K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2016

bai tho noi lên chu hán xua rui nên ong đồ vắng khách

13 tháng 3 2020

Trước kia, vào những ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối Tết. Bởi chính vậy, những ông đồ già trên vỉa hè, phố xá rất đông khách thuê viết. Hình ảnh ông đồ đội khăn xếp, mặc áo the viết câu đối đã khắc ghi vào sâu trong tâm trí nhà thơ Vũ Đình Liên. Với bài thơ "Ông đồ", Vũ Đình Liên đã chạm được vào những dung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi đến những thế hệ sau này.

Nhà thơ viết lên bài với một tấm lòng yêu thương, trân trọng, ngợi ca những tài năng, sự đóng góp của những lớp người đi trước với nền văn hoá của dân tộc. Nhà thơ đã làm như vậy khi viết bốn câu thơ đầu:

"Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua. "

"Một thời vang bóng" của lớp người đã được xã hội trọng vọng, lúc mà nền tảng Hán học đang có một địa vị vững chắc. Gắn liền với sự hưng thịnh đó là hình ảnh những ông đồ giữa phố phường đông vui đầy sắc màu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ. Tất cả đã hài hoà, quyện với nhau thành một tác phẩm tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy!

Đây mới là những hình ảnh thoáng qua như gió xuân hây hẩy nhưng cũng đã đủ để gợi lên cài gì đó thật quen trong lòng người.

Ở khổ tiếp theo, hình ảnh ông đồ vẫn không phai nhạt:

"Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay."

Quả thực, đến lúc này, tài năng của ông đồ đã được phô bầy trong không khí phố phường, lúc này mọi người chú ý và trân trọng tài năng đó. Cái tài năng “Phượng múa rồng bay" của ông đồ dưới một bàn tay đầy khéo léo nghệ thuật đã làm rạng danh cho nên Hán học. Những con người đi trước với nền văn hoá dân tộc. Những câu chữ thánh hiền ông viết đã tặng cho mọi người về làm quà đón xuân, trang trí ngôi nhà ấm cúng, tình cảm gia đình thật ấm áp hơn.

Thật đáng buồn biết bao, một truyền thống đẹp của dân tộc đã bị mai một đi, một hình ảnh đầy sắc màu mùa xuân đã dần mất đi khi nền văn hoá phương Tây du nhập vào nước ta. Người ta quên lãng đi câu đối tết và thay vào đó những bức tranh màu sấc rất sặc sỡ.

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu."

Độc giả đã hụt hẫng, cảm xúc tươi vui đã bị mất đi khi đọc khổ thơ này.

Trước sự tàn tạ, ra đi của ông đồ và lớp người xưa cũ, lòng thương người của nhà thơ Vũ Đình Liên được biểu hiện ở sự cảm thông, nỗi xót xa và niềm tiếc nuối khôn nguôi. Ở 2 câu thơ:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Ta như thấy nhà thơ bâng khuâng đi tìm lại bóng dáng của lớp người xưa cũ. Giọng thơ xót xa khi những con người tài hoa đã bị đẩy ra ngoài lề đường. Trong bối cảnh ấy, tình cảnh ông đồ dần trở nên buồn chán. Người thuê viết giảm đi theo thời gian và năm tháng "mỗi năm mỗi vắng”. Hình ảnh ông đồ giữa đường phố đông vui chỉ còn là một thứ bóng mờ xa xôi. Nỗi xót thương của nhà thơ được bộc lộ rõ nét khi ông đồ và lớp người xưa cũ dần mất đi:

"Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu."

Người buồn, nên những vật dụng từng gắn bó thân thiết với ông cũng sầu đạm theo: giấy không đỏ như xưa, mực trong nghiên cũng sầu não theo. Có lẽ, giấy, nghiên mực không có tâm trạng, nhưng cái bi kịch tâm trạng của giấy, mực mà nhà thơ Vũ Đình Liên nhìn thấy chính là những nỗi xót xa, bẽ bàng của ông đồ nói riêng và lớp người xưa cũ nói chung. Nỗi buồn ấy không chỉ thấm vào phương tiện mưu sinh mà còn thấm đẫm vào cảnh vật thiên nhiên, cảnh vật đã làm cho không gian thêm hiu quạnh và hoang vắng.

"Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay."

Cho dù, ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng đã bị mọi người quên lãng, ông chỉ còn là một di tích tiều tuỵ đáng thương của "một thời tàn'”. Và có lẽ từ đó, ông vĩnh viễn vắng bóng. Đây âu cũng là sự dĩ nhiên, phũ phàng. Một Tết nào đó, khi hoa đào lại nở, người đời đã thảng thốt nhận ra sự vắng bóng của ông đồ trước cảnh nhộn nhịp của chốn phố phường. Một tiếng gọi tha thiết vang lên:

"Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Ở hai khổ thơ đầu gợi lên cho độc giả niềm phấn chấn, tươi vui thì ba khổ thơ sau là một hình ảnh buồn bã, xót thương, sắc màu cũng phai nhạt theo. Giờ đây, ông đồ và lớp người xưa cũ đã trở nên vô nghĩa giữa cuộc đời. Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết của tác giả Vũ Đình Liên.

Đọc bài thơ "Ông đồ" xong, ta thấy Vũ Đình Liên đã diễn tả được tình yêu thương con người sâu sắc trước số phận hẩm hiu của ông đồ, nhưng nó đẹp biết bao. Bài thơ còn thể hiện một tâm Hồn cao cả và nhân hậu, một con người rất giàu tình yêu thương sâu đậm, ngợi ca những tài năng của người xưa và khuyên răn chúng ta hãy sống để giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Nền văn hoá đó xứng với một tầm cao mới.

22 tháng 12 2018

Nhà thơ Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ tiên phong cho phong trào thơ Mới. Tác phẩm của Vũ Đình Liên có những tác phẩm có giá trị nghệ thuật vô cùng sâu sắc, để lại tiếng vang cho tới ngày nay. Bài thơ “ông đò” là một trong những bài thơ thể hiện sự thành công đó của Vũ Đình Liên.

2 tháng 4 2017

_ Tham khảo _

Trước kia, vào những ngày Tết, trên bàn thờ tổ tiên, bên cạnh cặp bánh chưng, mâm ngũ quả là đôi câu đối Tết. Bởi chính vậy, những ông đồ già trên vỉa hè, phố xá rất đông khách thuê viết. Hình ảnh ông đồ đội khăn xếp, mặc áo the viết câu đối đã khắc ghi vào sâu trong tâm trí nhà thơ Vũ Đình Liên. Với bài thơ "Ông đồ", Vũ Đình Liên đã chạm được vào những dung cảm tâm linh của giống nòi nên nó còn tha thiết mãi đến những thế hệ sau này.

Nhà thơ viết lên bài với một tấm lòng yêu thương, trân trọng, ngợi ca những tài năng, sự đóng góp của những lớp người đi trước với nền văn hoá của dân tộc. Nhà thơ đã làm như vậy khi viết bốn câu thơ đầu:

"Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già

Bày mực tàu giấy đỏ

Bên phố đông người qua. "

"Một thời vang bóng" của lớp người đã được xã hội trọng vọng, lúc mà nền tảng Hán học đang có một địa vị vững chắc. Gắn liền với sự hưng thịnh đó là hình ảnh những ông đồ giữa phố phường đông vui đầy sắc màu. Màu thắm của hoa đào, màu đỏ của giấy, màu đen nhánh của mực tầu và mái tóc hoa râm của ông đồ. Tất cả đã hài hoà, quyện với nhau thành một tác phẩm tranh lộng lẫy, ngoạn mục giữa phố xá tấp nập. Một vẻ đẹp sao vui tươi quá vậy!

Đây mới là những hình ảnh thoáng qua như gió xuân hây hẩy nhưng cũng đã đủ để gợi lên cài gì đó thật quen trong lòng người.

Ở khổ tiếp theo, hình ảnh ông đồ vẫn không phai nhạt:

"Bao nhiêu người thuê viết

Tấm tắc ngợi khen tài

Hoa tay thảo những nét

Như phượng múa rồng bay."

