K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 4 2020

Chao ôi!( thán từ) Sống trong cảnh đáng bồn vậy nhưng lão vẫn có tấm lòng vị tha, nhân hậu. với cậu vàng lão yêu quý nó như “một bà mẹ hiếm hoi yêu quý đứa con cầu tự”. Lão cưng nựng vỗ về nó thậm chí chó nó ăn cơm như nhà giàu ăn cơm bát và hơn phần não. Lão coi nó như người bạn, ngày ngày tâm sự, trò chuyện. Còn đối với cậu con trai thì lão yêu quý gấp vạn lần. chỉ vì nghèo, không cưới được vợ cho con, làm con quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su. Chính( trợ từ) vì vậy mà lão dằn vặt chính bản thân, quyết chí giữ lại mảnh vườn để lúc con về mà còn có cái mà cưới vợ. Lão nói với cậu Vàng nhưng lại như nói với chính con mình. Mỗi lần lão ốm nhưng không dám động đến tiền dành dụm vì lão sợ ăn đụng vào tiền cảu con trai mình. Điều này làm lão khổ tâm hết sức. hành động lão gửi ông giáo mảnh vườn thể hiện mọi suy nghĩ đều hướng đến con trai, thậm chí cái chết của lão cũng vì con. Tình yêu lão dành cho con thật đặc biệt. không ồn ào, sôi nổi, không thể hiện qua hành động lời nói mà chỉ lặng lẽ yêu con trong tâm tưởng. tình yêu thương của lão con khiến chúng thật vô cùng cảm động( câu ghép). Lão Hạc còn mang tấm lòng tự trọng cao quý. Lòng tựu trọng với mọi người xung quang, với con trai lão, với chính cậu Vàng, và cả chính bán thân lão. Lão nhớ ánh mắt đầy uất hận của cậu Vàng khi bị bắt trói. Lão đã rơi lệ và khổ tâm, “mếu máo như một đứa trẻ”, dằn vặt vì dám lừa một con chó vốn rất tin tưởng lão. Còn với con trai lão còn khổ tâm hơn. Đến cả trận ốm kéo dài đằng đẵng, lão cũng không dám đụng đến số tiền dành dụm, không dám bán đi mảnh vườn mà vợ chồng lão cố công kiếm để dành cho cậu con trai. Và cuối cùng, chỉ vì đói kém, ốm đau, vì sự mạt hạng của cái xã hội thối nát đã đẩy lão đến con đường tìm đến cái chết. Thế nhưng đến chết lão cũng chết đầy đau khổ, phải tự ăn bả chó, chết như một con chó không ai hay không ai rõ. Thế nhưng cái chết đó lại là minh chứng rõ nhất cho tấm lòng tự trọng cao quý của tâm hồn đó. Lão chấp nhận chọn cái chết để khỏi phải để cái đói ăn mòn lương tâm, chọn cái chết để bắt đầu một kiếp mới, chọn cái chết để bảo tròn cho tâm hồn trong sáng không vấy bẩn của lão. Thật đáng khâm phục.

19 tháng 10 2021

Câu 1:

Tham khảo:

Cô bé bán diêm có một hoàn cảnh thật bất hạnh. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, cây thông Nô-en được trang hoàng rực rỡ những ngôi sao và bàn cỗ đầy đặn thức ăn, cùng nhau đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp. Cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em, mua cho em những que diêm nhỏ bé. Em nép vào góc tường tăm tối và quẹt những que diêm như muốn xua đi không khí lạnh buốt. Khi ánh sáng nhỏ nhoi sáng lên, em như sống trong những mộng tưởng tươi sáng về lò sưởi ấm áp, bàn cỗ đầy đủ thức ăn, rồi em mơ về bà và cùng bà bay lên cao mãi.

