K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 3 2017

1. Mở bài:

– Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách.

– Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

– Có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

2. Thân bài: a.Giải thích:

+ Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực.

+ Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.

+ Ý nghĩa của câu tục ngữ:

– Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ xấu.

– Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải.

+ Ý nghĩa câu nói của bạn:

– Khẳng định hoàn cảnh sống là thứ yếu.

– Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống mới là quan trọng và quyết định. (Dẫn chứng)

b.Nâng cao, mở rộng vấn dể:

+ Quan hệ trong gia dinh:

– Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo.

– Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng)

+ Quan hệ trong xã hội:

– Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng)

– Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng) – Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng)

3. Kết bài:

– Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục...

17 tháng 3 2017

còn nhớ kiến thức lớp 8 à

31 tháng 8 2016
1.    Mở bài:
 
–    Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách.
 
–    Người xưa đã đúc kết: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
 
–    Có bạn lại bảo: Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.
 
2.    Thân bài: 
 
a.Giải thích:
 

+ Mực: là thỏi mực Tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Nghĩa bóng: chỉ những điều xấu xa, tiêu cực.

 

 
+ Đèn: là vật để thắp sáng. Nghĩa bóng: tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.
 
+ Ý nghĩa của câu tục ngữ:
 
–    Hoàn cảnh sống tốt thì con người sẽ tốt, hoàn cảnh sống xấu con người sẽ
 
xấu.
 
–    Khuyên mọi người không nên gần gũi kẻ xấu, nên chọn bạn tốt mà chơi để học được điều hay, lẽ phải.
 
+ Ý nghĩa câu nói của bạn:
 
–    Khẳng định hoàn cảnh sống là thứ yếu.
 
–    Bản lĩnh con người trước hoàn cảnh sống mới là quan trọng và quyết định. (Dẫn chứng)
 
b.Nâng cao, mở rộng vấn dể:
 
+ Quan hệ trong gia dinh:
 
–    Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, coi trọng việc giáo dục con cái thì con cái sẽ ngoan ngoãn, hiếu thảo.
 
–    Gia đình bất hòa, con cái dễ hư hỏng. (Dẫn chứng)
 
+ Quan hệ trong xã hội:
 
–    Giao du với kẻ xấu dễ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. (Dẫn chứng)
 
–    Kết bạn với người tốt sẽ học hỏi được nhiều điều hay. (Dẫn chứng)
 
–    Gặp bạn chưa tốt nên cố gắng giúp đỡ, cảm hóa để giúp bạn tiến bộ. (Dẫn chứng)
 
3. Kết bài:
 
–    Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên một trong nhiều kinh nghiệm sống ở đời.
 
–    Bản thân cũng rút rá được bài học bổ ích.
17 tháng 9 2016
 
DÀN Ý:
1-Mở bài:
- Dẫn dắt vấn đề (từ xưa đến nay ông cha ta có những câu tục ngữ.......)
-Trích dẫn luận điểm chính (câu tục ngữ ấy)
2-Thân bài:
a- Giải thích từng từ ngữ:"mực","đen","đèn","sáng".
Giải thích theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
b- Phân tích nghệ thuật lặp từ ngữ, lướt qua nhưng không thể thiếu,giúp mọi người dễ nhớ,
dễ hiểu
c- Phân tích, bình luận trên các khía cạnh
-Tác dụng của việc học hỏi, cầu thân với những người tốt (vế 2), (nêu dẫn chứng và luận cứ
đầy đủ để bài thuyết phục)
-Tác hại khi chơi với bạn bè xấu, nhiễm các thói hư tật xấu (dẫn chứng)
dẫn chứng theo 2 mặt: những người nổi tiếng vài vài tấm gương quen biết, giới thiệu sơ qua
về họ, đặc biệt là các người quen biết ý, sẽ làm người chấm tin tưởng ^^
d- Nêu quan hệ tầng sâu giữa 2 câu nói trên, có thể đưa ra một vài câu nói khác hay biến thể
như:Gần mực thì thâm gần đèn thì rạng, Có công mài sắt có ngày nên kim,.. để khẳng định
lại ý kiến.
- Phần mở (bạn có thể mở rộng thêm tại sao ta không thể hình tượng hoá câu tục ngữ giống
như hoa sen "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn")
3- Kết bài
- Khẳng định lại ý ở đầu bài, tục ngữ nước ta đúng là túi khôn của nhân loại
- Bài học rút ra từ câu tục ngữ.....
Từ xưa, trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình, nhân dân ta đã rút được biết bao
bài học quý giá. Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất,chiến đấu và cách ứng xử trong xã
hội. Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người.
2 tháng 5 2019