Quả thực, đến lúc này, tài năng của ông đồ đã được phô bầy trong không khí phố phường, lúc này mọi người chú ý và trân trọng tài năng đó. Cái tài năng “Phượng múa rồng bay" của ông đồ dưới một bàn tay đầy khéo léo nghệ thuật đã làm rạng danh cho nên Hán học. Những con người đi trước với nền văn hoá dân tộc. Những câu chữ thánh hiền ông viết đã tặng cho mọi người về làm quà đón xuân, trang trí ngôi nhà ấm cúng, tình cảm gia đình thật ấm áp hơn.

Thật đáng buồn biết bao, một truyền thống đẹp của dân tộc đã bị mai một đi, một hình ảnh đầy sắc màu mùa xuân đã dần mất đi khi nền văn hoá phương Tây du nhập vào nước ta. Người ta quên lãng đi câu đối tết và thay vào đó những bức tranh màu sấc rất sặc sỡ.

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu."

Độc giả đã hụt hẫng, cảm xúc tươi vui đã bị mất đi khi đọc khổ thơ này.

Trước sự tàn tạ, ra đi của ông đồ và lớp người xưa cũ, lòng thương người của nhà thơ Vũ Đình Liên được biểu hiện ở sự cảm thông, nỗi xót xa và niềm tiếc nuối khôn nguôi. Ở 2 câu thơ:

Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?

Ta như thấy nhà thơ bâng khuâng đi tìm lại bóng dáng của lớp người xưa cũ. Giọng thơ xót xa khi những con người tài hoa đã bị đẩy ra ngoài lề đường. Trong bối cảnh ấy, tình cảnh ông đồ dần trở nên buồn chán. Người thuê viết giảm đi theo thời gian và năm tháng "mỗi năm mỗi vắng”. Hình ảnh ông đồ giữa đường phố đông vui chỉ còn là một thứ bóng mờ xa xôi. Nỗi xót thương của nhà thơ được bộc lộ rõ nét khi ông đồ và lớp người xưa cũ dần mất đi:

"Giấy đỏ buồn không thắm

Mực đọng trong nghiên sầu."

Người buồn, nên những vật dụng từng gắn bó thân thiết với ông cũng sầu đạm theo: giấy không đỏ như xưa, mực trong nghiên cũng sầu não theo. Có lẽ, giấy, nghiên mực không có tâm trạng, nhưng cái bi kịch tâm trạng của giấy, mực mà nhà thơ Vũ Đình Liên nhìn thấy chính là những nỗi xót xa, bẽ bàng của ông đồ nói riêng và lớp người xưa cũ nói chung. Nỗi buồn ấy không chỉ thấm vào phương tiện mưu sinh mà còn thấm đẫm vào cảnh vật thiên nhiên, cảnh vật đã làm cho không gian thêm hiu quạnh và hoang vắng.

"Ông đồ vẫn ngồi đấy

Qua đường không ai hay

Lá vàng rơi trên giấy

Ngoài trời mưa bụi bay."

Cho dù, ông đồ vẫn ngồi đấy nhưng đã bị mọi người quên lãng, ông chỉ còn là một di tích tiều tuỵ đáng thương của "một thời tàn'”. Và có lẽ từ đó, ông vĩnh viễn vắng bóng. Đây âu cũng là sự dĩ nhiên, phũ phàng. Một Tết nào đó, khi hoa đào lại nở, người đời đã thảng thốt nhận ra sự vắng bóng của ông đồ trước cảnh nhộn nhịp của chốn phố phường. Một tiếng gọi tha thiết vang lên:

"Năm nay đào lại nở

Không thấy ông đồ xưa

Những người muôn năm cũ

Hồn ở đâu bây giờ?"

Ở hai khổ thơ đầu gợi lên cho độc giả niềm phấn chấn, tươi vui thì ba khổ thơ sau là một hình ảnh buồn bã, xót thương, sắc màu cũng phai nhạt theo. Giờ đây, ông đồ và lớp người xưa cũ đã trở nên vô nghĩa giữa cuộc đời. Bài thơ khép lại bằng những hình ảnh, câu thơ mang nặng nỗi buồn tha thiết của tác giả Vũ Đình Liên.

