp được xây dựng trên nền tảng nhân nghĩa. Và từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được ông cha ta đề cao và phát huy, đó cũng là một truyền thống quý báu của dân tộc. Cùng với quan niệm đó, ông cha ta đã có câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.”

Trước hết, ta phải hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Xét về mặt nghĩa đen, ta có thể hiểu rằng khi ta ăn một trái ngọt nào đó thì ta phải luôn nhớ tới người đã trồng cây. Còn hiểu theo nghĩa bóng thì “Ăn quả” là chỉ người hưởng thụ và nhận được những thành quả; “kẻ trồng cây” là người tạo nên thành quả đó. Vậy ta có thể hiểu được rằng, khi chúng ta hưởng thụ thành quả nào dù là về vật chất hay tinh thần thì phải luôn nhớ tới và biết ơn công lao của người đã tạo nên thành quả đó. Qua câu tục ngữ ngắn gọn mà ý nghĩa trên, ông cha ta đã cho ta một lời khuyên, một bài học sâu sắc về lòng biết ơn đối với những thế hệ đi trước, những người đã cho ta ‘trái ngọt’.

Đúng thật vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc về lòng biết ơn. Ăn một bữa cơm nó đủ phải nhớ đến người làm ra hạt gạo thơm ngon; mặc một chiếc áo đẹp phải nhớ tới người đã thêu dệt nên nó hay đạt được những giải thưởng cao quý phải biết ơn những người đã dạy dỗ mình. Vậy nên, ta có thể nói đây là một đạo lý hoàn toàn đúng đắn,bởi lẽ không gì tự nhiên mà có. Nhỏ bé như chiếc bút, cái bàn hay lớn lao như nền hòa bình, độc lập mà ta đang tận hưởng… Tất cả, tất cả những điều đó đều là bắt nguồn từ một quá trình lao động miệt mài và thậm chí là có cả sự hy sinh xương máu, tính mạng của thế hệ cha anh đi trước. Khi chúng ta nhớ ơn và kính trọng những người đã cho ta thành quả thì lúc đó ta cũng cảm thấy mình được tôn trọng, cảm thấy tâm hồn thoải mái, cảm thấy cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn. Một xã hội có nhiều công dân như vậy cũng sẽ ngày càng tối đẹp và văn minh hơn. Câu tục ngữ này cũng như một lời văn triết lý, nó hướng chúng ta trở nên hoàn thiện hơn. Bởi lẽ, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại mà còn là khởi nguồn của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người, của dân tộc Việt Nam ta. Ngoài câu tục ngữ trên còn có rất nhiều câu ca dao tục ngữ khác nói về lòng biết ơn như “Uống nước nhớ nguồn”; "Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”…

Lòng biết ơn- truyền thống quý báu ấy vẫn được lưu truyền rộng rãi tới ngày nay. Minh chứng cho rằng, hiện nay, trên bước đường hội nhập quốc tế, những lễ hội có từ khi Vua Hùng dựng nước vẫn được bảo tồn và phát huy. Những trang sử vàng son thời trung đại cũng chưa bao giờ bị lãng quên. Những gia đình chính sách, người có công với Cách mạng như thương binh, bệnh binh,…vẫn luôn nhận được sự quan tâm của cộng đồng và toàn xã hội. Để tưởng nhớ những người có công với nước, nhân dân ta đã bày tỏ lòng thành kính bằng cách xây dựng những công trình như: nghĩa trang liệt sĩ, đền, miếu, lăng tẩm thờ phụng các bậc tiền bối, những vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Bày tàng Lịch sử, bảo tàng Cách mạng, phòng truyền thống, đài tưởng niệm,… đã được xây dựng để nhắc nhở mọi người về lịch sử hào hùng, khơi dậy niềm tự hào của dân tộc. Bên cạnh đó, chúng ta còn có những ngày lễ như ngày 26/3, 30/4, 1/5, 27/7,… để mọi người cùng tỏ lòng biết ơn. Không những vậy, đối với học sinh chúng ta còn có ngày 20/11, ngày 8/3,… để bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với các thầy cô giáo. Nhân dân ta còn tổ chức nhiều lễ hội dịp đầu xuân như: lễ hội làng Thánh Gióng, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Đống Đa,…Việc thể hiện lòng biết ơn với các gia đình,các cá nhân có công với Cách mạng với những phong trào như: phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, xây nhà tĩnh nghĩa, thăm hỏi và động viên những người có công, tìm và quy tụ hài cốt liệt sỹ về nghĩa trang địa phương đang được phát triển rộng rãi trong toàn xã hội. Vậy nên khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng là khi chúng ta đang làm giàu đẹp thêm giá trị văn hóa cho bản thân và góp phần bảo vệ văn hóa truyền thống của đất nước.