#)Góp ý : 

Mk sẽ giúp cho, nhưng chỉ phần giải nghĩa câu tục ngữ thui nhé ( khiếu viết văn = loz :P )

Nghĩa đen : 

      +) Mực : Là loại mực Tàu thường được các thầy đồ dùng để viết chữ thời xưa. Có màu đen tuyền

      +) Đèn : Là vật dụng dùng để thắp sáng cho con người làm việc khi trời tối hoặc ở nơi tối, xưa thường dùng đèn dầu

      +) Gần mực thì đen : Tức là nếu ở gần mực sẽ bị dây bẩn, lấm lem

      +) Gần đèn thì rạng : Tức là nếu gần ánh sáng những nơi có ánh sáng thì cũng sẽ được chiếu sáng, rạng rỡ

Nghĩa bóng : 

      +) Mực : Tức là những môi trường, những phần tử xấu xa, tiêu cực trong cuộc sống

      +) Đèn : Tức là những điều tốt đẹp, tích cực

      +) Gần mực thì đen gần đèn thì rạng : Muốn khuyên mọi người, nhất là lớp trẻ cần biết "chọn bạn mà chơi", chọn những con người tốt đẹp để học được những điều hay, điều phải trong cuộc sống

      +)Ý nghĩa khuyên răn, đúc kết của ông cha ta ngày xưa : Ông cha ta muốn răn dạy con cháu rằng trong cuộc sống phải biết học những điều tốt đẹp, chọn những người bạn tốt để học được điều hay. Nên tránh xa những cái xấu, cái tiêu cực, thói hư tật xấu, không lành mạnh dễ ảnh hưởng trở thành người xấu

#)Sorry bn mk chỉ giúp đc chút ít, mong bn hiểu cho !

thanks nhiều ^^mik hk không giỏi văn mấy=)) giỏi viết truyện thôi còn văn thì.....

30 tháng 11 2023

Nghĩa bóng của câu tục ngữ: "mực" là những thứ đen tối xấu xa; "đèn" là những thứ sáng sủa tốt đẹp.

=> Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” nói lên ảnh hưởng của môi trường đối với con người. Sống trong môi trường xấu, thường xuyên tiếp xúc với người xấu, chúng ta sẽ bị tiêm nhiễm những thói hư tật xấu.

7 tháng 12 2016

Như, người bạn thân của tôi, người đã và đang gắn bó với tôi suốt những năm trung học.Như là một người không ngoan ngoãn cho lắm, vẻ bề ngoài cũng chả được xinh nhưng nhỏ cười rất duyên. Mỗi lần nhìn nhỏ cười thì bao nỗi buồn trog tôi như biến mất.Chắc có lẽ là vì thế mà tôi đã rất yêu quý cô bạn nhỏ này và làm bạn thân trong vô vàn những đứa bạn mà tôi từng chơi.Tôi rất vui khi dc ở bên cạnh nhỏ và muốn nhỏ sẽ là bạn thân của tôi mãi mãi, mãi mãi...

7 tháng 12 2016

Thế là mùa động lạnh lẽo đã về! Ngày chưa sáng đã tối, đêm kéo dài lê thê. Bầu trời không còn trong xanh, cao vời vợi với những áng mây trắng, hồng mà thay vào đó một màu trắng đục, có lúc lại âm u, xám xịt như dấu hiệu báo trước của 1 trận mưa. Cái nắng nóng trốn đâu mất, để lại không gian lạnh lẽo với nhiệt độ trung bình luôn dưới 20 độ, có khi còn dưới 10 độ. Ở những vùng núi cao, nhiệt độ có lúc dưới 0 độ gây ra hiện tượng băng tuyết. Trên cây chỉ còn lơ thơ vài chiếc lá sắt lại vì giá rét. Những cành cây khẳng khiu, trơ trụi tưởng như không còn sức sống qua mùa đông rét buốt. Trong những ngày nắng ấm, chim muông thi nhau ca hát, chao liệng khoe bộ lông sặc sỡ đủ màu sắc, nay trốn biệt đâu hết. Mấy con chim can đảm bay ra khỏi tổ, bộ lông xù ra, dày lên. Mọi người đều giữ ấm cơ thể bằng những chiếc áo dày, to sụ. Những khuôn mặt xinh xắn với cái cổ kiêu ba ngấn cũng giấu đi trong những lớp cổ áo, những chiếc khăn và khẩu trang. Ai cũng co ro, cúm rúm, ngại di chuyển, thay vào đó thường ngồi 1 chỗ hoặc ủ mình trong chăn ấm chỉ để hở khuôn mặt lấy chút dưỡng khí. Đường phố vắng tanh, vắng ngắt. Xe cộ đi lại vội vã hơn, nhà nào nhà ấy đóng cửa im ỉm. Mùa đông rất lạnh nhưng không vì thế mà đáng sợ!