Đọc bài thơ "Ông đồ" xong, ta thấy Vũ Đình Liên đã diễn tả được tình yêu thương con người sâu sắc trước số phận hẩm hiu của ông đồ, nhưng nó đẹp biết bao. Bài thơ còn thể hiện một tâm Hồn cao cả và nhân hậu, một con người rất giàu tình yêu thương sâu đậm, ngợi ca những tài năng của người xưa và khuyên răn chúng ta hãy sống để giữ gìn và phát huy những tinh hoa văn hoá của dân tộc. Nền văn hoá đó xứng với một tầm cao mới.

2 tháng 4 2017

Cho em hỏi "những rung động tâm linh "là gì ạ?. Với bài này cần giải thích thêm như vậy chứ chị

2 tháng 2 2022

Refer:

I. Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm.

II. Thân bài: Cảm nhận tác phẩm

1. Cảm nhận về hình ảnh ông đồ thời Nho học thịnh hành

- Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở.

- Hành động: bày mực tàu, giấy đỏ - công cụ chủ yếu của các nhà nho.

- Địa điểm: Bên phố đông người ⇒ sự đông vui, náo nhiệt lúc xuân về.

⇒ Hình ảnh gần gũi, quen thuộc trong mỗi dịp tết đến xuân về thuở xưa.

- “Bao nhiêu người thuê viết... khen tài”: Sự thịnh thế của Hán học, các nhà Nho khẳng định vị trí của mình trong lòng người, đó là những con người được ngưỡng mộ vì tài năng, học vấn.

⇒ Góp phần không nhỏ khắc gợi không khí náo nhiệt truyền thống, nét văn hóa không thể bỏ qua của mùa xuân trong tâm thức cổ truyền của dân tộc.

⇒ Nhịp thơ nhanh ⇒ giữa không khí náo nức, ông đồ như một người nghệ sĩ, mang hết tài năng của mình hiến cho cuộc đời.

2. Cảm nhận về hình ảnh ông đồ khi Nho học lụi tàn

- “Nhưng mỗi năm mỗi vắng”: từ “nhưng” tạo bước ngoặt trong cảm xúc người đọc, sự suy vi ngày càng rõ nét, người ta có thể cảm nhận một cách rõ ràng, day dứt nhất.

- “Người thuê viết nay đâu?”: câu hỏi thời thế, cũng là câu hỏi tự vấn.

 

⇒ Sự đối lập của khung cảnh với 2 khổ đầu ⇒ nỗi niềm day dứt, vẫn ông đồ xưa, vẫn tài năng ấy xuất hiện nhưng không cần ai thuê viết, ngợi khen.

- “Giấy đỏ ...nghiên sầu”: Hình ảnh nhân hoá, giấy bẽ bàng sầu tủi, mực buồn đọng trong nghiên hay chính tâm tình của người nghệ sĩ buồn đọng, không thể tan biến được.

- “Lá bàng...mưa bị bay”: Tả cảnh ngụ tình: nỗi lòng của ông đồ. Đây là hai câu thơ đặc sắc nhất của bài thơ. Lá vàng rơi gợi sự cô đơn, tàn tạ, buồn bã, mưa bụi bay gợi sự ảm đạm, lạnh lẽo ⇒ tâm trạng con người u buồn, cô đơn, tủi phận.

3. Cảm nhận về tình cảm của nhà thơ:

- Thời gian: Mùa xuân với hoa đào nở (lại: sự lặp lại tuần hoàn của cảnh thiên nhiên).

- Hình ảnh: “Không thấy”, phủ nhận sự có mặt của một người đã từng trở thành niềm ngưỡng vọng.

⇒ Kết cấu đầu cuối tương ứng làm nổi bật chủ đề bài thơ.

- “Những người muôn năm cũ...bây giờ?”: Câu hỏi đặt ra dường như không phải để tìm một câu trả lời, đó như một niềm than thân, thương phận mình.

⇒ Câu hỏi tu từ nhằm bộc lộ niềm tiếc thương, day dứt hết sức chân thành của tác giả trước sự suy vi của Nho học đương thời.

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ: Khắc họa thành công hình ảnh ông đồ và câu chuyện về cuộc đời của người nghệ sĩ Nho học với kết cấu chặt chẽ, ngôn từ gợi cảm...

- Liên hệ bài học hiện nay: Giữ gìn những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống.

