Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, thành tựu lớn nhất mà Liên Xô đạt được là gì?
C. Liên Xô vươn lên thành cường quốc công nghiệp và quốc phòng đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ).
Là cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân thành phố pê-tô-rơ-grát, nay là Xanh-pê-tếch-pua
B. sự hình thành các công ti độc quyền ở trong nước và việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược và mở rộng thuộc địa.
Tham khảo:
♦ Kháng chiến chống quân Triệu của An Dương Vương (179 TCN):
- Sau nhiều lần tấn công Âu Lạc nhưng đều thất bại, Triệu Đà vờ giảng hoà với An Dương Vương, rồi lập mưu cho con trai là Trọng Thuỷ cầu hôn Công chúa Mỵ Châu và ở rể tại thành Cổ Loa để tìm hiểu vũ khí quân sự của Âu Lạc.
- Năm 179 TCN, Triệu Đà đem quân tấn công Âu Lạc. Cuộc kháng chiến chống Triệu của An Dương Vương nhanh chóng thất bại.
♦ Kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ (1406 - 1407):
- Cuối năm 1406, nhà Minh huy động một lực lượng quân đội lớn do Trương Phụ và Mộc Thạnh chỉ huy sang xâm lược Đại Ngu.
- Cuối tháng 1/1407, quân Minh chiếm được thành Đa Bang và Đông Đô (Hà Nội). Nhà Hồ phải rút quân về cố thủ ở thành Tây Đô (Thanh Hoá).
- Đến tháng 6/1407, cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại.
♦ Kháng chiến chống thực dân Pháp của triều Nguyễn (1858 - 1884):
- Năm 1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Nhân dân Việt Nam phối hợp với quân đội triều đình anh dũng chiến đấu chống quân xâm lược Pháp ở các mặt trận: Đà Nẵng, Gia Định, Bắc Kì,... Một số cuộc nổi dậy chống quân Pháp xâm lược do Trương Định Nguyễn Trung Trực, và Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân,... lãnh đạo và chiến thắng Cầu Giấy lần 1, lần 2,... đã gây cho Pháp nhiều thiệt hại.
- Trong lúc phong trào kháng chiến đang diễn ra mạnh mẽ thì triều đình nhà Nguyễn đã từng bước nhượng bộ, lần lượt kí với Pháp các bản hiệp ước Nhâm Tuất (1862), Giáp Tuất (1874), Hác-măng (1883) và Pa-tơ-nốt (1884).
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt đánh dấu sự đầu hàng hoàn toàn của triều Nguyễn trước thực dân Pháp, kết thúc giai đoạn tồn tại của Nhà nước phong kiến Việt Nam độc lập.
Tham khảo:
STT | Tên cuộc kháng chiến | Nguyên nhân thất bại |
1 | Kháng chiến chống quân Triệu (179 TCN) | - Triệu Đà dùng mưu kế nội gián để phá hoại, do thám tình hình bố phòng, bí mật quân sự của Âu Lạc. - Chính quyền Âu Lạc đứng đầu là An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác trước kẻ thù. - Nội bộ nhà nước bị chia rẽ, nhiều tướng giỏi từ chức làm cho sức mạnh phòng thủ của đất nước bị suy yếu. |
2 | Kháng chiến chống quân Minh (1407) | - Nguyên nhân khách quan: nhà Minh có ưu thế vượt trội hơn so với nhà Hồ về tiềm lực kinh tế - quân sự. - Nguyên nhân chủ quan: + Nhà Hồ không phát huy được sức mạnh đoàn kết của toàn dân. + Nhà Hồ không đề ra được đường lối kháng chiến đúng đắn (quá chú trọng vào việc xây dựng phòng tuyến quân sự và lực lượng quân đội chính quy). |
3 | Kháng chiến chống thực dân Pháp (1858 - 1884) | - Nguyên nhân khách quan: Tương quan lực lượng về mọi mặt giữa Việt Nam và Pháp quá chênh lệch. Càng về sau, tương quan lực lượng ngày càng chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho Pháp - Nguyên nhân chủ quan: + Chế độ phong kiến chuyên chế ở Việt Nam lâm vào khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng trên tất cả các lĩnh vực, khiến cho nội lực đất nước suy yếu, sức dân suy kiệt. + Triều đình nhà Nguyễn thiếu quyết tâm kháng chiến, phạm nhiều sai lầm cả về đường lối chỉ đạo chiến đấu và đường lối ngoại giao. + Các phong trào đấu tranh chống Pháp của quần chúng nhân dân diễn ra lẻ tẻ; chưa tạo thành một phong trào đấu tranh chung trong cả nước; hạn chế về đường lối và lực lượng lãnh đạo,... |
bn vui lòng vào link này nhé : http://123doc.org/document/2408866-tai-lieu-boi-duong-hsg-mon-lich-su-phan-lich-su-the-gioi-hien-dai-1918-den-1945.htm
chúc bn hok tốt .