 

Để tỏ lòng thành kính, biết ơn và nhớ về nguồn cội thì mỗi cử chỉ, lời nói hay hành động nhỏ của chính chúng ta cũng life biểu hiện, là mình chứng cho lòng biết ơn đó. Trong gia đình, đối với những người đã khuất, dù chỉ một nén hương hay một biết có em ta đã thể hiện được lòng biết ơn dù không xa hoa, cầu kì. Đối với bố mẹ. ta cần phải ngoan ngoãn vâng lời, học hành chăm chỉ và hiếu thảo. Với ông bà thì lời chào hay hành động nhổ tóc sâu, lấy tăm cũng bày tỏ lòng thành kính của mình. Hay đối với thầy cô, để tỏ lòng nhớ ơn, ta phải ngoan ngoãn, chăm học và tuân thủ nội quy của trường,…

Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng và hiện đại như ngày nay thì những giá trị truyền thống cũng đang ngày càng bị mai một. Đặc biệt là một số bộ phận giới trẻ thời nay đang quay lưng với truyền thống tốt đẹp ấy. Họ sống một cách ích kỉ,vong ơn bội nghĩa, chỉ biết cho riêng mình mà không quan tâm tới cuộc sống xung quanh, nhất là những ngày lễ hay lễ hội của địa phương, của dân tộc. Không những vậy, ngày cả những người đã lớn tuổi cũng vẫn đang mang trong mình sự ích kỷ, vô tâm. Vậy nên, thế hệ trẻ chúng ta phải biết giữa hiện truyền thống cao quý và tốt đẹp ấy. Bên cạnh đó, chúng ta không những chỉ hưởng thụ thành quả, công lao của thế hệ đi trước mà còn phải cố gắng tạo ra, cố gắng để lại những thành quả cho thế hệ sau.

Qua đây, câu tục ngữ đã cho ta lời khuyên và bài học về lòng biết ơn sâu sắc. Và chính ngay lúc này đây, truyền thống biết ơn lại càng phải được đề cao hơn nữa. Đặc biệt là thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, bố mẹ, thầy cô và các thế hệ cha anh bằng cách chăm ngoan, học giỏi để trở thành một công dân tốt và xây dựng đất nước ngày càng văn minh hơn.

4 tháng 4 2021

giúp mình lập dàn ý và bài làm

4 tháng 4 2021

Tham khảo nha em:

Đề 1:

Dàn ý:

1. Mở Bài

  

Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân Bài

- Giải thích câu tục ngữ:

Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

- Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

 

Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

Bài Văn:

Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và đạo lý tốt đẹp, đại diện cho truyền thống đó là kho tàng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Các câu tục ngữ của nhân dân ta thường mang đặc điểm ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Và trong câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cũng vậy, hình ảnh "ăn quả", "trồng cây" rất giản dị và mộc mạc. Nghĩa đen của câu tục ngữ chính là nhắc nhở con người ta khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả mà ăn, ví dụ như ăn xoài nhớ kẻ đã trồng xoài cho ta ăn. Mở rộng ra, "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó. Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống.

 

Câu tục ngữ nhắc nhở con người chúng ta sống phải đề cao ơn nghĩa, phải biết đến cội nguồn, nguồn gốc của mình. Ai cũng có cha có mẹ, nhờ có cha mẹ sinh ta ra mà mới có ta trên cuộc đời, không có cha mẹ mãi mãi không có sự tồn tại của ta. Sống làm người mà không biết đến ơn nghĩa mẹ cha thì thực không đáng sống! Thời xưa, ông cha ta đã luôn coi trọng, gìn giữ và bảo vệ truyền thống này qua các nghi lễ, tập tục thờ cúng, ví dụ như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, điển hình như truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. Bên cạnh đó còn có các nghi lễ cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất một năm mưa thuận gió hòa cho người dân một vụ mùa bội thu...