Cuối cùng, em đã chết trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy, sự ra đi của em như sự giải thoát khỏi những tăm tối của cuộc đời. Em được đến bên người thân ở một thế giới khác. Nhà văn đã nâng đỡ linh hồn của em bé đáng thương, dường như không phải em chết mà em đang đi vào cõi bất tử, nơi có tình thương bao la của bà em mà em từng khao khát với nụ cười mãn nguyện. Câu chuyện với kết thúc buồn đã để lại bao xúc động trong lòng người đọc

19 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Câu 1:

      Cô bé bán diêm là một cô bé có hoàn cảnh thật đáng thương tâm . Em đã đi vào bầu ánh sáng vĩ đại, vào sống trong một thế giới của ánh sáng, tình thương, nơi ấy có người bà hiền hậu thân thương, có những lò sưởi ấm, những bữa ăn thịnh soạn, những cây thông trang hoàng rực rỡ, được sống trong sự bao dung chở che và lòng độ lượng nhân từ vô hạn của Chúa. Em đã vĩnh viễn thoát khỏi những đọa đày trên mặt đất đau thương, vĩnh viễn thoát khỏi những cơn đói hành hạ, thoát khỏi cái rét cắt da cắt thịt, khỏi nỗi cô đơn, bất hạnh. Em ra đi thanh thản và mãn nguyện "đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười". Chắc hẳn gương mặt ấy sẽ còn ám ảnh độc giả bao thế hệ: cô bé ra đi trong niềm vui, sự bao dung, tha thứ. Cô mỉm cười từ giã tất cả, tha thứ tất cả: những lời chửi mắng thậm tệ, những trận đòn roi, những sự lạnh lùng vô cảm của con người.... Cô bé ra đi tựa như một thiên thần, sau khi chịu đựng những đọa đày thế gian đã được trở về với Chúa, về nước thiên đàng. Ở phương diện đó, kết thúc câu chuyện là một cái kết có hậu, ấm áp và đầy tính nhân văn. Andersen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người.

Câu 2:

Ai đó đã từng nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn”. Con người luôn trân trọng và giữ gìn cánh cửa diệu kỳ đó. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kĩ thuật hiện đại, một phát minh vĩ đại đã ra đời bảo vệ cửa sổ tâm hồn của chúng ta. Đó là chiếc kính mắt.

Kính đeo mắt ra đời khi nào? Hành trình đưa nó đến với nhân loại là một câu chuyện dài. Kính đeo mắt ra đời đầu tiên ở Ý năm 1260. Lúc đầu chỉ có giới thầy tu và quý tộc sử dụng. Người Pháp và người Anh cho rằng kính đeo mắt chỉ nên đeo ở nhà còn người Tây Ba Nha lại tin rằng kính đeo mắt khiến họ trở nên quan trọng hơn, nhờ vậy kính đeo mắt được nhiều người biết đến và dần dần được phổ biến.

Qua nhiều giai đoạn, khoa học kĩ thuật phát triển và đạt được nhiều thành tựu, kính mắt theo đó cũng phát triển theo. Đa dạng từ hình dáng, cấu tạo đến công dụng. Cấu tạo của kính đeo mắt cơ bản có thể chia làm 2 bộ phận: mắt kính và gọng kính. Gọng kính được làm bằng những chất liệu khác nhau tùy thuộc vào chi phí và khả năng của người dùng như: nhựa, kim loại, ti tan...

 

Gọng kính gồm hai phần được nối với nhau bởi một khớp sắt nhỏ. Phần sau giúp gá kính vào vành tai. Phần trước đỡ lấy mắt kính và giúp mắt kính nằm vững trước mắt. Bộ phận quan trọng nhất của kính là mắt kính. Hình dáng mắt kính rất phong phú, phụ thuộc vào hình dáng gọng kính mắt kính có thể có hình tròn, vuông, chữ nhật, elip...

Mắt kính có thể làm bằng nhựa nhẹ chống trầy hay thủy tinh tuân theo quy tắc chống tia uv và tia cực tím. Ngoài ra, một chiếc kính đeo mắt còn có một số bộ phận phụ như ốc, vít... để gắn kết các bộ phận với nhau. Bên cạnh loại kính gọng còn có loại kính áp tròng. Nó nhỏ, mỏng, được đặt sát vào tròng mắt. Nhiều người lựa chọn kính áp tròng vì nó tiện lợi hơn trong khi làm việc.