Nguyên nhân không thành công trong giai đoạn này là:
-Kẻ địch vẫn còn quá mạnh: Pháp lúc đó lực lượng của họ vừa được đào tạo chính quy rất tốt, bên cạnh đó họ còn có vũ khí hạng nặng, vượt trội quân ta rất nhiều
-Lực lượng chúng ta vẫn còn rất yếu
-Đường lối đánh giặc của chúng ta chưa phù hợp với thời đại: Trong giai đoạn 1858-1918, chúng ta có 2 khuynh hướng chủ yếu chống Pháp là khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản. Rất tiếc là cả hai khuynh hướng này đều không phù hợp với tình hình thực tiễn, hoặc nói thẳng ra là không phù hợp với cách mạng Việt Nam vì:
+Lực lượng lãnh đạo của chúng ta chưa đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam
+Chúng ta chưa có đường lối đúng đắn
+Chúng ta chưa thu hút được đông đảo quân chúng nhân dân tham gia kháng chiến
Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam không thành công có thể do một số nguyên nhân chính sau:
1. Sự chia rẽ và xung đột nội bộ: Trong quá trình chiến đấu chống ngoại xâm, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với sự chia rẽ và xung đột nội bộ. Các lực lượng địa phương, giai cấp, tôn giáo khác nhau không luôn đồng lòng và đồng thuận trong việc chống lại kẻ thù chung, làm suy yếu sức mạnh tổng hợp của cuộc kháng chiến.
2. Sự quân bị và kỹ thuật kém cỏi: Trong một số trường hợp, các cuộc kháng chiến gặp khó khăn do sự thiếu hụt về vũ khí, trang thiết bị và kỹ thuật quân sự. Đối diện với kẻ thù có sức mạnh vũ trang, dân tộc Việt Nam không thể duy trì cuộc kháng chiến trong thời gian dài hoặc không thể đánh bại kẻ thù.
3. Sự can thiệp của các lực lượng ngoại bang: Trong quá trình kháng chiến, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với sự can thiệp của các lực lượng ngoại bang, bao gồm cả quân đội và chính trị của các quốc gia khác. Sự can thiệp này đã làm cho cuộc kháng chiến trở nên phức tạp hơn và gây khó khăn cho việc đạt được mục tiêu độc lập, tự do.
4. Chiến lược và lãnh đạo không hiệu quả: Một số cuộc kháng chiến thất bại do thiếu sự tổ chức tốt và lãnh đạo không hiệu quả từ phía lãnh tụ. Sự thiếu điều phối và kế hoạch chiến lược rõ ràng đã làm cho cuộc kháng chiến trở nên mất phương hướng và không thể hiện được sức mạnh tổng hợp của dân tộc.
5. Sự thay đổi trong đối thủ và tình hình quốc tế: Các cuộc kháng chiến thất bại cũng có thể do sự thay đổi trong đối thủ và tình hình quốc tế. Các biến động địa chính trị và quân sự ở các quốc gia lân cận có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ lực lượng và chiến lược của dân tộc Việt Nam.
Tóm lại, sự kết hợp của các nguyên nhân nội bộ và ngoại cảnh đã góp phần làm cho các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam không thành công trong một số trường hợp.
Câu hỏi của bạn là gì vậy ạ?
Cảm ơn bạn nhé!