Ngày nay, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện và mọi mặt đời sống, ví dụ như chúng ta có các ngày lễ kỷ niệm như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của các thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh.

Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. Bởi biết ơn chính là một trong những tiêu chí đầu tiên trong thước đo đánh giá phẩm chất và đạo đức con người.

Đề 2:

Dàn ý:

gười

2. Ý nghĩa câu tực ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim:

 

- Khuyên chúng ta có lòng kiên trì và phấn đấu nỗ lực

- Khuyên nhủ chúng ta việc gì cũng thành công nếu có sự kiên trì

- Nhẫn mạnh ý chí của con người

3. Dẫn chứng chứng minh Có công mài sắt có ngày nên kim

- Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì học tập, nghiên cứu và đóng góp sức mình để đem lại độc lập cho dân tôc

- Ngô Quyền nỗ lực chiến đấu để đánh đuổi quân Nam Hán

- Lương Định Của đã kiên nhẫn trong việc chế tạo trong sản xuất

- Như nhà bác học trên thế giới như: Claudius, A-ma-jet, Lô- mô-nô-xốp,….

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim

Ví dụ:

Câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim có ý nghĩa rất sâu sắc đối với con người. chúng ta nên học tập và làm theo điều mà ông bà ta xưa đã rang dạy.

Bài văn:

Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

 

Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.

Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.

Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.

Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

1 tháng 3 2022

tham khảo

Dàn ý:

1. Mở Bài

Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân Bài

- Giải thích câu tục ngữ:

Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

- Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

Tham khảo dàn ý !

1. Mở Bài

Câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp: Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

2. Thân Bài

- Giải thích câu tục ngữ:

Nghĩa đen: Khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả để ăn

Nghĩa bóng: "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó

- Chứng minh ý nghĩa câu tục ngữ:

Ý nghĩa: Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống

Thời xưa: Thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất cho mùa màng bội thu

Thời nay: Ngày Nhà giáo Nam 20-11, ngày Thương binh Liệt sĩ 27-7

3. Kết Bài

Khẳng định giá trị câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây": Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình

TL
18 tháng 3 2021

Dân tộc Việt Nam ta là một dân tộc có lịch sử lâu đời, giàu truyền thống văn hóa và đạo lý tốt đẹp, đại diện cho truyền thống đó là kho tàng các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ về đạo lý làm người. Một trong những câu tục ngữ nói về đạo lý ơn nghĩa của nhân dân ta từ xưa đến nay luôn được lưu truyền đó là câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

 

Các câu tục ngữ của nhân dân ta thường mang đặc điểm ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, sử dụng hình ảnh gần gũi, quen thuộc. Và trong câu "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" cũng vậy, hình ảnh "ăn quả", "trồng cây" rất giản dị và mộc mạc. Nghĩa đen của câu tục ngữ chính là nhắc nhở con người ta khi ăn quả phải nhớ đến kẻ đã có công trồng cây, không có kẻ trồng cây làm sao có cây, có quả mà ăn, ví dụ như ăn xoài nhớ kẻ đã trồng xoài cho ta ăn. Mở rộng ra, "quả" ở đây chính là thành quả, thành tựu, "ăn quả" chính là hưởng thụ thành quả ấy, khi đó ta phải nhớ đến công lao của những "kẻ trồng cây" - những người đã bỏ ra công sức, mồ hôi nước mắt thậm chí cả xương máu để có được thành quả đó. Đó chính là đạo lý ơn nghĩa tốt đẹp, phải ghi nhớ và biết ơn những người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn, người mang lại cho ta những điều quý giá trong cuộc sống.