Kính đeo mắt ngày càng có nhiều chủng loại phong phú, đa dạng cả về kiểu mẫu lẫn công dụng. Kính thuốc giúp người bị cận thị, viễn thị, loạn thị khắc phục được điểm hạn chế của bản thân trong tầm nhìn. Nhờ kính đeo mắt, người cận thị có thể nhìn được những vật ở xa, người viễn thị thì có thể nhìn được những vật ở gần... Đối với người làm những công việc đặc thù như bơi, trượt tuyết, đi xe máy tốc độ cao,... lại có loại kính đặc biệt bảo vệ mắt của họ tránh khỏi nước, tuyết, gió, bụi,...

Ngoài ra, nhiều người còn tin dùng kính râm. Kính râm là loại kính khá khác so với kính thuốc với mắt kính to hơn, mỏng hơn. Mắt kính thường là nhựa tổng hợp, có màu sắc bắt mắt. Kính râm có khả năng chống tia UV cao hơn so với các loại kính khác nên nó được ưa chuộng khi đi ra ngoài đường, nhất là những ngày nắng nóng. Bên cạnh đó kính thời được tạo ra bởi sự đa dạng của kiểu dáng và màu sắc.

Mỗi loại kính lại có cách bảo quản và sử dụng riêng. Để lựa chọn 1 chiếc kính phù hợp với đôi mắt, cần phải theo tư vấn của bác sĩ. Khi lấy và đeo kính cần dùng hai tay. Dùng xong nên lau chùi cẩn thận và cất vào hộp đựng để tránh rơi vỡ. Lâu ngày, kính cần được vệ sinh bằng dung dịch chuyên dụng để giữ mắt kính trong và sáng, không ảnh hưởng đến tầm nhìn.

Đối với loại kính tiếp xúc trực tiếp với mắt như kính áp tròng, cần phải nhỏ mắt từ sáu lần đến tám lần trong vòng từ mười đến mười hai tiếng để bảo vệ mắt. Kính áp tròng đưa thẳng vào mắt nên phải luôn luôn ngâm trong dung dịch, nếu không sẽ rất dễ bám bụi gây đau mắt, nhiễm trùng các vết xước...

Trong quá trình học tập, làm việc, đeo kính phù hợp sẽ giúp chúng ta tránh khỏi nhức mỏi mắt, đau đầu, mỏi gáy, mỏi cổ... Tuy nhiên, tỉ lệ người mắc các tật về mắt ngày càng tăng cần dùng kính thuốc kết hợp chế độ dinh dưỡng để bảo vệ mắt tốt hơn.

Chiếc mắt kính đeo mắt là một phát minh khoa học, đồng thời cũng là vật dụng quen thuộc trong đời sống hằng ngày. Hãy sử dụng kính đeo mắt phù hợp để giúp nó trở thành vệ sĩ bảo vệ, đồng hành hoàn thiện với đôi mắt - "cửa sổ tâm hồn" của mỗi chúng ta.

18 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

   Một trong những nhà văn gắn liền tuổi thơ với trẻ em toàn thế giới mà chúng ta không thể không nhắc đến chính là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng An-dec-xen. Và chắc hẳn trong chúng ta đều nhớ đến hình ảnh cô bé bán diêm, dường như khắc sau tấm trí mỗi người. Cô bé bán diêm nhưng chất chứa trong nhân vật ấy là những bài học đầy giá trị về cuộc sống và con người.