11 tháng 12 2017

Biện pháp tu từ : ẩn dụ

Tác dụng:

- Mực: Đen, khó tây rửa :=> Tương đồng với hoàn cảnh xấu, người xấu.

- Rạng: Sáng sủa => Tương đồng với hoàn cảnh tốt, người tốt.

28 tháng 10 2019

Ý nghĩa của bài ca dao trên là:
- Khuyên chúng ta nên chọn bạn mà chơi. Với biện pháp tu từ ẩn dụ, tác giả đã ngầm ví gần mực thì đen như một lời khuyên, nhắc nhở chúng ta về việc chọn bạn mà chơi. Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“ Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hi sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi…Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập
.

Ý nghĩa của bài ca dao trên là:
- Khuyên chúng ta nên chọn bạn mà chơi. Với biện pháp tu từ ẩn dụ, tác giả đã ngầm ví gần mực thì đen như một lời khuyên, nhắc nhở chúng ta về việc chọn bạn mà chơi. Câu tục ngữ là bài học kinh nghiệm của người xưa được đúc kết từ cuộc sống. Ngoài xã hội, khi tiếp xúc gần gũi với môi trường không tốt đẹp, con người dễ dàng tập nhiễm những thói hư tật xấu và dần dần đánh mất bản chất lương thiện của mình. Cụ thể ở môi trường học tập, quanh ta có biết bao nhiêu bạn xấu thường xuyên trốn học, quậy phá, học yếu làm phiền lòng thầy cô. Nếu ta cứ lân la gắn bó với những bạn ấu ấy thì sớm muộn gì ta cũng bị ảnh hưởng lây. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, nhân dân ta có nhiều câu ca dao mang nội dung giáo dục về vấn đề này:
“ Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người”
Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ dàng bị lôi kéo bởi môi trường xấu xa. Vẫn có những cánh sen vươn lên từ bùn lầy nước đọng, dù xung quanh hôi hám sen vẫn nở đẹp và tỏa ngát hương thơm. Thực tế vẫn có những người sống trong môi trường không tốt đẹp, không thuận lợi mà vẫn giữ mình không sa ngã. Môi trường càng xấu xa thì phẩm chất của con người càng tuyệt vời đáng khâm phục. Anh Nguyễn Văn Trỗi, người thợ điện ở thành phố Sài Gòn hoa lệ, vẫn không chút mảy may xao động bởi cuộc sống hào nhoáng, những thủ đoạn lọc lừa xảo trá. Anh chọn cho mình con đường Cách mạng, chấp nhận chiến đấu và hi sinh cho lý tưởng mà mình theo đuổi… Tấm gương của anh và biết bao gương sáng khác đã trở thành bài học cho bao thế hệ cháu con học tập.

Học tốt nha

k cho mình đi

Gần 12:00 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốcmắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm. Tiền 2.000,tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe vàthấy được vài điều, vài câu:- Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ!- Ừ, gần Tết nên Tất niên vui...
Đọc tiếp

Gần 12:00 giờ đêm, có hai người đàn ông ngồi cạnh nhau đếm tiền, một người ôm cây đàn, hốc
mắt lõm xuống, một người tóc muối tiêu, mở tiền trong cái túi nhỏ bỏ vào nón và đếm. Tiền 2.000,
tiền 5.000, 10.000, 20.000 và thoảng có vài tờ 50.000 hay 100.000. Tôi đi bộ ngang nên cứ nghe và
thấy được vài điều, vài câu:
- Hôm nay người ta đi nhậu nhiều ông ạ!
- Ừ, gần Tết nên Tất niên vui vẻ.
- Vui nên có mấy khách cũng cho sộp lắm.
- Ừ, tôi cũng mong có kha khá mua mấy món Tết cho mấy đứa nhỏ.
Tò mò nên tôi ghé hỏi:
- Hai chú là anh em ạ?
- Không, hai chú là bạn, ông bạn chú tật nguyền từ nhỏ.
- Rồi chú chở chú này đi hát bao lâu rồi?
- Chú làm việc ban ngày, ban đêm chở bạn mình đi hát, ai thương thì cho ít cho nhiều, ông không
chịu ngồi đường chờ bố thí, cũng không chịu để người nhà nuôi.
- Hai chú chở nhau đi như vậy bao lâu rồi?
Lúc này chú mù mới nói:
- Cũng hai mươi mấy năm rồi con, ông là đôi mắt, đôi chân đưa chú đến nơi chú có thể hát cho
người nghe. Ngày xưa ông chở chú bằng xe đạp, sau này ông mua được xe máy thì chở chú bằng
xe máy.
- Mỗi ngày hai chú làm xong rồi chia nhau thế nào? Tôi cũng hơi tò mò.
- Được nhiêu chia đôi, chú chịu tiền xăng - chú sáng mắt trả lời.
- Chúc hai chú nhiều sức khoẻ nhé, Tết thật ấm áp bên gia đình.
- Cám ơn cháu, cháu cũng vậy nhé!
Tôi lại đi, một vòng, hai vòng sau, theo thói quen lại nhìn 2 chú. Chợt thấy điều lạ lạ. Chú sáng
mắt dúi vào tay bạn mình một xấp tiền, đa số là tiền 100.000, 50.000 và 20.000, còn trên tay chú
là tiền 10.000 và một số 5.000, 2.000.
- Đây phần của ông đây, tôi đã chia đôi rồi đó.
- Cám ơn ông, bao nhiêu năm ông đều giúp tôi đi và chia đều cho tôi!