 

Câu tục ngữ nhắc nhở con người chúng ta sống phải đề cao ơn nghĩa, phải biết đến cội nguồn, nguồn gốc của mình. Ai cũng có cha có mẹ, nhờ có cha mẹ sinh ta ra mà mới có ta trên cuộc đời, không có cha mẹ mãi mãi không có sự tồn tại của ta. Sống làm người mà không biết đến ơn nghĩa mẹ cha thì thực không đáng sống! Thời xưa, ông cha ta đã luôn coi trọng, gìn giữ và bảo vệ truyền thống này qua các nghi lễ, tập tục thờ cúng, ví dụ như tục thờ cúng ông bà tổ tiên, cha mẹ đã mất, điển hình như truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm để nhớ về công lao dựng nước của các vua Hùng. Bên cạnh đó còn có các nghi lễ cúng cảm tạ thần linh, tạ ơn trời đất một năm mưa thuận gió hòa cho người dân một vụ mùa bội thu...

 

Ngày nay, truyền thống "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã ngày càng được phát huy trên nhiều phương diện và mọi mặt đời sống, ví dụ như chúng ta có các ngày lễ kỷ niệm như: ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 để nhớ về công ơn giáo dục của các thầy cô, ngày Thương binh liệt sĩ 27 tháng 7 để nhớ về những người anh hùng chiến đấu hi sinh mang lại nền độc lập cho dân tộc... Gắn liền với các ngày nghỉ lễ là những hoạt động đền ơn đáp nghĩa được diễn ra, như tổ chức đi thăm hỏi thầy cô, thăm hỏi và trao quà cho bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình có liệt sĩ, thương binh.

 

Như vậy, câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" đã không chỉ nhắc nhở chúng ta về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc mà còn là bài học làm người, bài học về sự biết ơn, nhắc nhở mỗi con người đều phải ghi nhớ, rèn luyện lòng biết ơn của mình. Bởi biết ơn chính là một trong những tiêu chí đầu tiên trong thước đo đánh giá phẩm chất và đạo đức con người.

4 tháng 5 2022

nếu mọi người biết làm thì bình luận lên đây nếu không biết thì để em khỏi phải chờ

4 tháng 5 2022

alo có ai ở đó không vậybucminh

9 tháng 5 2016

            Kho tàng tục ngữ Việt Nam chứa đựng rất nhiều bài học sâu sắc cùng với những đạo lí làm người được đúc kết từ biết bao kinh nghiệm quý giá của ông cha ta từ ngàn đời xưa để lại cho con cháu, trong đó có câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ này nói về lòng biết ơn của con người trong đời sống xã hội – một truyền thống tốt đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam.

            Trong các câu tục ngữ quý báu của ông bà ta, đều có những hình ảnh so sánh, ẩn dụ vô cùng độc đáo và sâu sắc để từ đó làm nổi bật lên những lời khuyên, lời dạy bảo về đạo lí làm người và về những bài học trong cuộc sống. “Ăn quả” là hành động thể hiện sự hưởng thụ. “Nhớ” là trạng thái của lòng biết ơn, sự tưởng nhớ. “Kẻ trồng cây” là người đã tạo ra thành quả để cho ta hưởng thụ. Khi ăn một quả chín thơm, ta phải nhớ đến công lao vun trồng, chăm sóc của người trồng cây. Từ hình ảnh ấy, ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu về một vấn đề đạo đức sâu xa hơn trong cuộc sống: “Ta phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ.”

            Thực tế, lòng biết ơn đã được thể hiện rõ ở trong mỗi gia đình. Chúng ta được lớn lên trong vòng tay ấm áp của bà, trong tiếng hát ru ầu ơi của mẹ và trong sự che chở vững chắc của cha. Ông bà, cha mẹ là người đã cho ta sinh ra trên thế giới này, lo cho ta từng bữa ăn đến giấc ngủ, dành cho ta biết bao tình thương yêu, chăm sóc từ đó ta khôn lớn, trưởng thành. Vì thế, chúng ta phải kính trọng và biết ơn đối với những người đã có công sinh thành và dưỡng dục mình. Một nén hương thơm trên bàn thờ tổ tiên cùng với sự thành kính trong tâm hồn đã thể hiện được sự tưởng nhớ, hướng về cội nguồn vì “chim có tổ, người có tông”. Vào những ngày lễ Tết, con cháu thường đoàn tụ, quây quần bên nhau và dành những lời chúc tốt đẹp nhất dành cho ông bà, cha mẹ. Chính sự ấm cúng, đoàn kết giữa các thành viên trong gia đình đã làm ấm lòng biết mấy những người là bậc làm cha, làm mẹ. Nhiều gia đình còn tổ chức lễ mừng thọ cho cha mẹ mình để cầu mong thật nhiều sức khoẻ, niềm  cho ông bà, cha mẹ để sống lâu, sống khoẻ với con cháu. Ai mà chẳng mong con cái mình khi lớn lên được hạnh phúc, sung sướng. Vì vậy, chỉ cần những hành động nhỏ thôi cũng đã thể hiện được sự báo hiếu về công lao sinh thành và dưỡng dục. Anh em trong nhà phải biết hoà thuận, bảo ban nhau, con cháu phải vâng lời, lễ phép với người lớn để trở thành con ngoan, trò giỏi, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi về già. Chúng ta phải sống làm sao để xứng đáng với tình thương yêu vô bờ bến cha mẹ dành cho ta, sống làm sao “cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con”.