   Nhân vật cô bé bán diêm là hình ảnh trung tâm, xuyên suốt toàn tác phẩm. nhà văn dựa vào đó mà truyền tải những thông điệp về cuộc sống đến người đọc

   Nhà văn đã thành công khi xây dựng nên nhân vật điển hình cùng với bối cảnh trong tác phẩm một cách rất sinh động. Đó là hình ảnh ám ảnh về một cô bé tội nghiệp không nơi nương tự trong bầu không khí giá lạnh cắt da giữa đường phố tuyết, và càng cô độc hơn khi cô được đặt cạnh bầu không khí sum vầy của các gia đình.

   Trong không gian "Mọi nhà đều sang rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay" ấy thì cô bé bán diêm lại hồi tưởng lại những ngày sống trong quá khứ, khoảng thời gian bà còn sống, có dây thường xuân bám quanh ngôi nhà gợi lên sự ấm áp, hạnh phúc. Và cuộc sống ngày xưa đó hoàn toàn đối lập với cuộc sống hiện tại em trải qua, cuộc sống với người cha đầy sự tối tăm và mùi của địa ngục. Dù lạnh đấy, đói đấy em rất muốn về nhà nhưng lại sợ bị cha đánh đòn vì chưa bán được hộp diêm nào. Cô bé hiện lên với đầy sự trẻ thơ nhưng sớm sống trong cảnh thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Chính thực tại đối lập ấy khiến em càng khao khát mãnh liệt một sự sum vầy đầm ấm trong những ngày đông : "chà! Bây giờ mà được quẹt một que diêm để sưởi ấm cho đỡ buốt nhỉ". Đối với ta đó chỉ một ước mơ nhỏ nhoi giữa chốn phồn hoa đô thị ngoài kia, nhưng chính chi tiết ấy cũng đủ để lấy đi nước mắt vì xót xa cho một đứa trẻ thơ mà bất hạnh. Và em đánh liều quẹt một que diêm "lúc đầu xanh lam,dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sang chói trông đến vui mắt", thứ ánh sang nhỏ nhoi ấy làm em hạnh phúc phần nào. Nhưng sự khắc nghiệt của cái giá lạnh đã dập tắt đi ngọn lửa nhỏ đó.

   Em tiếp tục quẹt que thứ hai với ước muốn có cuộc sống ấm no. khung cảnh "hàng ngọn lửa nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng" hiện lên tươi đẹp nhưng vẫn bị thời tiết kia làm lụi tàn mất.

   Chỉ là một ngọn lửa bé nhỏ để sưởi ấm, chỉ là một chút ước mơ bé nhỏ để cuộc đời em có chút hi vọng nhưng tất cả đều bị chính môi trường bên ngoài, xã hội ngoài kia cùng với cái xô bồ...tất cả đã nhẫn tâm mà tước đi niềm hạnh phúc nhỏ nhoi ấy. thật xót thương cho số phận trẻ thơ sớm đã phải lớn, sớm phải chịu cảnh đày đọa của cuộc sống. và cuối cùng thì em chỉ muốn được tin tưởng dựa dẫm vào chính người bà tin yêu đã mất của mình. Que diêm thứ ba xuất hiện chính là hình ảnh người bà cùng cánh tay đang chào đón em. Và em đã đi cùng bà về một miền của sự hạnh phúc, đi để không phải bị cuộc đời này vùi dập nữa. đó chính là giây phút em từ giã trần đời, nhà văn An-dec-xen đã nhân hóa, phóng đại hóa cái chết của em cũng chính là tấm lòng xót thương, xúc động, tình cảm thương mến dành cho em, dành cho bao đứa trẻ thơ bất hạnh ngoài cuộc đời kia nữa.

   Bằng lối viết văn rất giản dị, ngôn ngữ trong sang mà nhà văn thiếu nhi An-dec-xen đã xây dựng thành công nhân vật cô bé bán diêm với tất cả niềm xót thương, yêu mến. Qua đó ta thêm hiểu hơn, biết trân trọng hơn về hạnh phúc dành cho con trẻ ngày nay.

12 tháng 9 2021

????????????????

9 tháng 10 2021

3 nhân vật trong 1 đoạn văn á em?

9 tháng 10 2021

dạ đroi