Mắt tôi chợt cay cay, “chia đôi” đâu đồng nghĩa là hai phần bằng nhau. Người bạn mù thì tin bạn
mình hoàn toàn. Người bạn sáng thì muốn cho bạn mình phần hơn.

(Nguồn: Sưu tầm)
Câu chuyện trên đã đem đến cho em thông điệp gì? Từ câu chuyện trên và bằng những
hiểu biết xã hội của mình, hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về thông
điệp đó.

1
13 tháng 3 2022

"Người mù nào có biết chia tiền đâu"- Câu chuyện xúc động về một tình bạn cao đẹp

21 tháng 10 2016

Ý nghĩa đúng đắn và tích cực của quan niệm này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân phối trong xã hội ta ngày nay: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tất cả những người trong độ tuổi lao động phải làm việc. Mỗi người cống hiến cho gia đình, xã hội theo năng lực của mình. Nguyên tắc phân phối công bằng sẽ thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển, đem đến cho xã hội những thành quả tốt đẹp. Sự công bằng và hợp lí sẽ trả lại giá trị cao quý đích thực cho người lao động, phá vỡ cơ sở của mọi biểu hiện tiêu cực như lười biếng, ỷ lại, tham nhũng…

 
Trong tình hình đất nước ta đang trên đà đổi mới, ý nghĩa câu tục ngữ trên đây càng được khẳng định là đúng đắn và khoa học. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân vào sự nghiệp dựng xây đất nước, bảo vệ nguyên tắc công bằng xã hội, chẳng bao lâu nữa, đất nước ta sẽ thực sự giàu mạnh, đủ sức sánh vai với các cường quốc trên thế giới, như ước nguyện tha thiết của Bác Hồ kính yêu.
Chúc bạn học tốt!
21 tháng 10 2016
 

Câu tục ngữ trên đây vừa là quan niệm đúng đắn của nhân dân ta về cống hiến và hưởng thụ vừa là lời cảnh cáo phê phán những kẻ bóc lột, ăn bám. Qua câu tục ngữ, người xưa còn khẳng định lao động là tiêu chuẩn, là thước đo phẩm giá con người. Kẻ nào không yêu lao động, vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời thì không xứng đáng làm người.

Ý nghĩa đúng đắn và tích cực của quan niệm này hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc phân phối trong xã hội ta ngày nay: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. Tất cả những người trong độ tuổi lao động phải làm việc. Mỗi người cống hiến cho gia đình, xã hội theo năng lực của mình. Nguyên tắc phân phối công bằng sẽ thúc đẩy nền kinh tế không ngừng phát triển, đem đến cho xã hội những thành quả tốt đẹp. Sự công bằng và hợp lí sẽ trả lại giá trị cao quý đích thực cho người lao động, phá vỡ cơ sở của mọi biểu hiện tiêu cực như lười biếng, ỷ lại, tham nhũng…

 
Trong tình hình đất nước ta đang trên đà đổi mới, ý nghĩa câu tục ngữ trên đây càng được khẳng định là đúng đắn và khoa học. Chúng ta tin tưởng rằng, với sự đóng góp tích cực của mỗi cá nhân vào sự nghiệp dựng xây đất nước, bảo vệ nguyên tắc công bằng xã hội, chẳng bao lâu nữa, đất nước ta sẽ thực sự giàu mạnh, đủ sức sánh vai với các cường quốc trên thế giới, như ước nguyện tha thiết của Bác Hồ kính yêu.