            Lòng biết ơn không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình, mà còn mở rộng ra cả ngoài xã hội. “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” – Câu nói của Bác như một lời dạy bảo, giáo huấn vô cùng sâu sắc đối với chúng ta về lòng biết ơn đối với các vua Hùng và các chiến sĩ đã anh dũng hi sinh vì độc lập dân tộc. Truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên” luôn là niềm tự hào của những người con đất Việt khi nhắc về quê hương, nguồn cội của mình. Chúng ta tự hào vì chúng ta là con của Rồng, cháu của Tiên, cùng mang dòng máu trong Lạc Hồng, cùng khắc sâu trong trái tim mình hai tiếng “Tổ quốc” thiêng liêng. Vì thế, cứ vào mùng mười tháng ba Âm lịch hằng năm, chúng ta thường nhắc nhở nhau: “Dù ai đi ngược về xuôi. Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”. Hành động cao đẹp này chính là sự biết ơn cùng với sự thành kính trong tâm hồn, hướng về cội nguồn của người Việt Nam. Để có ngày hôm nay, chúng ta đã phải đánh đổi biết bao mồ hôi, xương máu của những người chiến sĩ anh hùng “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đất nước Việt Nam được thống nhất, dân tộc được hoà bình chính là nhờ công lao của Đảng và Bác Hồ, của những con người kiên cường, bất khuất, quyết tâm bảo vệ tự do cho đất nước. Đáp lại công ơn to lớn ấy, Nhà nước ta đã chọn ngày 27/7 làm ngày Thương binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn, tưởng nhớ đến những anh hùng đã hi sinh tính mạng của mình để đổi lấy cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngày nay, đất nước ta đang ngày càng đổi mới, ngày càng tiến bộ để có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”. Đó là thành quả của những giọt mồ hôi và nước mắt, của sự cống hiến hết mình của biết bao thế hệ tầng lớp nông dân và công dân trên khắp mọi miền đất nước. Những công lao to lớn ấy đã được Nhà nước ghi nhận qua các ngày lễ lớn ở Việt Nam. Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 là ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn đối với các y bác sĩ luôn tận tụy ngày đêm để chăm lo cho sức khỏe mọi người. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để các bậc phụ huynh và học sinh gửi lời tri ân đến quý thầy cô giáo – những người lái đò đang âm thầm và lặng lẽ đưa chúng em đến bến bờ tri thức, đến cánh cửa tương lai đang mở rộng. Người Việt Nam ta không thể sống thiếu những lễ hội và phong tục tốt đẹp ấy vì nó chính là nền tảng của nết sống văn minh, mang đậm nét đẹp văn hóa.

            Tóm lại, câu tục ngữ trên đã khẳng định và khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn đối với những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ. Hôm nay chúng ta là người ăn quả để mai sau chúng ta là người trồng cây. Hãy giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó vì nó chính là phẩm chất đạo đức cao quý, nét đẹp trong tâm hồn của người Việt Nam.  