Chuẩn bỵ tinh thần điiiiii :>

23 tháng 1 2022

TK:

Bài thơ “Ông đồ” được đánh giá là một thành công “đột xuất” của Vũ Đình Liên. Nhà thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ gọn gàng, ngôn từ giản dị nhưng chứa đựng bao nỗi niềm tâm sự về nhân tình thế thái. Chính vì vậy Hoài Thanh có bình rằng: "Ít có bài thơ nào bình dị mà cảm động đến vậy”.

Hình ảnh ông đồ hiện lên trong dòng suy tưởng, hoài niệm của nhà thơ:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua”

Trong những năm cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, nền Nho học suy tàn, những kì thi chữ Hán bị bãi bỏ, đa số người ta hướng tới cái mới, quay lưng với cái cũ thì chữ Nho không còn ở thời hoàng kim nữa nhưng vẫn được mọi người ưa chuộng. Bởi thế hình ảnh ông đồ viết chữ thuê bên những con phố sầm uất đã trở nên quen thuộc mỗi khi Tết đến xuân về. Bằng ngọn bút tài hoa ông đồ đang lặng lẽ làm đẹp cho đời. Ông chính là nét đẹp tinh tế của một Hà thành xưa cũ:

“Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay”

Nhưng số người nhiệt thành với chữ Nho "mỗi năm mỗi vắng”, khách quen cũng tan tác "người thuê viết nay đâu?”, phong tục treo câu đối Tết cũng phạt phai. Ông đồ dần dần bị lãng quên, phương cách mưu sinh ngày càng khó. Bởi vậy nỗi buồn thấm tận cốt tuỷ, lan sang cả những vật vô tri:

“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”

Và như một sự tất yếu khi người ta đua nhau “vứt bút lông đi viết bút chì”, xã hội nhá nhem với những Xuân tóc đỏ, hay nhà thiết kế thời trang TYPN ( Số đỏ – Vũ Trọng Phụng) – Ông đồ đã hoàn toàn bị quên lãng. Ông ngồi đó ” như cái di tích tiều tuỵ đáng thương của một thời tàn”:

“Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay”

Ông đồ ngồi giữa mùa xuân mà ta tưởng như ở mùa đông ảm đạm, ông như chìm vào không gian để mặc gió mưa thời gian phủ nhoà. Hình ảnh” lá vàng rơi” tượng trưng cho sự lụi tàn. Chữ Nho đã mạt vận. Chỉ còn lại nỗi thương cảm ngậm ngùi. Những giọt mưa bay hay những giọt nước mắt xót xa tiếc nuối? Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của tác giả đã đạt đến độ chín khiến người đọc cũng thấy lòng mình thấm đẫm nỗi sầu nhân thế cùng ông đồ già cô đơn lỡ vận…

Mùa xuân lại đến "không thấy ông đồ xưa”. Ông cố bám lấy xã hội hiện tại nhưng không còn đủ sức, đủ kiên nhẫn nữa, bởi cơm áo không đùa với chữ nghĩa. Ông phải rút lui vào quá khứ, cũng có thể đã trở thành người thiên cổ. Tác giả băn khoăn, day dứt:

“Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?”

Nhà thơ không chỉ xót thương ông đồ mà cả một lớp người như ông. Tác giả muốn đuổi theo để gặp lại những hồn người đã mất hay đang hoài niệm những vẻ đẹp của quá khứ? Câu hỏi tu từ khép lại bài thơ nhưng mở ra những câu hỏi lớn cho người đọc.

Có thể nói tình thương người và niềm hoài cổ đã khiến Vũ Đình Liên cho ra đời một thi phẩm tuyệt tác "Ông đồ” sống mãi với thời gian. Tên tuổi của nhà thơ cũng gắn liền với bài thơ từ độ ấy. Và dường như thời gian càng trôi đi tác phẩm lại càng thêm giá trị bởi ý nghĩa nhân văn, nhân đạo mà tác giả gửi gắm chưa bao giờ xưa cũ.

23 tháng 1 2022

Nhà văn đã cảm thấy tiếc nuối và thương cảm vs 1 lớp người tàn tạ

Cái này mik tự nghĩ sao bạn thông cảm nha :)))