Cái này là mình tự làm 100% banh tìm trên mạng không có đâu haha bạn yên tâm nha cô mình có sửa qua rồi vui

Chúc bạn học tốtok

9 tháng 5 2016

Từ bao đời nay, nhân dân ta luôn sống với những truyền thống tốt đẹp của cha ông, của tổ tiên: lòng yêu thương con người, tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau… Những tình cảm, đạo lí đó đã góp phần tạo nên bề dày truyền thống của nhân dân ta. Một trong những phẩm chất cũng rất đáng tự hào của nhân dân ta chính là lòng biết ơn. Và để nhắc nhở, khuyên nhủ con cháu đời sau học tập và phát huy truyền thống đó, ông cha ta đã có câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”.

          Hai câu tục ngữ là những lời  khuyên nhủ sâu sắc về đạo lí biết ơn. Câu “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” có nghĩa là khi “ăn quả”, ta phải nhớ đến công ơn của người đã bỏ công, sức lực để trồng cây, mang đến cho ta những hoa ngọt, trái lành. Cũng như khi uống nước, ta phải nhớ tới “nguồn”, là nơi sản sinh ra dòng nước mát lành cho ta. Nói chung, cả hai câu tục ngữ đều mang một ý nghĩa sâu sắc. “Ăn quả” và “uống nước” là ẩn dụ cho sự hưởng thụ thành quả, còn “kẻ trồng cây” và “nguồn” đều ẩn dụ cho người, nơi tạo ra thành quả. Cả hai câu trên đều nói lên rằng, khi hưởng thụ thành quả, ta phải nhớ đến công ơn những người đã tạo ra thành quả đó.

          Có lẽ ai cũng biết, thành quả không tự nhiên mà có, nó phải trải qua quá trình sức lực của con người, do con người tạo ra. Có bao giờ khi ăn cơm, bạn nhớ tới công ơn của các bác nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo? Khi đi qua những công trình, đường xá, bạn có nhớ đến sự vất vả của cô chú công nhân không? Chúng ta được nuôi dưỡng khôn lớn, có kiến thức là nhờ nghĩa mẹ, ơn thầy. Chúng ta được sinh ra và sống trong một đất nước hòa bình, đó chính là công sức, sự hi sinh xương máu của cha ông… Nói tóm lại, những thành quả chúng ta hưởng thụ hôm nay đều là một phần sức lực do người khác tạo ra và chúng ta phải luôn biết ơn những người đã tạo ra thành quả ấy.

          Bên cạnh đó, biết ơn còn làm cho mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt đẹp hơn. Có ai mà không cảm thấy vui khi được người khác biết ơn? Mỗi khi làm được một việc gì đó, được người khác nhớ đến, tôn trọng mình, mỗi chúng ta luôn cảm thấy vui và hạnh phúc với những gì mình đã cống hiến, mang đến cho người khác. Sẽ chẳng có ai thấy vui khi thấy người ta chỉ dửng dưng, vô tâm trước những việc mình đã làm cho họ. Đó là sự vô ơn, bạc nghĩa, không đúng với đạo lí từ xưa đến nay của nhân dân ta.

          Không những vậy, Từ bao đời nay, sống theo đạo lí biết ơn đã trở thành một điều cần thiết ở mỗi người dân Việt Nam. Điều đó không thể hiện qua lời nói mà đó là những hành động cụ thể, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Chúng ta luôn tôn trọng và nhớ về công ơn của cha mẹ, ông bà, những người đã sinh ra chúng ta. Đó là lòng biết ơn. Mỗi người học sinh hay đã từng là học sinh đều nhớ về người thầy người cô, những người cho ta tri thức vào đời. Đó cũng là lòng biết ơn. Trong các gia đình luôn có những bàn thờ tổ tiên, những ngày giỗ thờ cúng để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Và gần gũi hơn, mỗi người dân sống trên đất Việt đều hướng về những ngày giỗ tổ, những lễ kỉ niệm để thể hiện lòng biết ơn của mình.

          Biết ơn là một phẩm chất tốt đẹp, làm cho con người trở nên sống đẹp hơn, được mọi người yêu mến, tôn trọng. Nếu mọi người luôn biết ơn đến những người đã mang điều tốt đẹp đến cho mình thì xã hội này sẽ luôn tươi đẹp, đáng sống biết bao.

          Vậy chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn của mình? Đó không phải là những việc làm khó ngoài khả năng mà đó là việc mà bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể làm được. Sống trong cuộc sống này, hãy luôn nhìn lại và biết ơn những người đã có ơn với chúng ta, gần gũi với chúng ta. Từ đó, ta sẽ có những hành động, những việc làm tốt, xứng đáng với công ơn đó. Để đền đáp công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của thầy cô, cha mẹ, mỗi học sinh chúng ta nên học cách ngoan ngoãn, vâng lời, luôn chăm ngoan học giỏi để họ vui lòng.

          Biết ơn là phẩm chất tốt đẹp của dân tộc ta từ bao đời nay. Ông cha ta luôn muốn nhắn nhủ với con cháu đời sau phải học tập và phát huy truyền thống đó. Hai câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn” đã giúp em nhìn lại mình và thấy được rằng, mỗi chúng ta nên sống có trước có sau, phải nhớ và tôn trọng những người đã mang đến những điều tốt lành cho ta.

Bạn tham khảo dàn ý Đề 1 nhé^^

I/ Mở bài

- Dẵn dắt giới thiệu câu tục ngữ.

  

“Sống ở trên đời người cũng vậy

Gian nan rèn luyện mới thành công”

Không một thành công nào đến dễ dàng nếu con người không có quyết tâm phấn đấu. Hiểu được điều này, ông cha cha đã đúc kết thành câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”. Đây là một chân lý hoàn toàn đúng đắn.

II/ Thân bài

a. Giải thích

- Sắt là một loại kim loại cứng, khó gọt đẽo.

- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ, mảnh mai.

- Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.

b. Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ

- Cuộc sống giống như một bông hoa hồng đẹp nhưng nhiều gai. Để đạt được thành công, để vươn tới cái đẹp của cuộc đời thì con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.

- Sau cơn mưa mới có cầu vồng cũng như con người phải chịu khó, nhẫn lại vượt qua khó khăn thì mới trưởng thành, Càng gian nan thì thành quả đạt được càng đáng tự hào.

- Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy cho con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo”, “Thất bại là mẹ thành công”…

- Cao Bá Quát xưa kia viết chữ rất xấu nhưng nhờ khổ công rèn luyện, ông đã được tôn làm “Thánh Quát” với biệt tài văn hay chữ tốt.

- Những cuộc khởi nghĩa chống giặc ngoại xâm hay cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ là bằng chứng sống cho chân lý: có ý chí, lòng quyết tâm thì mới có thắng lợi. Nếu nhân dân ta không kiên cường, chịu khó chịu khổ đấu tranh thì liệu ngày hôm nay, chúng ta có được sống trong hòa bình độc lập?

- Người nông dân Việt Nam đã phải “dầu mưa dãi nắng”, “đầu tắt mặt tối” ngoài đồng ruộng với mong ước có một vụ mùa bội thu. Dù hạn hán, dù lũ lụt, ý chí vươn lên thoát đối thoát nghèo của họ vẫn không thay đổi.

- Ai trong số chúng ta chắc hẳn phải biết đến tấm gương Nick Vuijic, một người bị tật nguyền mất cả hai tay và hai chân nhưng với quyết tâm, ý chí nghị lực vươn lên, anh đã trở thành người diễn thuyết giỏi và truyền cảm hứng sống cho biết bao mảnh đời bất hạnh khác.

- Edison đã phải miệt mài thực hiện đến 1000 thí nghiệm thì mới tìm ra được chất làm nên dây tóc bóng đèn. Nếu không có niềm say mê, kiên trì, nhẫn nại đó thì chắc giờ đây nhân loại vẫn còn chìm trong bóng tối.

c. Bài học

- Câu tục ngữ là bài học về một phẩm chất đáng quý của con người.

- Cần rèn luyện cho mình ý chí và nghị lực và học tập những tấm gương dám sống và dám đi đến thành công.

- Đó cũng là lời phê phán những còn người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ đi ước mơ, mục tiêu của mình.

III/ Kết bài

- Nêu suy nghĩ về vấn đề.

Bác Hồ đã dạy thanh niên rằng “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Trên đời này không có việc khó, chỉ là bản thân mình đã chịu khó chưa mà thôi. Vậy bạn đã sẵn sàng cho công cuộc mài sắt thành kim của mình chưa?